Củng cố tổ chức cơ sở đảng, kiện toàn cấp ủy và xây dựng đội ngũ đảng viên trong sạch, vững mạnh

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 157 - 169)

- Nguyên nhân của những hạn chế và thiếu sót

3.2.2. Củng cố tổ chức cơ sở đảng, kiện toàn cấp ủy và xây dựng đội ngũ đảng viên trong sạch, vững mạnh

đội ngũ đảng viên trong sạch, vững mạnh

Để nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay phải bắt đầu từ

việc củng cố TCCSĐ, kiện toàn cấp ủy và xây dựng đội ngũ đảng viên. TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao,

đoàn kết thống nhất trong Đảng và trong mọi tầng lớp nhân dân ở cơ sở là điều kiện để TCCSĐ vừa làm tròn chức năng là hạt nhân lãnh đaọ chính trị ở cơ sở, vừa nâng cao được chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ.

Củng cố TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay trước hết phải làm cho cán bộ, đảng viên nâng cao trình độ nhận thức mọi mặt, tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng, nội bộ đồn kết, trong sạch, đội ngũ đảng viên có phẩm chất đạo đức, lối sống cao đẹp, trong đó trọng yếu nhất là việc nhận thức và vận dụng đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau mà nơi này hay nơi khác ở vùng núi Bắc Trung Bộ đã có những biểu hiện vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhiều nơi ý kiến cá nhân Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã trở thành ý kiến của tập thể.

Vấn đè rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm trước Đảng và trước dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên phải trở thành nội dung trọng yếu trong công tác củng cố, xây dựng TCCSĐ. Mỗi cán bộ, đảng viên ở cơ sở phải nêu cao trách nhiệm của mình trong việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do vô kỷ luật; chống tư tưởng kèn cựa địa vị, tư tưởng cục bộ địa phương; chống tệ mất dân chủ, quan liêu, mệnh lệnh; đặc biệt là chống quan liêu và chống tham nhũng. Lênin đã viết: "Thanh trừ khỏi Đảng ta 10 hay 20 vạn người là một việc có ích, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong công tác chúng ta phải làm mà thôi. Những người làm cơng tác giáo dục chính trị phải hướng tồn bộ cơng tác của mình vào mục đích ấy. Chống nạn mù chữ là cần, nhưng chỉ biết đọc, biết viết khơng thơi vẫn chưa đủ, cần phải có một nền văn hóa để giáo dục người ta chống bệnh giấy tờ và nạn hối lộ nữa. Đó là một cái ung nhọt mà người ta không thể dùng một thắng lợi quân sự và một cải cách chính trị nào để chữa khỏi được. Trên thực chất không thể dùng những thắng lợi

quân sự và những cải cách chính trị để chữa khỏi cái ung nhọt ấy mà chỉ có nâng cao trình độ văn hóa lên mới có thể chữa khỏi được, và nhiệm vụ này chính là của những người làm cơng tác giáo dục chính trị" [68, 215].

Củng cố TCCSĐ cấp xã ở vùng đồng bào dân tộc ít người cịn có nghĩa là phải đưa mọi hoạt động của tổ chức đảng vào nền nếp; thực hiện nghiêm ngặt chế độ sinh hoạt định kỳ của các chi bộ; làm tốt công tác phân cơng nhiệm vụ cho đảng viên; khắc phục thói quen tùy tiện. Mỗi đảng viên trong tổ chức đảng phải được giao một số công việc cụ thể và giao phụ trách vài hộ gia đình hoặc một cụm dân cư. Đảng viên phải luôn nắm chắc mọi diễn biến tư tưởng trong phạm vi được phân công phụ trách.

Để củng cố TCCSĐ cấp xã ở vùng đồng bào dân tộc ít người, yêu càu cấp bách là phải kiện toàn lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong cấp ủy của các tổ chức đảng ở cấp cơ sở. Xây dựng các ban chấp hành đảng bộ, các chi ủy đảm bảo số lượng và chất lượng. Đặc biệt coi trọng tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ của hai đồng chí đứng đầu tổ chức đảng và tổ chức chính quyền ở địa phương là Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã.

