Từng bước phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa miền núi, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 150 - 157)

- Nguyên nhân của những hạn chế và thiếu sót

3.2.1. Từng bước phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa miền núi, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc

nghiệp hóa, hiện đại hóa miền núi, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc vùng cao

Sức sống và hiệu lực của công tác tư tưởng thể hiện ở sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất hữu cơ với sự tiến triển trong đời sống kinh tế, công tác tổ chức. Điều này xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Tư tưởng nhất thiết phải gắn với kinh tế, "động lực

kinh tế xét đến cùng có tính quyết định; ... cơng tác tư tưởng phải hướng vào... phát hiện ra những động lực kinh tế, làm sáng rõ những động lực đó trên những quan điểm, tư tưởng đúng đắn. Công tác tư tưởng phải chuyển động lực kinh tế thành động lực tinh thần, lại biến động lực tinh thần thành động lực vật chất, thúc đẩy hoạt động kinh tế" [6, 15].

Để có được sự thống nhất giữa công tác kinh tế với công tác tư tưởng ở vùng đồng bào dân tộc ít người khơng chỉ đơn thuần cung cấp cho đồng bào dân tộc những nhu yếu phẩm mà cái chính là Nhà nước phải có chủ

trương đúng đắn, kế hoạch cụ thể và biện pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế - xã hội miền núi, làm cho miền núi và đồng bào dân tộc vượt qua được

ngưỡng cửa của đói nghèo, từng bước vươn lên giàu có. Đây là cơ sở, nền tảng vững chắc để tiến hành công tác tư tưởng, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, xây dựng và củng cố trận địa tư tưởng của Đảng ở vùng này.

Để giúp cho đồng bào các dân tộc ít người từng bước tháo gỡ được những khó khăn trong đời sống kinh tế, Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương cần quan tâm đến một số vấn đề cụ thể cấp bách, trước mắt sau đây:

- Trước hết, Nhà nước nên miễn thuế đối với hộ nông dân nghèo, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn, sản xuất trên các diện tích đất đai bạc màu, thường xuyên bị sạt lở do lũ quét, hoặc những nơi ruộng khô do thiếu nước hoặc ruộng chỉ sản xuất được một vụ lúa, nhưng năng suất thấp. Miễn thuế cho các vùng đất, đồi núi trọc dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, đất trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Miễn thuế từ 3-5 năm đầu đối với hộ nông dân thực hiện các hợp đồng kinh tế trên các mặt hồ, mặt nước hoặc một số diện tích đất đai khác do địa phương quản lý để phát triển kinh tế gia đình; miễn thuế doanh thu cho các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn miền núi, góp phần hạ giá thành, tăng nhanh số lượng và chất lượng các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho miền núi và đồng bào các dân tộc.

- Ưu đãi vay vốn sản xuất đối với đồng bào có khả năng lao động, có thể phát triển kinh tế trang trại nơng lâm nghiệp, nhất là trồng rừng, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả quy mô lớn, chăn nuôi đại gia súc. Mở rộng diện tín chấp cho hộ nơng dân vay vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn.

- Trợ giá hoặc bao tiêu sản phẩm cho đồng bào các dân tộc trong các trường hợp bị rủi ro, hoặc các sản phẩm bị khê đọng do khơng tìm được thị trường. Thực tế những năm qua cho thấy, ở nhiều nơi vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ, bước đầu người dân đã tạo ra được một số sản phẩm hàng hóa, tuy quy mơ chưa lớn, nhưng đã khẳng định được tính đúng đắn của việc phát triển chăn nuôi, trồng cây công nghiệp ở miền núi. Nhưng, do cơ chế, chính sách của Nhà nước còn nhiều điểm chưa thật hợp lý, thiếu đồng bộ, nên các sản phẩm do nhân dân sản xuất ra không tiêu thụ được. Người dân vừa lo mất vốn, không trả được nợ, vừa lo khơng đủ lương thực. Vì thế, họ khơng mạnh dạn vay vốn, mở rộng sản xuất mà quay trở lại con đường phát nương làm rẫy. Công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục bà con đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế hàng hóa theo tinh thần của Đảng khó đi vào cuộc sống. Vì vậy, việc tạo thị trường, bao tiêu sản phẩm cho miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc đang là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương. Đương nhiên, cũng phải hướng dẫn để đồng bào biết lựa chọn phương hướng sản xuất có khả năng giải quyết "đầu ra", chứ khơng sản xuất theo ý mình rồi yêu cầu Nhà nước tiêu thụ sản phẩm cho.

