Dân chủ hóa đang được mở rộng, hệ thống chính trị tiếp tục được đổi mới.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 50 - 52)

được đổi mới.

Cùng với quá trình đổi mới đất nước, dân chủ XHCN trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đang được mở rộng và hoàn thiện. Xã hội càng phát triển, quyền làm chủ của nhân dân càng có điều kiện để thực hiện, nền dân chủ càng được rộng mở. Mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của

nhân dân đòi hỏi các cơ quan đảng, nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị càng phải nâng cao vai trị, trách nhiệm của mình trước nhân dân, mọi cái đúng, sai, chân thực hay giả dối đều được phơi bày dưới ánh sáng của dân chủ. Đó là mặt tích cực, là chiều hướng vận động, phát triển hợp quy luật của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, trong quá trình thực hành dân chủ, nhất là ở cơ sở xã, sẽ không tránh khỏi diễn ra nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Bên cạnh nhận thức đúng về dân chủ, dân chủ có tổ chức, có kỷ luật, thực hiện đúng cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ, cũng có khuynh hướng địi tách Nhà nước ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, hoặc dân chủ nhưng không gắn với kỷ luật, kỷ cương, dân chủ vô giới hạn... Mặt khác, lợi dụng sự hạn chế về nhận thức của một bộ phận dân cư và những yếu kém của hệ thống chính trị, một số thế lực sẽ tranh thủ nhồi nhét vào đó càng nhiều càng tốt thứ "dân chủ", "nhân quyền" theo quan niệm của họ, kích động và tiếp tay cho kẻ xấu lợi dụng dân chủ để chống Đảng, chống chế độ.

Việc hoàn thiện tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, trong đó then chốt là đổi mới và chỉnh đốn Đảng, trong giai đoạn hiện nay cũng đặt ra khơng ít vấn đề liên quan trực tiếp đến tư tưởng và công tác tư tưởng. Đổi mới và chỉnh đốn Đảng thực chất là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới. Nhưng, quá trình đổi mới và chỉnh đốn Đảng; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy Nhà nước, của các đồn thể chính trị - xã hội sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề: sàng lọc đội ngũ đảng viên; tinh giảm biên chế; cắt giảm những tầng nấc trung gian khơng cần thiết; thay đổi và bố trí lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các cấp ủy, ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là cán bộ trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế; v.v... Quá trình chuyển đổi sẽ làm nảy sinh những khuynh hướng tư tưởng khác nhau, khơng kém phần phức tạp. Bởi vì, những thay đổi trong thiết chế bộ máy

nói trên theo yêu cầu đổi mới bao giờ cũng đụng chạm đến lợi ích, đến tâm tư, tình cảm của rất nhiều người, nhiều thế hệ cán bộ đã qua các thời kỳ cách mạng khác nhau. Đây là cuộc đấu tranh tư tưởng sâu sắc diễn ra trong nội bộ Đảng. Nếu không làm tốt công tác tư tưởng, không phát huy vai trị cơng tác tư tưởng của TCCSĐ thì khó có thể hồn thành nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, Đảng sẽ khơng làm trịn chức năng của mình trước u cầu đặt ra ngày càng cao của xã hội.

Điều khó khăn, phức tạp nhất là ở chỗ: Đảng phải tự mình nêu gương về thực hành dân chủ trong nội bộ các tổ chức Đảng; Đảng lại phải lãnh đạo tốt quá trình phát huy, thực hiện dân chủ của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và trong xã hội.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w