Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên trách cấp huyện đối với công tác tư tưởng ở cơ

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 183 - 191)

- Nguyên nhân của những hạn chế và thiếu sót

3.2.5. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên trách cấp huyện đối với công tác tư tưởng ở cơ

của các cơ quan chuyên trách cấp huyện đối với công tác tư tưởng ở cơ sở xã

Công tác tư tưởng là lĩnh vực rất nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội, địi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của

các cấp, các ngành, đặc biệt là của cấp ủy cấp trên trực tiếp cơ sở, mới có thể giải quyết được. Ở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay, việc tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng cấp trên trực tiếp (cấp huyện) đối với cơ sở lại càng quan trọng, vì đây là địa bàn có nhiều đặc thù về kinh tế, chính trị, văn hóa, dân tộc và tơn giáo; nhìn chung chất lượng của các TCCSĐ còn nhiều hạn chế. Để thực hiện tốt điều này, cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu như sau:

Thứ nhất, ngoài việc đề ra các chủ trương và biện pháp để lãnh đạo

cơ sở thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của Đảng ở cơ sở, cấp ủy cấp trên trực tiếp phải phân cơng một số đồng chí phụ trách xã hoặc cụm xã, nhằm theo dõi, nắm bắt, xử lý các vấn đề nảy sinh - trong đó có các vấn đề về tư tưởng - ở cơ sở. Những đồng chí được phân công phụ trách xã, hoặc cụm xã phải là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, am hiểu tình hình tương đối tồn diện và phong tục, tập quán của địa phương, có khả năng giúp cấp ủy cơ sở xây dựng quyết định và ra được những quyết định đúng, làm công tác tư tưởng kịp thời, thỏa đáng cho các đối tượng.

Thứ hai, định kỳ hàng tháng, hàng quý, Thường vụ huyện ủy,

Thường trực UBND huyện và các cơ quan ban, ngành cấp huyện như: Phịng địa chính, Phịng nơng nghiệp, Hạt kiểm lâm, Cơng an huyện... nghe lãnh đạo chủ chốt xã vã cán bộ phụ trách xã phản ánh tình hình của các địa phương. Trên cơ sở phân tích các vấn đề (nảy sinh) ở cơ sở mà cấp ủy có kế hoạch chỉ đạo các cấp, các ngành giải quyết dứt điểm từng vấn đề cụ thể, không để các vướng mắc trong công việc trở thành các mâu thuẫn tư tưởng ở cơ sở.

Thứ ba, các huyện ủy cần theo dõi, chỉ đạo cơ sở thực hiện tốt một

góp của nhân dân; kế hoạch thu chi tài chính; chế độ tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên ở tổ chức Đảng; "kiên quyết xử lý kịp thời và nghiêm minh những cán bộ, đảng viên thối hóa, biến chất, bất kể là ai, ở cương vị nào" [37, 142].

Thứ tư, đổi mới các chế độ, chính sách đối với cán bộ công tác ở

miền núi, trước hết là chính sách tiền lương, đảm bảo ổn định đời sống của cán bộ, khuyến khích những người có tài, có cống hiến xuất sắc. Quan tâm, chăm sóc các cán bộ có cơng với cách mạng, cán bộ hưu trí, cán bộ hoạt động ở vùng khó khăn. Xóa bỏ các chế độ, chính sách mang tính bình qn và các quy định tạo ra đặc quyền, đặc lợi. Nhà nước phải có cơ chế, chính sách để đưa cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, đưa con em các dân tộc tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về phục vụ quê hương, làng bản, không để nguồn chất xám của miền núi vốn đã nghèo kiệt lại bị thất thốt, mai một. Thơng qua hoạt động thực tiễn mà lựa chọn, quy hoạch số cán bộ trẻ, có năng lực, có phẩm chất đạo đức trong sáng vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt cho cấp xã.