- Trong điều kiện mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế hiện nay, Nhà nước nên tạo ra những hành lang pháp lý để đồng bào các dân tộc có thể giao lưu trao đổi hàng hóa trong khu vực biên giới với các nước láng giềng. Việc làm này vừa góp phần làm cho kinh tế miền núi phát triển, vừa

làm cho người dân năng động, sáng tạo, biết đầu tư cho sản xuất, nhưng cũng phải biết tính tốn lỗ lãi, biết làm ăn bn bán.

Một số vấn đề nêu trên chỉ là những vướng mắc cấp bách nhất, nếu được tháo gỡ kịp thời sẽ tạo ra đòn bẩy làm cho nền kinh tế miền núi phát triển. Tuy nhiên, vấn đề sâu xa làm nảy sinh tư tưởng trong cán bộ, đảng

viên và nhân dân các dân tộc ít người cần giải quyết là:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế miền núi vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ theo hướng sản xuất hàng hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy thế mạnh về lâm nghiệp, cây cơng nghiệp ngắn và dài ngày, cây lương thực, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; tập trung đầu tư các loại giống cây trồng, vật ni, đi kèm với nó là hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng và chỉ đạo bằng mơ hình kinh tế.

Trong phát triển kinh tế - xã hội miền núi, phải quán triệt và thực hiện sáng tạo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Một mặt, phải khắc phục tư tưởng chờ đợi, ỷ lại vào ngân sách trung ương, xem nhẹ nỗ lực của địa phương; mặt khác, Nhà nước cần cố gắng bố trí vốn đầu tư thích đáng hơn cho miền núi trên mọi lĩnh vực. Có chính sách phù hợp, tạo điều kiện và động viên mạnh mẽ nhân dân miền núi khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình, phát triển kinh tế hàng hóa, kinh doanh có hiệu quả.

- Thực hiện mạnh mẽ chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ nông dân gắn liền với chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăm sóc, bảo quản và phát triển kinh tế rừng. Cần nhận thức sâu sắc rằng, "đất đai, tài nguyên miền núi là của chung cả nước, thuộc sở hữu toàn dân. Song, đồng bào miền núi có trách nhiệm về quyền trực tiếp làm chủ sử dụng cụ thể đất đai, rừng núi và tài ngun đó để phát triển kinh tế vì lợi ích của chính mình và vì lợi ích chung của xã hội, vừa trực tiếp tham gia giữ gìn, bảo vệ biên cương Tổ quốc" [17, 2]. Những năm qua, việc giao đất, giao rừng cho hộ gia đình ở

nhiều địa phương cịn chậm. Tình trạng rừng và đất rừng chưa có chủ cịn lớn. Vì vậy, nạn đốt phá rừng bừa bãi còn xảy ra ở rất nhiều nơi. Một số địa phương, tuy thực hiện được việc giao đất, giao rừng cho hộ nông dân, nhưng không gắn với định hướng khai thác, bảo quản, sử dụng rừng và đất rừng, nên hiệu quả kinh tế rừng mang lại còn thấp. Nhiều gia đình có vốn, có sức lao động, sống trên tài ngun mà vẫn thường xuyên bị đói. Do đó, việc giao đất, giao rừng cho hộ nông dân quản lý chưa phải là xong, mà đi kèm với nó là việc cung cấp thông tin, hướng dẫn thị trường, đầu tư kỹ thuật và triển khai tổ chức sản xuất một cách chặt chẽ, khoa học. Giúp đỡ nông

