NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CẤP XÃ Ở VÙNG

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 127 - 137)

- Nguyên nhân của những hạn chế và thiếu sót

2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CẤP XÃ Ở VÙNG

CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CẤP XÃ Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY

Từ thực tiễn công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ trong những năm qua và yêu cầu về tình hình nhiệm vụ mới của đất nước đặt ra những vấn đề chủ yếu đối với công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã ở vùng này như sau:

Một là: Giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người với chất lượng, năng lực làm cơng tác tư tưởng cịn nhiều hạn chế của TCCSĐ cấp xã.

Như đã phân tích ở trên, Bắc Trung Bộ là một trong những vùng có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phịng của cả nước. Nhiệm vụ chính trị đặt ra lúc này đối với vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ là vừa phát huy nội lực, tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, các tổ chức quốc tế (bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ) để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn; ra sức phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân; đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, thu hẹp khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi; vừa làm tốt cơng tác an ninh- quốc phịng; chống lại mọi âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để chống phá cách mạng. Hai nhiệm vụ đó cần được tiến hành đồng thời tạo nên sự hỗ trợ lẫn nhau. Cùng với việc đấu tranh chống lại đói nghèo, lạc hậu, đồng bào các dân tộc cịn ln phải đối phó với mọi âm mưu kích động, chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch bằng chiến lược "diễn biến hịa bình". Điều rất đáng quan tâm là, rồi đây khi các nước ASEAN cùng hội nhập một thị trường, sự giao lưu quốc tế sẽ mở rộng hơn trước. Vùng này vốn đã khó khăn lại càng khó khăn, phức tạp

hơn, vì chính nơi đây là các trục đường, các cửa khẩu đón nhận du khách từ nhiều phương đến, nhất là sau khi hồn thành đường Hồ Chí Minh dọc Tây Trường Sơn. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn miền núi cũng như sự hợp tác, đầu tư của nhiều tổ chức quốc tế sẽ làm cho "miền đất hứa" - vùng cao các tỉnh Bắc Trung Bộ - hình thành nên những trung tâm khai thác, chế biến lâm sản, các vườn cây công nghiệp ngắn và dài ngày... Qua sự hợp tác, giao lưu quốc tế, trong một tương lai gần, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người khơng chỉ tồn tại đơn sắc một nền văn hóa của một dân tộc nào đó, mà là sự đan xen của nhiều dịng văn hóa, nhiều nền văn hóa khác nhau. Tất cả những điều đó là khách quan nằm trong xu hướng phát triển của các dân tộc ít người ở Việt Nam nói chung, đồng bào các dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng. Đây thực sự là những vấn đề đặt ra không chỉ đối với vấn đề kinh tế, mà còn là sự phức tạp về chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng và quan hệ giữa các dân tộc.

Các vấn đề đặt ra đó có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau rất chặt chẽ. Tuy nhiên, điều chúng ta đáng quan tâm nhất hiện nay cũng như trong tương lai đó là sự đồn kết giữa các dân tộc. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, mọi bất đồng giữa các dân tộc (kể cả nguyên nhân do quá khứ lịch sử để lại) đều được khép lại và dàn xếp một cách ổn thỏa; tất cả vì nhiệm vụ đấu tranh để giải phóng dân tộc. Ngày nay, khi đất nước đã hồn tồn độc lập, nhưng khơng có nghĩa là mọi vấn đề sẽ được giải quyết tất cả. Các quan hệ dân tộc, tơn giáo là bài tốn khó chung của tồn nhân loại. Ở vùng núi nước ta, tuy chưa đến mức xung đột, bất đồng dân tộc, nhưng ở đây đó đã bắt đầu chớm nở và xuất hiện những mâu thuẫn mới, vấn đề mới. Đó là sự bất đồng trong quan hệ giữa dân tộc đa số với cư dân thiểu số; giữa người ngụ cư với người thuộc các dân tộc bản địa; giữa người có vốn, có đất, có kinh nghiệm làm ăn lập ra nhiều trang trại với những người có ít

đất, ít vốn, khơng có kinh nghiệm làm ăn, cuộc sống quanh năm cơ cực; v.v... Các quan hệ này vốn đã phức tạp từ nhiều đời nay ở vùng đồng bào dân tộc; ngày nay, mặt trái của cơ chế thị trường lại khoét sâu và tạo ra một cái hố ngăn cách giữa dân tộc này với dân tộc khác. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi vùng cao, vùng đồng bào dân tộc, song để có được sự bình đẳng giữa các

dân tộc trên thực tế cịn phải giải quyết khơng ít vấn đề.

Có thể nói, đối với vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức ln hịa quyện lẫn nhau. Đây cũng là lẽ tự nhiên trong quá trình vận động của các dân tộc. Song, điều cần bàn là: làm thế nào để đồng bào các dân tộc có được nhận thức đúng đắn và có bản lĩnh chính trị vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tận dụng được mọi thời cơ làm cho kinh tế phát triển, nâng cao được đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân, đẩy lùi được nguy cơ đói nghèo và lạc hậu, các dân tộc anh em ln đồn kết và giúp đỡ lẫn nhau...?.

