Một số kinh nghiệm bước đầu rút ra qua công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở vùng đồng bào dân tộc ít ngườ

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 111 - 127)

- Nguyên nhân của những hạn chế và thiếu sót

2.2.4. Một số kinh nghiệm bước đầu rút ra qua công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở vùng đồng bào dân tộc ít ngườ

tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ

Từ những mặt làm được và mặt chưa làm được trong công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ những năm qua, bước đầu có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau:

Một là: Xây dựng các mơ hình kinh tế - văn hóa - xã hội tiên tiến để

thơng qua đó tiến hành cơng tác tư tưởng.

Một trong những đặc điểm nổi bật trong nhận thức tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân vùng đồng bào dân tộc ít người là tư tưởng tự ti, mang nặng lối tư duy cụ thể, trực quan. Người dân chỉ tin vào những điều đã được thấy, được nghe. Những điều chưa nhìn thấy thực tế thì họ chưa làm, khơng dám làm và khơng làm. Do đó, muốn tiến hành cơng tác tư tưởng được tốt, có tính thuyết phục cao thì cần xây dựng các mơ hình kinh tế - văn hóa - xã hội và thơng qua mơ hình đó để tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhiều người cùng thực hiện.

Ngay ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ có nhiều mơ hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội khác nhau để có thể phát triển nhân rộng. Trong lĩnh vực kinh tế có mơ hình làm vườn rừng, vườn đồi, phát triển chăn nuôi, làm dịch vụ...; trong

lĩnh vực văn hóa - xã hội có mơ hình về xây dựng nếp sống văn hóa... Các mơ hình làm ăn giỏi, tổ chức cuộc sống tốt thường xuất hiện do tính năng động, sáng tạo tìm tịi, học hỏi trong quá trình lao động của người dân mà có; có mơ hình xuất hiện do vận dụng kinh nghiệm của các nơi khác, địa phương khác; nhưng cũng có mơ hình do chính quyền địa phương hướng dẫn, xây dựng... Công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã phải nhanh nhạy để nắm bắt và phát hiện mơ hình, thơng qua mơ hình làm ăn tiên tiến để tuyên truyền, vận động nhân dân làm theo mơ hình đó. Thực tiễn trong những năm đổi mới vừa qua cho thấy, ở đâu các cấp ủy đảng coi trọng xây dựng mơ hình và tổng kết được các mơ hình, từ đó nhân ra diện rộng thì ở đó quần chúng nhân dân phấn khởi đón nhận chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, người dân tự tin, dám nghĩ, dám làm. Họ mạnh dạn nhận đất, nhận rừng, vay vốn để phát triển kinh tế. Chẳng hạn, ở xã Thọ Bình (Triệu Sơn, Thanh Hóa), trước đây bà con nhân dân băn khoăn, lúng túng về hướng phát triển kinh tế gia đình. Nhưng, gần đây nhờ được tuyên truyền, giáo dục thơng qua các mơ hình kinh tế cụ thể, hiện nay Thọ Bình đã có 450/543 hộ nhận đất trồng chè và làm giấy, sợi. Nhiều hộ đã nhận bảo quản, chăm sóc hàng chục héc-ta rừng với thời hạn 50 năm. Tương tự như vậy, ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), trước đây bà con đồng bào các dân tộc Bru Vân Kiều và Tà-ôi chủ yếu phát nương làm rẫy, cuộc sống quanh năm nằm trong vịng đói nghèo, bệnh tật. Nhưng, nhờ được tun truyền, vận động, thuyết phục bằng các mơ hình làm ăn kinh tế vườn, hiện nay tồn huyện Hướng Hóa đã có 60% số hộ phát triển kinh tế vườn; có xã 70% số hộ có thu nhập từ cây cơng nghiệp như tiêu, cà-phê...

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có thể tổng kết, xây dựng các mơ hình để tuyên truyền, giáo dục một cách rộng rãi trong Đảng và trong nhân dân. Ví như xây dựng các làng văn hóa, cụm văn hóa ở các trung tâm cụm xã - nơi đó có sân chơi thể thao, bãi chiếu phim, thư viện, nhà mẫu giáo... - để bà con có điều kiện gặp gỡ nhau, sinh hoạt và thưởng thức văn

hóa-nghệ thuật. Trong xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa có thể gây dựng và cổ động về những nhân tố điển hình tiêu biểu trong từng thơn xóm, bản làng để mọi người có thể học tập, noi theo.

