Xây dựng tư duy kinh tế cho cán bộ, đảng viên và nhân dâ nở cấp cơ sở theo yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 61 - 63)

cấp cơ sở theo yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước định hướng lên CNXH

Đảng ta xác định xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm với đường lối kinh tế hiện nay là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Nhưng, hiểu và vận dụng đường lối đó vào thực tiễn của cuộc sống là vấn đề không đơn giản. Công tác tư tưởng phải tham gia vào mọi khâu, mọi quá trình kinh tế, ở cả tầm vĩ mơ và ở cơ sở.

Là tổ chức chiến đấu của Đảng ở cơ sở, TCCSĐ - đặc biệt là cơ sở đảng nông thôn - phải không ngừng xây dựng tư duy kinh tế mới cho cán bộ đảng viên và nhân dân. Đó là tư duy kinh tế theo hướng sản xuất hàng

hóa; gắn sản xuất với thị trường, sản xuất với lưu thông, gắn sản xuất với việc bảo vệ môi trường sinh thái...; mọi hoạt động kinh tế phải tính đến hiệu quả; phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm công bằng xã hội. Để xây

dựng tư duy kinh tế mới cho cán bộ, đảng viên và nhân dân lao động ở cơ sở, TCCSĐ cần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ, tư duy kinh tế cho nhân dân bằng các nhân tố mới, các mơ hình tổ chức và làm ăn giỏi ở các địa phương, đơn vị, làm cho mọi người luôn luôn thường trực được ý thức làm ăn kinh tế năng động, sáng tạo, mạnh dạn bỏ vốn đầu tư; mở rộng sản xuất; tự tìm kiếm thị trường và đổi mới cơng nghệ, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; v.v...

Kinh tế thị trường có quy luật hoạt động riêng của nó và là vấn đề mới. Bởi vậy, khơng thể chuyển sang sản xuất hàng hóa và hội nhập thị trường, chủ động tránh được các tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, nếu khơng có kiến thức, hiểu biết về kinh tế và khoa học về kinh tế. Vì vậy,

xây dựng tư duy kinh tế cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở - nhất là cơ sở nơng thơn - hiện nay cịn là xây dựng tinh thần ham học tập, nghiên cứu để không ngừng nâng cao kiến thức kinh tế và kinh nghiệm quản lý kinh tế. Năm 1918 - một năm sau Cách mạng tháng Mười thành

công, V.I. Lênin đã viết: "Trong lịch sử thế giới, đây là lần đầu tiên mà một đảng xã hội chủ nghĩa đã có thể hồn thành được, trên những nét chủ yếu, việc giành chính quyền và đè bẹp bọn bóc lột, đã có thể trực tiếp bắt tay

vào việc giải quyết nhiệm vụ quản lý... Chúng ta phải suy nghĩ kỹ rằng muốn quản lý được tốt, thì ngồi cái tài biết thuyết phục, biết chiến thắng trong cuộc nội chiến, còn cần phải biết tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn. Đó là nhiệm vụ khó khăn nhất, vì vấn đề là phải tổ chức theo phương thức mới những cơ sở sâu xa nhất, những cơ sở kinh tế của đời sống của hàng chục và hàng chục triệu con người. Đó cũng là nhiệm vụ cao cả nhất vì chỉ sau

khi đã thực hiện được nhiệm vụ ấy (trên những nét chủ yếu và cơ bản của

nó), thì mới có thể nói rằng nước Nga khơng những đã trở thành một nước

cộng hịa Xơ-viết, mà cịn là một nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa nữa" [64, 209-210]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ, khi cách mạng đã chuyển sang giai đoạn mới, cán bộ, đảng viên phải có kiến thức về kinh tế, vì Đảng lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Người cho rằng, quản lý đất nước cũng như quản lý một doanh nghiệp phải có lãi. Tính tốn đầu vào, đầu ra, việc gì làm trước, việc gì làm sau, việc gì hỗn, hoặc bỏ. Món nào cần chi tiêu cũng như cán bộ nào sử dụng, cán bộ nào khơng sử dụng, tất cả đều phải được tính tốn cẩn thận... Xuất phát từ u cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới, Đảng ta đã đề cập nhiều đến vấn đề học tập kiến thức kinh tế cho cán bộ, đảng viên. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đã chỉ rõ: "Để đảm bảo cho việc quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đường lối xây dựng CNXH của Đảng phải nâng cao kiến thức về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa

học kỹ thuật, đặc biệt là kiến thức về quy luật kinh tế, quản lý kinh tế cho cán bộ, đảng viên một cách rộng rãi, cần quy định chế độ bắt buộc cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý phải học tập những kiến thức kinh tế, làm dấy lên phong trào học tập kinh tế trong Đảng và trong nhân dân" [34, 40-41]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cũng đã khẳng định: "Mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn. Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên, và phải được quy định thành chế độ. Lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, những hiểu biết mới cũng là biểu hiện của sự thối hóa" [37, 140-141].

Trong quá trình xây dựng tư duy kinh tế cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, một mặt, chúng ta khuyến khích tư tưởng năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; đồng thời, phê phán các quan điểm, tư tưởng thụ động, trông chờ ỷ lại vào cấp trên, vào các chương trình, các dự án đầu tư của Nhà nước và của nước ngồi, những quan điểm tuyệt đối hóa lợi ích kinh tế, làm kinh tế bằng mọi giá, bất chấp luật pháp, bất chấp luân thường đạo lý, nhấn chìm mọi thuần phong mỹ tục, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp xuống dịng sơng giá lạnh của đồng tiền.

- Giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi tầnglớp nhân dân ở cơ sở theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w