dân bảo quản, cải tạo những khu đất, khu rừng mang lại nhiều nguồn lợi. - Xây dựng kết cấu hạ tầng cho miền núi, trong đó cần phát triển mạnh mạng lưới giao thơng, hình thành các trung tâm chợ (đặc biệt là chợ ở vùng biên giới), bưu điện và các hạng mục cần thiết khác. Theo số liệu có được, hiện nay tồn vùng đã có 100% số xã có đường ơ-tơ đến trung tâm xã, nhưng như thế cũng chỉ mới giải quyết được một phần nhu cầu đi lại của nhân dân vào mùa khơ, cịn mùa mưa thì phần lớn hệ thống giao thơng ở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người Bắc Trung Bộ bị ách tắc. Sự ách tắc này không chỉ tạo ra những cách biệt giữa huyện và xã, giữa vùng này với vùng khác, mà ngay trong cùng một xã vẫn bị chia cắt, tách biệt như những ốc đảo.

Cải thiện hệ thống giao thông ở các xã miền núi phải tiến hành từng bước, nhưng phải có những khâu đột phá. Nhà nước cần đầu tư để giải tỏa

những ách tắc giao thông giữa huyện đến xã. Đảm bảo giao thông đi lại

trong mọi điều kiện thời tiết. Trước mắt, cần mở rộng mạng lưới giao thông

liên thôn, liên xã, làm sao để các loại phương tiện chủ yếu như xe thồ, xe ngựa, xe máy có thể đi lại được. Đồng thời, đề nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách để các địa phương huy động vốn, tín dụng khuyến khích các

thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh vận tải trên các địa bàn miền núi.

- Chú trọng hơn nữa việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở miền núi, kể cả trong nông nghiệp, lâm nghiệp và cơng nghiệp chế biến. Hình thành bộ máy khuyến nông, khuyến lâm đến tận xã để hướng dẫn kỹ thuật, giúp bà con sản xuất.

- Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật (cán bộ lâm nghiệp, nông nghiệp, thú y...); cán bộ quản lý kinh tế và cán bộ giáo dục cho miền núi. Có chính sách khuyến khích cán bộ cơng tác ở vùng cao, cán bộ ở miền xi lên miền núi. "Nhà nước đầu tư kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã, bản, làng, phum, sóc để nâng cao trình độ tổ chức chỉ đạo, quản lý sản xuất, quản lý hành chính và khả năng quản lý sử dụng các nguồn vốn tín dụng nơng thơn, phục vụ u cầu phát triển kinh tế -xã hội tại địa phương" [102]; đồng thời, "hỗ trợ kinh phí để mở lớp dạy nghề cho con em đồng bào dân tộc nhằm khai thác tiền năng tại chỗ, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống" [102].

Chuyển tình trạng kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp sang kinh tế hàng hóa đối với miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay không những phải nâng cao nhanh đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc, "tạo điều kiện để đưa nơng thơn các vùng này thốt khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hịa nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an tồn xã hội, an ninh quốc phịng" [102], mà còn là con đường phát triển cơ bản phá vỡ tình trạng cát cứ do nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp gây ra. Điều này có tác động quyết định đến việc phá vỡ tình trạng biệt lập của các quan hệ xã hội cũng như trong phong cách tư duy của cán bộ, đảng viên và nhân cách của người dân các dân tộc ít người.