Muốn thực hiện tốt điều này, các cấp ủy đảng thường tổ chức các hội nghị tổng kết theo chuyên đề và hội nghị báo cáo điển hình trên các mặt trong các tổ chức chính trị - xã hội khác nhau. Chẳng hạn, Hội nơng dân thì trao đổi kinh nghiệm sản xuất, thâm canh, làm vườn; Hội phụ nữ trao đổi kinh nghiệm tổ chức và quản lý gia đình, về ni con khỏe, dạy con ngoan, thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; Đồn thanh niên thì xây dựng các "câu lạc bộ tiền hơn nhân"; "câu lạc bộ tài năng trẻ"... mơ hình ấy thực sự là những bức tranh hiện thực sống động có sức lay chuyển mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm của con người. Ở đó, họ khơng những nắm được chủ trương, đường lối, mà còn học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tự mình tìm câu trả lời về phương hướng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa của bản thân cũng như của cộng đồng.

Hai là: Công tác tư tưởng phải đi trước một bước, bám sát và tham

gia trực tiếp vào mọi khâu của các q trình cơng tác, nhất là lúc chuyển giai đoạn, gặp khó khăn và trước hết phải làm tốt công tác tư tưởng trong tổ chức đảng.

Thực tiễn phong trào hoạt động cách mạng ở cơ sở xã trong những năm qua cho thấy, sự tham gia của công tác tư tưởng vào mọi khâu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo là yếu tố hàng đầu để đưa mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống và thực hiện có kết quả.

Kinh nghiệm ở những nơi miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người cho thấy, trước khi triển khai một chủ trương, một công việc nào đó thì cấp ủy đảng phải làm tốt khâu tun truyền, giải thích để cho mọi người hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của công việc dự định sẽ làm. Đây là khâu

quan trọng nhất, vì thơng thường khi mọi người đã hiểu được mục đích, ý nghĩa cơng việc thì mới có được hành vi, thành hành động thực tiễn tích cực. Một khi nhân dân chưa hiểu, chưa thơng suốt về mặt tư tưởng thì khơng nên triển khai cơng việc một cách gị ép, vội vàng. Vì, khơng ai khác, người thực hiện các chủ trương đó chính là những người dân, khơng ai có thể làm thay cơng việc của họ. Cơng tác tư tưởng phải đi trước một bước, nhưng phải tuân thủ theo trình tự nhất định. Trước hết, phải thơng suốt từ nội bộ cấp ủy, từ các đồng chí lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp cơ sở, sau đó mới triển khai ra tổ chức đảng và các tổ chức quần chúng khác. Trong thực tiễn, có rất nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn, nhưng không tổ chức thực hiện được, chính là vì khơng thống nhất về mặt tư tưởng ngay từ trong cấp ủy, trong các cán bộ chủ chốt, mỗi người có một cách nghĩ riêng, cách làm riêng, thậm chí khi đồng chí mình thực hiện thì nhiều người đã khơng ủng hộ lại tìm cách "dèm pha", cản trở đến q trình triển khai nhiệm vụ chung.

Thơng thường, khi gặp tình huống trong tổ chức đảng cịn có nhiều ý kiến trái ngược nhau thì chưa nên vội triển khai ra chính quyền và các tổ chức, đồn thể quần chúng mà phải tiến hành phân tích trong TCCSĐ, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của công việc đang và sẽ thực hiện. Phải trên nguyên tắc đảng, tình đồng chí thuyết phục có lý, có tình, chân thành, cởi mở, không đổ lỗi cho nhau hoặc khơng quy chụp thì dần dần mọi người cũng sẽ hiểu đúng, nhận thức đúng. Khi hình thành một chủ trương, kế hoạch nào đó trong tổ chức đảng và khi triển khai chủ trương, cơng việc đã có sự nhất trí cao trong TCCSĐ đến các tổ chức quần chúng, người chủ trì ưkhơng nên trình bày vấn đề theo hướng quyết định ngay, mà nên tiến hành theo phương pháp nêu vấn đề, nêu tinh thần của Đảng về chủ trương, về cơng việc đó, để đảng viên, nhân dân trao đổi, bàn bạc. Lúc thảo luận trong cấp ủy và trong tổ chức đảng cũng như khi triển khai ra nhân dân có thể