Nhiệm vụ chính trị đặt ra lúc này đối với vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người rất nặng nề, khó khăn, phức tạp, nhưng chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã đang còn rất thấp. Thực trạng nhận thức, tư duy ở đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn cịn chậm được nâng lên trước tình hình chính trị trong nước và quốc tế ngày càng phức tạp. Khả năng tiến hành công tác tư tưởng của các TCCSĐ vùng này còn nhiều hạn chế, nhất là trong việc nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc, làm cho tư tưởng khoa học, cách mạng thẩm thấu và trở thành vũ khí tư tưởng chỉ đạo thực tiễn. Vấn đề đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng, trong các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở và trong nhân dân, làm

rõ tư tưởng đúng, sai giữa tư tưởng khoa học, cách mạng và bảo thủ, trì trệ hoặc đấu tranh từng bước khắc phục những phong tục, tập qn lạc hậu đang cịn nhiều lúng túng.

Hai là: Cơng tác tư tưởng phải đối mặt với mâu thuẫn giữa việc giữ vững và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc với tình trạng sa sút phẩm chất đạo đức, lối sống ngày càng tăng của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Đây chính là cái khó cho cơng tác tư tưởng của Đảng nói chung và khó trong cơng tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã nói riêng - nơi hàng ngày hàng giờ trực tiếp với dân, cọ xát với thực tiễn ở những nơi có những đặc thù nhất định.

Vấn đề đặt ra lúc này là công tác tư tưởng của TCCSĐ phải làm thế nào để cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc thấy được cuộc đấu tranh chống lại sự tha hóa, biến chất ở một bộ phận cán bộ, đảng viên đã lợi dụng sự sơ hở, thiếu đồng bộ của cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước để đục kht của cơng, làm lợi cho mình hiện nay là cuộc đấu tranh gay go, phức tạp, nhằm làm trong sạch nội bộ Đảng, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, nâng cao uy tín của Đảng trước dân tộc và thời đại. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ xem xét một chiều, chỉ thấy trong Đảng tồn bộ là màu xám, từ đó mất niềm tin, mất hết hy vọng ở một tương lai, tiền đồ của đất nước do Đảng lãnh đạo. Đồng ý là trong cơ chế thị trường, một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền đã tham ơ, gây thất thốt tiền bạc của Nhà nước, thậm chí thối hóa, biến chất. Nhưng, bên cạnh đó, đa số cán bộ, đảng viên năng động, sáng tạo, luôn trăn trở để mở ra nhiều hướng đi trong phát triển kinh tế. Trước thử thách nghiệt ngã của cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp nhà nước khơng những trụ vững mà cịn phát triển đi lên, mang lại nhiều đóng góp cho Nhà nước. Nhiều mơ hình phát triển kinh tế từ công trường, nhà máy ở thành thị cho đến các trang trại ở vùng nông

thôn xuất hiện do đảng viên tổ chức, quản lý vừa làm ra sản phẩm cho xã hội, vừa giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Như vậy, đứng trước sự chuyển đổi cơ chế, nhất là trước những bước ngoặt của lịch sử, đòi hỏi chúng ta phải thật sự điềm tĩnh, khách quan để có cách nhìn tồn diện. Khơng nên vội vã quy kết hoặc phủ định một cách sạch trơn những gì mà hiện tại đang diễn ra trước mắt chúng ta. Cuộc cách mạng nào cũng có sự sàng lọc tự nhiên, cũng như muốn phát triển đi lên, các sự vật, hiện tượng đều phải trải qua quá trình đấu tranh để lọc bỏ những gì lỗi thời lạc hậu, đồng thời kế thừa những gì là tinh hoa, là yếu tố hợp lý nhất. Tuy nhiên, những việc đó khơng phải diễn ra một sớm, một chiều mà địi hỏi phải có thời gian. Thực tiễn đã chỉ ra là, người cộng sản không chỉ biết thực hiện nhiệm vụ cách mạng, đưa cách mạng tiến lên phía trước mà trong những hồn cảnh lịch sử cụ thể, người cộng sản cũng phải biết kiên trì chờ đợi. Thực tiễn sẽ là chân lý, là thước đo chắc chắn cho mọi chủ trương, đường lối của Đảng nói chung và mọi suy nghĩ hành động của đảng viên nói riêng. Sự chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn khơng phản ánh bản chất của một đảng cách mạng chân chính.