Trong điều kiện và hoàn cảnh mới, chất lượng của cấp ủy đảng cơ sở không chỉ thể hiện thông qua cơ cấu về thành phần, độ tuổi..., mà chất lượng phải biểu hiện chủ yếu ở năng lực trí tuệ, khả năng lãnh đạo và phẩm chất đạo đức của từng cấp ủy viên. Với miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người thì chất lượng của các tổ chức đảng ở cấp cơ sở càng có vai trị quan trọng. Ở đây, cư dân sống thưa thớt, giao thơng đi lại khó khăn; việc quản lý và điều hành từ cấp tỉnh, huyện, xuống xã, bản gặp những trở ngại. Bởi vậy, cấp cơ sở phải rất chủ động, sáng tạo, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước để áp dụng vào thực tế địa phương mình. Điều đó chỉ có thể được thực hiện khi TCCSĐ xây dựng được một đội ngũ

cấp ủy đủ mạnh, vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có trí tuệ, được nhân dân tin cậy.

Có một thực tế diễn ra khá phổ biến ở hầu hết tất cả các TCCSĐ cấp xã trong vùng Bắc Trung Bộ là phần lớn các cấp ủy viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Khảo sát ở hai huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An là Tương Dương và Con Cuông năm 1998 cho thấy, trong số 114 cấp ủy viên cơ sở xã thì chỉ có 31% đã qua chương trình lý luận chính trị cơ sở; 21% đã qua chương trình lý luận trung cấp và 100% cấp ủy viên chưa qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước và quản lý kinh tế. Tương tự như vậy, ở huyện vùng cao Minh Hóa (Quảng Bình), hiện chỉ có 57% số cấp ủy viên cơ sở xã được đào tạo qua chương trình lý luận sơ cấp; 35% được đào tạo chương trình trung cấp; 7% học qua chương trình quản lý nhà nước; 100% chưa qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế. Tuy chưa đầy đủ, nhưng thông qua một số số liệu tiêu biểu nói trên có thể thấy rằng, chất lượng cấp ủy đảng cơ sở xã ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ cịn thấp xa so với yêu cầu. Trước tình hình và nhiệm vụ mới của đất nước, nhất là yêu cầu và sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở những nơi vùng núi, vùng cao, đòi hỏi các cấp ủy đảng cơ sở phải có năng lực, trí tuệ; biết nhìn xa trơng rộng; biết cụ thể hóa mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước phù hợp với thực tiễn của địa phương; có khả năng xây dựng quyết định và ra được những quyết định lãnh đạo chính xác, kịp thời ở địa phương; làm công tác tư tưởng cho các đối tượng trên địa bàn. Ngược lại, nếu các cấp ủy đảng mà năng lực mọi mặt bị hạn chế thì chẳng những cấp ủy khơng có khả năng cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương, mà nhiều khi cịn thực hiện sai lệch các chủ trương đó.

Một nguyên nhân cơ bản, sâu xa, gián tiếp làm nảy sinh các diễn biến tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân là chất lượng của các nghị quyết, các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Sự chính xác và kịp thời của những quyết định lại phụ thuộc rất lớn vào năng lực trí tuệ của cơ quan xây dựng và ban hành nó. Thơng thường, những quyết định đúng không những tạo ra sự biến đổi căn bản trong đời sống chính trị, xã hội ở cơ sở, mà cịn làm cơ sở cho sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và trong nhân dân, góp phần tạo nên tâm trạng lành mạnh trong xã hội. Ngược lại, quyết định sai thì chẳng những khơng tạo nên những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội mà thậm chí cịn tạo nên những mâu thuẫn, làm mất đồn kết trong Đảng và trong nhân dân, làm phát sinh nhiều luồng tư tưởng trái ngược nhau. Do đó, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã, trước hết là các thành viên của cấp ủy cơ sở xã, là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách hiện nay.