xuất hiện ba khuynh hướng tư tưởng: tán thành; không tán thành, và khuynh hướng "lưng chừng". Đó là điều bình thường. Trước tình huống đó, mỗi cán bộ chủ chốt, các đảng viên phải đứng ra phân tích, lý giải bằng quan điểm lý luận và thực tiễn, đặc biệt là phải xuất phát từ cơ sở khoa học, để ai cũng thấy được chủ trương, việc làm đó là đúng đắn, là cần thiết, xuất phát từ những vấn đề bức xúc trong cuộc sống đặt ra, chứ không phải do ý muốn chủ quan của một cá nhân hay một tổ chức nào. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng. Qua những cuộc sinh hoạt chính trị rộng rãi, dân chủ trong Đảng và trong nhân dân sẽ xóa đi sự xa cách giữa Đảng và dân trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Những nơi bỏ qua những công đoạn cơ bản, không thảo luận để làm rõ quan điểm trong tổ chức đảng, hoặc không triển khai bàn bạc kỹ ở các tổ chức đoàn thể nhân dân, áp đặt từ trên xuống, thường chẳng những chủ trương, đường lối của Đảng bị hiểu một cách thiên lệch, mà cịn có thể tạo ra những bất bình trong Đảng và trong nhân dân.

Việc triển khai nghiên cứu, học tập để thống nhất tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân có ý nghĩa quan trọng, song đó chỉ là khâu đầu tiên. Công tác tư tưởng của TCCSĐ chưa phải dừng lại ở đó, mà phải tiếp tục tham gia vào q trình thực hiện các chủ trương và cơng việc mà trước đó đã bàn bạc, nhất trí. Vì, q trình thực hiện nhất định sẽ nảy sinh nhiều vấn đề mới, cả thuận lợi và khó khăn, những vấn đề lúc đầu chưa dự kiến được. Lúc này, công tác tư tưởng phải phân tích rõ tình huống, định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân giữ vững quyết tâm, kiên trì mục tiêu, động viên sáng kiến, phát hiện nhân tố mới, đồng thời uốn nắn, đấu tranh với những nhận thức lệch lạc, những quan điểm sai trái. Trong giai đoạn này, công tác tư tưởng phải luôn luôn theo dõi, bám sát tình hình, nắm chắc diễn biến tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Khi xuất hiện một vài ý kiến khác nhau phải nhìn thẳng vào vấn đề để có biện pháp

giải quyết, khơng né tránh, kể cả các ý kiến sai. Khi công việc đi vào cuộc sống thuận lợi, công tác tư tưởng của TCCSĐ không nên dừng lại ở đó mà phải tiếp tục theo dõi, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai những công việc tiếp theo. Như vậy, kinh nghiệm cho thấy, công tác tư tưởng không phải chỉ tham gia vào một khâu, một giai đoạn nào, mà nó phải ln tham gia vào mọi khâu trong tồn bộ q trình triển khai công việc từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Công tác tư tưởng không chỉ tiến hành một lần, mà phải làm đi làm lại rất nhiều lần, luôn vận động, đổi mới cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội.

Diễn biến tình hình chung và diễn biến tình hình tư tưởng của đảng viên, nhân dân khơng phải chỉ có một chiều êm xi, mà đơi khi có những đột biến. Tại những thời điểm có tính bước ngoặt trong sự phát triển của đất nước và của địa phương, vào những lúc gặp khó khăn đột xuất, tình hình tư tưởng của nhân dân có những xáo động lớn. Trong Đảng, mỗi lần Đại hội Đảng các cấp là một lần đánh giá, kiểm điểm và xác định phương hướng, nhiệm vụ mới, là dịp củng cố lại tổ chức, thay đổi nhân sự lãnh đạo. Công tác tư tưởng lúc này cần được chú trọng đặc biệt. Đối với nhân dân, mỗi lần có chính sách, pháp luật mới, có thiên tai lớn... là mỗi lần tình hình tư tưởng lại rộ lên với nhiều chiều hướng khác nhau. Nắm bắt và giải quyết kịp thời các diễn biến tư tưởng đó, các TCCSĐ mới giữ được thế chủ động, nhanh chóng ổn định được tình hình và hạn chế được từ gốc những hậu quả xấu có thể xảy ra. Nghĩa là, cùng với việc duy trì thường xuyên, việc đảm

bảo đối phó kịp thời với các tình huống đột xuất là một kinh nghiệm quý mà các TCCSĐ làm tốt đúc rút ra.