Tuy vậy, phải nhận rằng, những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy đảng và nhà nước, sự thối hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn là một trở ngại lớn cho công tác tư tưởng, nhất là ở cấp cơ sở. Nó làm hạn chế, nếu khơng muốn nói là vơ hiệu hóa ngay từ đầu, việc giáo dục đạo đức cho nhân dân. Đồng bào dân tộc ít người vốn quan niệm vấn đề đơn giản: cán bộ, đảng viên tức là Đảng, là Chính phủ; đảng viên nói tức là tiếng nói của Đảng; cán bộ bảo gì tức là Chính phủ bảo nấy. Theo đó, nếu cán bộ, đảng viên hư hỏng thì rất khó thuyết phục đồng bào. Thậm chí, các đảng viên khơng có chức vụ chính quyền gì cũng được bà con xem là cán bộ, là người lãnh đạo, có việc gì họ cũng xin ý kiến; nếu người đó có vấn đề về lối sống, dù rất nhỏ (như rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan...) là đồng

bào mất hết lịng tin, cán bộ lãnh đạo chủ chốt có giải thích cho họ đến mấy, họ cũng không mấy tin tưởng.

Mặt khác, lại không thể chờ Đảng và Nhà nước thật sự trong sạch, khơng có tiêu cực mới làm cơng tác tư tưởng. Khơng bao giờ có một sự hồn mỹ như vậy. Về phần mình, chính cơng tác tư tưởng phải góp phần vào quá trình xây dựng, làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước. Vẫn biết vậy, nhưng rõ ràng, tiến hành cơng tác tư tưởng trong bối cảnh cịn nhiều tiêu cực quả là khó khăn rất lớn đối với các TCCSĐ, nhất là ở miền núi.

Thứ ba: Trên nhiều vấn đề cịn tình trạng thiếu đồng bộ, thiếu nhất

quán giữa nội dung tuyên truyền, giáo dục với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người.

Những năm qua, mặc dầu các cấp ủy đảng cơ sở đã phát huy vai trị cơng tác tư tưởng của TCCSĐ để tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhưng hiệu quả mang lại còn thấp. Những nỗ lực trong tuyên truyền, giáo dục chỉ có ý nghĩa sâu sắc khi những nội dung tuyên truyền khơng chỉ phản ánh đúng đắn tính khách quan, khoa học của mọi chủ trương, đường lối của Đảng, mà cịn phải có cơ chế, chính sách cụ thể và đồng bộ để đưa các chủ trương, đường lối đó vào cuộc sống, làm cho lý luận cách mạng cũng như các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống. Trong thực tế, ở đây vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, gây trở ngại lớn đối với công tác tư tưởng ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ. Chẳng hạn, trong lĩnh vực kinh tế, lẽ ra cùng với việc tuyên truyền, vận động bà con đồng bào các dân tộc đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, thì phải có cơ chế, chính sách để thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở miền núi phát triển. Nhưng, thực

tế những năm qua, vẫn chưa có cơ chế thật đầy đủ và đồng bộ để phát triển kinh tế hàng hóa ở miền núi. Việc giao đất, giao rừng cho hộ nơng dân tiến hành chậm. Có nơi sự chồng chéo giữa các ngành, các cơ quan đóng trên địa bàn với chính quyền địa phương trong việc quản lý đất đai kéo dài, không được giải quyết dứt điểm. Để phát triển kinh tế hàng hóa, địi hỏi đi kèm với nó là việc mở rộng mạng lưới giao thơng, hình thành các thị trấn, thị tứ, các trung tâm cụm xã, tạo ra sự giao lưu, trao đổi sản phẩm hàng hóa giữa vùng này với vùng khác. Các cơ sở khai thác, chế biến nơng - lâm sản, các loại hình dịch vụ như giống, thuốc trừ sâu phục vụ cho sản xuất của nông dân phải được phát triển. Nhưng, trên thực tế, những điều kiện nói trên, ở miền núi, vùng cao vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ chưa được đáp ứng. Tất cả những điều kiện tối cần thiết để cho kinh tế hàng hóa ở miền núi phát triển chưa tương xứng và phản ánh đúng với nội dung chúng ta tuyên truyền giáo dục, vận động đồng bào thực hiện. Vì thế, lịng tin và tính thuyết phục của cơng tác tun truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc chưa vững chắc.

Có thể nêu một ví dụ khá điển hình cho tình hình này. Nhà nước ta bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để làm đường dây 500 KV. Các tỉnh dọc tuyến đường dây đi qua đầu tư hàng trăm tỷ đồng để lắp đặt trạm hạ thế, làm các đường dẫn điện xuống huyện, xã, bản. Các huyện cũng đầu tư nhiều tiền của để đưa điện tới cụm gia đình. Chỉ cịn một đoạn dây ngắn là vào tới hộ, nhiều hộ thiếu bóng đèn, cơng tắc mà không dùng được điện. Các giáo chức tôn giáo cấp cho dân mấy thứ đó, thế là người dân chỉ thấy họ là người đem ánh sáng đến cho mình. Cán bộ cơ sở biết vậy, nhưng "lực bất tòng tâm", đành nghe người dân cám ơn nhà thờ!

Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và y tế, mâu thuẫn này biểu hiện khá rõ nét. Đối với đồng bào các dân tộc, chúng ta tuyên truyền, vận động

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 127 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w