Những việc nói trên là khơng thể thiếu, nhưng chỉ là sự hỗ trợ từ bên trên. Mấu chốt, quyết định vấn đề là làm thế nào để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ, làm cho TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo chính trị của Đảng ở cơ sở, biến cái trợ giúp từ bên trên thành nhân tố nội sinh bên trong của bản thân cơ sở; là khả năng tự giải quyết mọi vấn đề đặt ra ở cơ sở. Bởi vì, đảng bộ, chi bộ cơ sở là những đơn vị chiến đấu cơ bản, là những tế bào của Đảng, là nơi biến đường lối, chính sách của Đảng thành hành động cách mạng của quần chúng, là nơi rèn luyện đảng viên và chi bộ... Chi bộ, đảng bộ mạnh hay yếu, một việc làm của chi bộ, đảng bộ cơ sở tốt hay không tốt, đúng hay sai đều tác động trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần và có khi đến cả sinh mệnh chính trị của người dân, đến lòng tin của nhân dân với Đảng. Do vậy,

nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ - xét đến cùng - là yếu tố cơ bản, quyết định đến sự ổn định về chính trị, tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân ở cơ sở.

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người hiện nay phải thể hiện ở việc xây dựng tốt đội ngũ cốt cán cấp cơ sở đảm bảo số lượng và chất lượng, làm việc cơng tâm, một lịng, một dạ vì dân vì Đảng. Đối với miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người đây là việc làm khó, cần phải có thời gian. Trước mắt phải kịp thời phát hiện những tiềm năng cán bộ trẻ đồng thời biết sử dụng có hiệu quả những cán bộ lớn tuổi, từng trải, có kinh nghiệm, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các thế hệ cán bộ phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn miền núi.

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người hiện nay cịn thể hiện ở việc cải tiến phương thức hoạt động của Đảng bộ, chi bộ cơ sở, đưa mọi hoạt động của cấp ủy vào quy chế, tránh bao biện làm thay hoặc chồng chéo lên chức năng, nhiệm vụ của nhau. BCH Đảng bộ cơ sở phải xác định rõ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong từng giai đoạn cụ thể và có kế hoạch thực hiện tốt nhiệm vụ trong giai đoạn đó. Cần hiểu rõ và giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; vừa nắm chắc chức năng lãnh đạo chính trị và kiểm tra của Đảng, vừa phát huy quyền lực của các cơ quan chính quyền, tơn trọng và phát huy vai trị của các đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ cụ thể. TCCSĐ, trực tiếp là các chi bộ, cần chăm lo giáo dục, rèn luyện đảng viên, phân công nhiệm vụ cho đảng viên. Tổ chức đảng và đảng viên phải phục tùng kỷ luật, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. "Đảng viên cũng như mọi cơng dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, đảng viên phải lấy việc phục vụ nhân dân, phấn đấu

cho lý tưởng của Đảng làm lẽ sống" [36, 132]. Mọi sự năng động, sáng tạo phải dựa trên cơ sở đường lối, chính sách.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Đối với miền núi nói chung, vùng có đơng đồng bào dân tộc thuộc các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng, cơng tác tư tưởng vừa phải được tăng cường, vừa phải nâng cao chất lượng. Phải tăng cường, vì cịn nhiều nơi

làm chưa tốt, thậm chí chưa coi trọng đúng mức, và vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhất là miền núi đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn. Phải nâng cao chất lượng, kể cả những nơi vừa qua làm cịn yếu, vì khơng thể tiến hành công tác tư tưởng một cách chung chung, tuyên truyền mà không biết người nghe tiếp thu được bao nhiêu, tán thành đến mức nào và - cuối cùng - chuyển biến trong hành động đến đâu. Cuộc sống ngày càng buộc những người, những tổ chức hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng phải thức tỉnh yêu cầu về chất lượng những việc mình làm. Có làm nhiều cơng việc đấy, nhưng chất lượng thấp, tác dụng ít thì phải xem lại, phải chấn chỉnh, vì nếu khơng sẽ lãng phí cơng sức, thậm chỉ phản tác dụng.

Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của các TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc các tỉnh Bắc Trung Bộ phải được nhìn nhận trong tổng thể nhiều mối quan hệ: kinh tế, tư tưởng và tổ chức; chủ thể làm công tác tư tưởng và các đối tượng tiếp nhận; nguyên tắc, nội dung và phương pháp tiến hành công tác tư tưởng; nhiệm vụ, nội dung trước mắt và yêu cầu lâu dài; giữa xây và chống; giữa cấp cơ sở và các cấp trên cơ sở; giữa tổ chức đảng với chính quyền, các đồn thể; giữa yêu cầu và các điều kiện đảm bảo cho việc thực thi nhiệm vụ; v.v... Tất cả lại phải được đặt trên mảnh đất hiện thực, phải tính đến các đặc điểm đặc thù và nhất là kinh nghiệm thực tiễn đã trải nghiệm qua 15 năm đổi mới cơng tác tư tưởng của chính các TCCSĐ ở địa bàn này. Cuối cùng, phương

hướng và các giải pháp đề ra phải được thực hiện trong sự gắn bó, quan hệ biện chứng với nhau, phù hợp với đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán và phù hợp với tính chất hoạt động của loại hình TCCSĐ cấp xã ở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ; trong đó, từng bước phát triển kinh tế - xã hội thực hiện CNH, HĐH miền núi, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc vùng cao là giải pháp cơ bản nhất.