Khi nói trước hết phải làm tốt cơng tác tư tưởng trong tổ chức đảng cịn bao hàm một khía cạnh: để giải quyết tư tưởng phải dựa chắc vào tổ

chức, bằng các nguyên tắc tổ chức để hỗ trợ cho công tác tư tưởng. Công

người ở đây là con người trong tổ chức, trong tập thể. Làm tư tưởng phải coi trọng giáo dục, thuyết phục, phải biết chờ đợi, phải quan tâm đến tâm lý, tình cảm... Song, như thế khơng có nghĩa là bng lơi công cụ tổ chức, sức mạnh của các nguyên tắc tổ chức. Điều này hết sức rõ đối với các TCCSĐ có đơng đảng viên là người dân tộc thiểu số. Cứ giáo dục, thuyết phục mãi, chờ đợi sự tự giác đã lâu mà đảng viên không tiến bộ, tư tưởng không chuyển biến thì phải xử lý theo quy định của Điều lệ Đảng, dùng tổ chức để buộc cá nhân phải chấp hành... Nơi mất đoàn kết nghiêm trọng, kéo dài, nhất là giữa các cán bộ chủ chốt, thì cấp ủy cấp trên phải can thiệp, làm rõ đúng sai, xử lý về tổ chức để ổn định tình hình tư tưởng.

Ba là: Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nói đi đơi với làm,

thông tin gắn liền với hướng dẫn công việc.

Cùng với cả nước, hiện nay đồng bào các dân tộc ít người ở Bắc Trung Bộ đang thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân cho đến việc đấu tranh chống lại các tập tục lạc hậu, các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch bằng chiến lược "diễn biến hịa bình". Trong tình hình đó, cơng tác tư tưởng ở cơ sở, một mặt, phải nắm vững quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng; mặt khác, phải dựa vào thực tiễn (cả tích cực và tiêu cực) để giúp cán bộ, đảng viên cơ sở hiểu sâu sắc thêm về chủ trương, đường lối của Đảng. Công tác tư tưởng ở cấp cơ sở phải có sự thống nhất rất cao giữa lý luận và thực tiễn. Thiếu lý luận, công tác tư tưởng ở cơ sở sẽ không lý giải được những vấn đề đặt ra trong đời sống tư tưởng. Thiếu thực tiễn, công tác tư tưởng sẽ rơi vào tình trạng trừu tượng, xơ cứng, không thuyết phục được quần chúng nhân dân. Lý luận và thực tiễn phải luôn đi liền với nhau, kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Tuyệt đối hóa một trong hai yếu tố đó đều làm giảm chất lượng cơng tác tư tưởng của TCCSĐ. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể, khi đồng bào các dân tộc

chưa hiểu rõ những vấn đề lý luận phức tạp, TCCSĐ phải bắt đầu từ thực tiễn, xuất phát từ những vấn đề trong thực tiễn để lý giải, chứng minh cho lý luận.

Trong thực tế đã có rất nhiều TCCSĐ cấp xã đã không thực hiện tốt mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong cơng tác tư tưởng. Có quan điểm cho rằng, đối với những nơi có trình độ dân trí thấp thì người dân khơng có khả năng hiểu được những vấn đề lý luận phức tạp. Do vậy trên thực tế, đã có lúc, có nơi cơng tác tư tưởng bỏ trống trận địa, hạ thấp vai trị chủ động của cơng tác tư tưởng. Đồng ý là trình độ dân trí thấp sẽ hạn chế đến việc nhận thức các nội dung lý luận, chủ trương, đường lối của Đảng,

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 111 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w