Trong khi đề cao vai trị của kinh tế đối với cơng tác tư tưởng, chúng ta cũng cần phát huy vai trị năng động, tích cực của tư tưởng và cơng tác tư tưởng. Không nên thụ động chờ cho kinh tế vùng này phát triển cao mới tiến hành công tác tư tưởng, hoặc tuyệt đối hóa vấn đề kinh tế, coi kinh tế là nhân tố duy nhất, quyết định, kinh tế phát triển là tự khắc mọi tư tưởng tiêu cực khác được giải quyết. Từ đó, bằng mọi biện pháp làm cho cán bộ, đảng viên thấu suốt về mặt tư tưởng, hình thành niềm tin lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế miền núi do Đảng lãnh đạo. Nếu cán bộ, đảng viên và nhân dân khơng có giác ngộ lý tưởng, khơng thật sự thông suốt với chủ trương phát triển kinh tế của cấp trên, khơng tạo được sự nhất trí cao về tư tưởng thì rất khó triển khai được những đổi mới trong kinh tế, thậm chí cịn gây cản trở các chủ trương phát triển kinh tế. Dù có sử dụng các biện pháp kinh tế, tổ chức hoặc hành chính tốt thế nào chăng nữa thì các vướng mắc về tư tưởng cũng phải giải quyết bằng tư tưởng.

Để triển khai một chủ trương kinh tế nào đó của Đảng đối với miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc, trước hết phải làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở đó thơng suốt về mặt tư tưởng. Phải làm cho mọi người hiểu đúng và khi hiểu đúng thì mới bắt đầu tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, ở đây cũng có một vấn đề đặt ra là, khơng phải cứ tuyên truyền, giải thích các mục tiêu kinh tế, chủ trương kinh tế mới tạo được động lực tinh thần, giải quyết được mặt tư tưởng. Nếu tuyệt đối hóa vấn đề tư tưởng, xem tư tưởng là tất cả thì chúng ta sẽ dễ rơi vào duy tâm, mà phải thấy vai trò, động lực to lớn của kinh tế đối với tư tưởng và công tác tư tưởng. Người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người sẽ giảm sút ý chí, niềm tin đối với Đảng, Chính phủ, với chế độ, với các nội dung tuyên truyền nếu cuộc sống của họ ln ln khó khăn, đói cơm, thiếu áo, nghèo chữ, ốm đau, bệnh tật... kéo dài. Vì thế, khi nói đến cơng tác tư tưởng phải đề cập đến vấn đề kinh tế, các lợi ích kinh tế đem lại do thực hiện đúng đường lối của Đảng.

Hiện nay, trong đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ có bộ phận tỏ ra băn khoăn, lo lắng, chưa thật sự tin vào khả năng tự vươn lên của chính mình. Vấn đề đặt ra cho các TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người là khơng phải chỉ có tiến hành cơng tác tư tưởng cốt sao cho đồng bào địa phương tin tưởng và làm theo sự chỉ đạo của cấp trên, bất chấp việc họ có ý chí, quyết tâm vươn lên tự vượt qua đói nghèo, lạc hậu hay không. Một trong những yêu cầu công tác tư tưởng ở cơ sở miền núi phải đạt được là động viên, khích lệ đồng bào dân tộc tự tin vào sức mình, có ý chí vượt qua khó khăn lo cho cuộc sống của gia đình mình và xây dựng bản làng ngày một giàu đẹp. Trước đây, trong chiến tranh, công tác tư tưởng ở vùng núi Bắc Trung Bộ đã khơi dậy được nghị lực, lòng quả cảm của đồng bào các dân tộc. Ngày nay, công tác tư tưởng của các TCCSĐ càng cần làm tốt hơn về mặt này.

Có thể nói, sự thống nhất giữa cơng tác tư tưởng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế đem lại hiệu quả nổi bật nhất trong công tác tư tưởng ở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ. Thông qua hoạt động kinh tế để tiến hành công tác tư tưởng và ngược lại, phải bằng công tác tư tưởng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Công tác tư tưởng và công tác kinh tế ln ln phải được bố trí, sắp xếp theo quan điểm của tổ chức, bảo đảm bằng công tác tổ chức, thể hiện sinh động trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 150 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w