Bên cạnh những ưu điểm trong công tác tư tưởng như đã đề cập, chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã ở vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót cơ bản sau:
- Cơng tác thơng tin trong nội bộ đảng cịn thiếu và yếu, nhất là thơng tin từ dưới lên, từ các đối tượng quần chúng nhân dân. Điều này khơng có nghĩa là ở cơ sở khơng có những vấn đề, những mâu thuẫn tư tưởng, mà chính là TCCSĐ đã chưa có cơ chế để cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình. Nhiều đợt học tập nghị quyết, nhất là ở cơ sở, cịn mang tính chiếu lệ, nặng hình thức, hiệu
quả thấp, tính thuyết phục chưa cao, chưa xây dựng được mạng lưới báo cáo viên đến tận các cơ sở.
- Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng để uốn nắn những nhận thức lệch lạc, sai trái còn hạn chế; tư tưởng "chi bộ họ ta", "Đảng ủy bản mình" cịn rất nặng.
Sự hạn chế này thường biểu hiện dưới các sắc thái chủ yếu như: không mạnh dạn đấu tranh thẳng thắn với những quan điểm, nhận thức còn lệch lạc, sai trái để bảo vệ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; dĩ hòa, nể nang cốt để được lòng nhau; đấu tranh sợ đụng chạm đến quan hệ anh em dịng tộc, sợ bị cơ lập; tư tưởng cục bộ địa phương, kèn cựa địa vị, muốn cho làng bản mình, địa phương mình hoặc họ tộc mình đều có người tham gia cấp ủy, tham gia vào cơ quan lãnh đạo, quản lý ở địa phương, mặc dầu những người đó khơng đủ phẩm chất, năng lực để đảm nhận cơng việc được giao... Đó cịn là tư tưởng coi trọng cán bộ tại chỗ, xem cán bộ của địa phương mình là chắc chắn nhất, đáng tin cậy nhất, còn cán bộ của dân tộc khác, từ địa phương khác đến chỉ làm nhiệm vụ "tham mưu", "giúp việc", "cố vấn", chứ khơng
có khả năng đảm nhiệm được vị trí lãnh đạo chủ chốt!
Trong sinh hoạt nội bộ Đảng, nhiều khi chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cách mạng nói chung, của địa phương, cơ sở mình nói riêng, để thảo luận tìm ra giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà thường đi sâu bàn luận những cơng việc có tính sự vụ, thậm chí có các trường hợp chỉ trích lẫn nhau. Tuy khơng cơng khai, nhưng đang ngấm ngầm hình thành lên những phe cánh ngay trong tổ chức đảng, làm suy giảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ. Vì vậy, khơng ít trường hợp xảy ra mất đoàn kết kéo dài. Các quyết định của cấp ủy cơ sở đưa ra nhiều khi không phải là sản phẩm trí tuệ của tập thể, mà là ý chí chủ quan của một số người mang nặng lợi ích cá nhân. "Chân lý" nhiều khi
thuộc về số đơng, nhưng đó là những người đã lợi dụng tổ chức và thao túng tổ chức, chứ không phải là chân lý khách quan, theo lẽ phải, đạo lý. Điều này cũng có thể cắt nghĩa vì sao gần đây ở nơng thơn vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người xảy ra nhiều vụ tranh chấp đất đai kéo dài, có nơi trở thành điểm nóng, vượt quá thẩm quyền giải quyết của cấp cơ sở. Thực tiễn đã khẳng định, ở đâu và nơi nào vi phạm nghiêm trọng nguyên
tắc tập trung dân chủ, tư tưởng, dòng họ bao trùm và chi phối trong sinh hoạt nội bộ Đảng thì chẳng những sự đồn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng bị phá vỡ, mà còn tạo nên những mâu thuẫn và sự chia rẽ trong nội bộ nhân dân. Đáng tiếc là, công tác tư tưởng của các TCCSĐ ở đây chưa góp
phần tích cực vào việc khắc phục tình trạng này, nhiều nơi tránh né, có nơi chính các cán bộ làm cơng tác tư tưởng cũng bị lơi kéo vào xu hướng đó.
- Chưa phát huy vai trị cơng tác tư tưởng của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở. Nhiều vụ việc tiêu cực xã hội, hoặc các tệ nạn xã hội ở nông thôn miền núi chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính, dựa vào các quy định của pháp luật..., chứ chưa phát huy hết vai trị cơng tác tư tưởng ở cơ sở. Trong việc giải quyết các điểm nóng ở cơ sở, cơng tác tư tưởng chỉ mới thực hiện chức năng tuyên truyền, thuyết phục, hòa giải..., thường đi sau các điểm nóng, chứ chưa tiến đến chủ động phịng ngừa các hiện tượng dẫn đến điểm nóng ở cơ sở, chưa có kế hoạch, "chiến lược" riêng về tư tưởng và công tác tư tưởng, chưa dự báo được diễn biến tư tưởng của các tầng lớp nhân dân.
- Tính thuyết phục trong công tác tư tưởng đối với các đối tượng chưa cao, cịn khơ khan, cứng nhắc, chưa thực hiện tranh luận, đối thoại trực tiếp đối với các đối tượng để làm rõ đúng, sai, nhằm đi đến đoàn kết và nhất trí. Việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách đến tận người dân chưa sâu, chưa đều, nhiều người dân vẫn chưa nắm được chính sách nên chưa mạnh dạn nhận đất nhận rừng để bảo quản, chăm sóc và khai thác một cách có hiệu quả.
- Chưa phát huy tốt các phương tiện thơng tin đại chúng, các loại hình nghệ thuật để tiến hành cơng tác tư tưởng trong nhân dân. TCCSĐ chưa phát huy vị trí và vai trị của mình trong việc tổ chức và định hướng các lễ hội truyền thống ở cơ sở, làm cho lễ hội thực sự là điểm gặp gỡ, giao lưu giữa các dịng văn hóa, góp phần tơ đậm những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Một số cán bộ, đảng viên ở cơ sở vẫn chưa nắm vững tư tưởng và quan điểm của Đảng ta về chính sách dân tộc và tơn giáo trong thời kỳ mới. Chưa phân biệt rõ đâu là tín ngưỡng dân gian đâu là mê tín dị đoan... Một số đảng viên có nâng lên về nhận thức, góp phần hạn chế được các tập tục lạc hậu, nhưng tình trạng đó chưa chấm dứt và chưa có biện pháp hữu hiệu. Vì thế, hiện tượng mê tín dị đoan, rước thầy mo, thầy cúng chữa bệnh còn phổ biến ở các bản làng.
- Công tác giáo dục và nâng cao ý thức cảnh giác với mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch bằng chiến lược "diễn biến hịa bình" trong nhân dân cịn xem nhẹ, có biểu hiện chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Nhiều nơi cán bộ, đảng viên đã tuyên truyền, vận động và tập hợp bà con di cư tự do đến những nơi làm ăn mới ngoài chủ trương, kế hoạch của Nhà nước. Việc làm đó vừa làm mất ổn định, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội của những nơi mới đến, vừa đặt bà con dân bản trong một tình thế đói nghèo dai dẳng, khó thốt ra được, tạo miếng đất tốt cho các thế lực thù địch, bất mãn kích động nhân dân chia rẽ đồn kết, chống đối chính quyền...
2.2.3. Nguyên nhân