KẾT LUẬN

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta ln khẳng định vị trí, vai trị quan trọng của cơng tác tư tưởng, cơng tác xây dựng Đảng đối với sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Nâng cao chất lượng cơng tác tư tưởng của Đảng nói chung, nâng cao chất lượng cơng tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã nói riêng, là một yêu cầu tất yếu xuất phát từ sự nghiệp đổi mới, thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Với vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ, việc nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã lại càng trở nên quan trọng. Bởi vì, vùng này có vị trí chiến lược lâu dài khơng những về chính trị mà cả về kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng đối với cả nước. Trong khi đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng này còn nhiều thiếu thốn. Biểu hiện rõ nhất là kinh tế nghèo và chậm phát triển, mặt bằng dân trí thấp, cư dân thưa thớt... Nhiều nơi vẫn chưa lập được tổ chức đảng và các tổ chức đoàn thể quần chúng. Địa bàn này cũng là nơi tụ cư sinh sống của nhiều dân tộc. Tuy có chung một khu vực địa lý và hành chính, nhưng mỗi dân tộc đều mang trong mình một phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa riêng, mn màu đa sắc... Các yếu tố

này cũng nói lên mặt thuận lợi, song cũng ẩn chứa các khó khăn, phức tạp trong công tác tư tưởng của TCCSĐ vùng này.

Bước sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước - nhiệm vụ đặt ra cho TCCSĐ cấp xã vùng này rất nặng nề. Trong khi đó, thực trạng về chất lượng công tác tư tưởng trong tổ chức đảng nói riêng và cơng tác tư tưởng đối với các tầng lớp nhân dân ở những nơi này nói chung cịn nhiều vấn đề đặt ra. Tính chủ động, sáng tạo trong công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã đã từng bước được nâng lên, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa bảo đảm yêu cầu tư tưởng khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng giữ vị trí thống trị, chi phối trong đời sống tinh thần của mọi người dân. Những tư tưởng khoa học, cách mạng trong thời đại mới chưa sâu, bám rễ vững chắc đủ sức thâm nhập và đẩy lùi những tư tưởng cũ, quan niệm cũ, phong tục tập quán lạc hậu vốn hằn sâu trong tiềm thức người dân vùng cao trong đồng bào dân tộc từ ngàn đời nay.

Để khắc phục những bất cập nói trên, góp phần nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân, đưa họ vào công cuộc kiến tạo và xây dựng quê hương, đất nước, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: giải quyết tốt mối quan hệ giữa công tác tư tưởng với công tác kinh tế và công tác tổ chức; đặt công tác tư tưởng trong tổng thể mọi hoạt động của tổ chức đảng cũng như mọi hoạt động của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan; đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành cơng tác tư tưởng phù hợp với đặc điểm tư tưởng, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ, kiện toàn cấp ủy, xây dựng đội ngũ đảng viên và đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng. Tăng

cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp đối với cơ sở giúp cơ sở tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc, không để xảy ra những diễn biến phức tạp về tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân ở cơ sở.

Quá trình thực hiện những giải pháp được nêu trong luận án chắc chắn cịn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng điều đó khơng phải khơng khắc phục được. Vấn đề quan trọng là làm sao để công tác tư tưởng luôn nhận được sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương theo đúng phương châm cơng tác tư tưởng là của tồn Đảng và tồn xã hội. Khi đó, các giải pháp mới có thể được thực hiện có kết quả trong cuộc sống.

Tác giả hy vọng luận án sẽ góp phần vào việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn công tác tư tưởng của Đảng nói chung, cơng tác tư tưởng ở vùng đồng bào dân tộc ít người của nước ta nói riêng.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 183 - 191)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w