Gắn công tác tư tưởng với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của từng địa

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 138 - 140)

- Nguyên nhân của những hạn chế và thiếu sót

3.1.1. Gắn công tác tư tưởng với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của từng địa

triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của từng địa phương; phát huy vai trò định hướng, dẫn dắt và tổng kết thực tiễn của công tác tư tưởng đối với mọi hoạt động

Gắn công tác tư tưởng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội có nghĩa là cơng tác tư tưởng của TCCSĐ phải ln giữ vai trị chủ động trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng đối với miền núi, làm cho đường lối kinh tế của Đảng thâm nhập vào cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân ở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người. Từ nhận thức về đường lối kinh tế của Đảng đối với miền núi mà làm cho bà con đồng bào các dân tộc tin vào Đảng, vào sự ưu việt của chế độ XHCN, biến niềm tin thành hành động thực tiễn cuộc sống. Vì, xét đến cùng, những thay đổi trong đời sống kinh tế, đời sống vật chất là điều kiện cơ bản, quyết định đến những thay đổi trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc.

Thước đo việc nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ ở vùng núi, vùng cao vùng đồng bào các dân tộc ít người hiện nay là ở mức độ tiến bộ trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, làm cho đời sống kinh tế chuyển biến, người dân không bỏ làng, dời bản đến định cư ở các miền đất mới, thốt khỏi đói nghèo và dần vươn lên giàu có, khơng tin theo những luận điệu xấu.

Nói đến định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân vùng đồng bào dân tộc ít người về vấn đề kinh tế, trước hết phải nói đến các quan điểm, tư tưởng của Đảng ta về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội miền núi theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước khai thác và phát huy tốt những lợi thế của miền núi, nhất là đất đai, tài nguyên, lao động; chuyển mạnh nền kinh tế tự cung, tự cấp, sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa, từng bước hiện đại. Thực tiễn cho thấy, có

đoạn tuyệt với kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp, khép kín chuyển sang kinh tế hàng hóa thì mới có điều kiện để miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người nâng được mức sống lên, thốt được đói nghèo, lạc hậu, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi. Đây cũng là một trong những con đường chắc chắn nhất để đoàn kết và thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc trên thực tế.

Miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ có vị trí chiến lược rất quan trọng, có nhiều cửa khẩu thơng thương với nước ngồi. Ngày nay, trong điều kiện hợp tác và giao lưu quốc tế, nhiều tổ chức kinh tế nước ngoài đã và đang tiến hành nghiên cứu, thăm dò, khảo sát để thực hiện dự án... Tình hình đó đang đặt ra cho cơng tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã vùng này những vấn đề mới, phức tạp. Bởi vậy, công tác tư tưởng không những phải gắn chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, mà còn gắn với nhiệm vụ quốc phịng - an ninh. Cơng tác tư tưởng của TCCSĐ phải làm rõ nội dung bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới - tình hình vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm bảo vệ hịa bình, bảo vệ độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ. Làm cho đồng bào các dân tộc thấy rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc bằng việc giữ gìn và thực hiện tốt quy chế biên giới; không xâm canh, xâm cư trái phép và làm tổn thương đến mối quan hệ mật thiết với các nước láng giềng; nâng cao ý thức cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm kích động và chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất giữa các dân tộc bằng chiến lược "diễn biến hịa bình". Xây dựng tư tưởng sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật trong tất cả các tầng lớp nhân dân.

Như vậy, không nên quan niệm làm công tác tư tưởng chay, trừu tượng, chung chung, thốt ly hồn cảnh và nội dung kinh tế. Ph. Ăng-ghen từng nói: tư tưởng mà tách rời lợi ích thì tư tưởng chỉ tự làm nhục mình. Để kinh tế vùng cao tiếp tục lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật quá thiếu thốn, đời sống nhân dân khó khăn thì khó có thể động viên được tư tưởng đồng bào.

Mặt khác, lại không nên chờ đợi đến khi kinh tế phát triển mới tiến hành công tác tư tưởng. Phải bằng công tác tư tưởng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, lấy những tiến bộ trong đời sống kinh tế để củng cố nhận thức và niềm tin, qua thực tiễn kinh tế mà nâng cao trình độ tư duy kinh tế và trình độ mọi mặt của cán bộ, đảng viên và người dân.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w