Tác động của nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 47 - 49)

Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từng bước được xác lập ở nước ta tác động mạnh mẽ vào đời sống vật chất và tinh thần, tạo ra sự biến đổi sâu sắc trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thời kỳ 1986 - 1990, nhân dân phấn khởi tiếp nhận cơ chế mới - cơ chế thị trường, bởi vì tính tích cực của cơ chế này phát huy tác dụng nhanh, có sức lơi cuốn và thu hút mọi thành phần kinh tế phát triển. Đến thời kỳ 1991 - 1995, khi nền kinh tế thị trường có đủ thời gian cần thiết để bộc lộ các mặt tích cực và tiêu cực, thì tâm trạng tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân ta cũng đồng thời xuất hiện các khuynh hướng khác nhau. Luồng tư tưởng trước đây ủng hộ đổi mới, tán thành cơ chế thị trường, đến lúc này, trước những tác động mạnh mẽ từ mặt trái của cơ chế thị trường như: tham nhũng, buôn lậu và nhiều tiêu cực khác của xã hội, bắt đầu tỏ ra nghi ngờ và băn khoăn, lo lắng về khả năng giữ vững mục tiêu CNXH. Nhân dân ở những nơi vùng sâu, vùng xa, do kinh tế nghèo và chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, thơng tin bị hạn chế, lại chậm được tuyên truyền, giải thích một cách thấu đáo nên nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về kinh tế thị trường còn rất phiến diện. Khơng ít tư tưởng cực đoan cho rằng, kinh tế thị trường chỉ phù hợp với điều kiện của người giàu, nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, còn đối với vùng cao, với những người nghèo, người thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn và khơng có điều kiện phát triển thì kinh tế thị trường đối với họ trở thành thách thức. Từ đó họ "luyến tiếc" về sự mất đi của kinh tế bao cấp... Có khuynh hướng tư tưởng khác lại cho rằng, kinh tế thị trường tự nó đã là một hệ điều chỉnh cao, khơng cần có sự quản lý của Nhà nước, sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế chỉ làm giảm đi tính năng động của nền kinh tế. Cá biệt có người cịn cho rằng, đã đa thành phần kinh tế thì phải đa hệ tư tưởng, đa đảng... Từ năm 1996 đến nay, mặc dầu những nhận thức lệch lạc, không đúng về kinh tế thị trường đã được chấn chỉnh, uốn nắn, nhưng do cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, kết cấu xã hội thay đổi, sự phân hóa xã hội diễn ra tự phát và

ngày càng sâu sắc làm cho tư tưởng, tâm lý xã hội diễn biến rất phức tạp. Bên cạnh sự xa cách giữa hộ giàu và hộ nghèo, giữa người giàu và người nghèo, đã phát sinh hiện tượng phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, các địa phương, các cơ quan, các ngành, mức chênh lệch khá cao. Ngồi xã hội đã vậy, trong Đảng cũng có những khác biệt giữa đảng viên giàu và đảng viên nghèo, giữa đảng viên đương chức, đương quyền với đảng viên nghỉ hưu... Vấn đề cơng bằng xã hội đang là vấn đề có nhiều tâm tư trong nhân dân và trong Đảng. Các quan hệ xã hội đang có những thay đổi, đan xen rất phức tạp. Những mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giữa nhân dân với một số cán bộ quan liêu, tham nhũng đã dẫn đến những khiếu kiện đông người ngày càng nhiều, tính chất phức tạp, gay gắt. Rõ ràng là, cơ chế thị trường, một mặt, tạo ra những nét đẹp trong bức tranh chung của nền kinh tế, nhưng mặt khác tự bản thân nó cũng làm nảy sinh các khuynh hướng tư tưởng khác nhau trong xã hội, nhất là các tư tưởng nảy sinh, xuất phát từ mặt trái của cơ chế ấy. Dĩ nhiên, thực tiễn sẽ là thước đo của mọi đúng, sai, nhưng làm thế nào để xã hội ln ổn định và phát triển, tồn Đảng, tồn dân đều có chung một ý chí thì lại là vấn đề đặt ra khơng đơn giản. Điều đó cũng chứng tỏ, kinh tế thị trường bản thân nó khơng đơn thuần chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề tư tưởng, đạo đức và nhiều vấn đề xã hội khác.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w