Để nâng cao chất lượng cấp ủy đảng cơ sở, phải tiến hành đồng bộ nhiều khâu công việc. Nhưng, từ thực tế các địa phương vùng cao Bắc Trung Bộ, trước hết phải tập trung vào mấy vấn đề cơ bản sau:

- Cấp ủy đảng các xã cần soát xét lại đội ngũ cán bộ của tổ chức mình, xây dựng quy hoạch hợp lý, có kế hoạch gửi đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế và quản lý nhà nước cho những cấp ủy viên hiện có. Phấn đấu đến năm 2005, 100% cấp ủy viên phải học xong chương trình lý luận sơ cấp và có từ 70-80% số cấp ủy viên học xong chương trình quản lý nhà nước và quản lý kinh tế. Để thực hiện được điều này, TCCSĐ cấp xã và cấp ủy cấp trên trực tiếp cơ sở phải hết sức tích cực, chủ động và kiên quyết tiến hành công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho cơ sở. Việc đào tạo chương trình lý luận sơ cấp cũng như các chương trình quản lý kinh tế, quản lý nhà nước cho cấp ủy viên cơ sở cần

được tiến hành đa dạng, phong phú với nhiều loại hình. Kết hợp đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên với đào tạo, bồi dưỡng định kỳ; đào tạo tập trung tại chỗ với gửi đi đào tạo ở các trường, các lĩnh vực cơng tác khác nhau. Có thể mở lớp tại Trung tâm giáo dục chính trị cấp huyện, nhưng cũng có thể mở lớp ở các trung tâm cụm xã để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi học. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập phù hợp với đối tượng cán bộ cơ sở xã miền núi. Các tài liệu phục vụ cho cơ sở xã nên trình bày ngắn, gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và mang tính chất hướng dẫn nghiệp vụ. Tài liệu khơng nên trình bày quá dài và sử dụng nhiều thuật ngữ trừu tượng, khó hiểu.

- Cần làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã để làm căn cứ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cũng như chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, đặt ra hàng năm đối với cấp ủy. Mỗi chức danh ở cơ sở xã nên chuẩn bị từ ba đến năm người có khả năng kế cận, thay thế. Phần đơng các đồng chí trong số này phải là những cán bộ trẻ, có phẩm chất năng lực, trưởng thành từ trong phong trào hành động cách mạng của quần chúng, có khả năng phát triển tốt. Thực hiện tốt việc này vừa không ngừng tăng cường chất lượng cấp ủy, vừa không bị hụt hẫng cán bộ, khi cần điều động, đề bạt, thay thế các chức danh cán bộ trong hệ thống chính trị cấp xã thì đã có cán bộ dự phịng, được đào tạo cơ bản, có hệ thống.

Đảng viên và chất lượng đảng viên là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng TCCSĐ và chất lượng công tác tư tưởng của Đảng ở cơ sở. Vì vậy, việc củng cố TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người hiện nay ở vùng cao vùng đồng bào dân ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn phải gắn liền với việc xây dựng đội ngũ đảng viên cả về số lượng và chất lượng.

- Coi trọng phát triển đảng viên, xóa những "điểm trắng" chưa có đảng viên và tổ chức đảng. Hiện nay, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ cịn trên 50 thơn bản, cụm dân cư chưa có đảng viên. Do khơng đủ số lượng đảng viên để lập thành chi bộ, đảng viên có tuổi cao, sức khỏe yếu phải sinh hoạt ghép, nên vai trò lãnh đạo của chi bộ đảng nhiều nơi rất mờ nhạt.

Có ba lý do cơ bản tác động trực tiếp làm cho việc phát triển đảng viên ở vùng này cịn chậm: một là, trình độ học vấn của quần chúng là đối tượng đảng quá thấp, có người chưa vượt qua ngưỡng cửa đọc thông, viết thạo; hai là, một số người có trình độ học vấn nhất định thì lại vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; ba là, một số cấp ủy đảng chưa thật sự chăm lo công tác bồi dưỡng để phát triển đảng viên mới. Tư tưởng thụ động, "chờ ăn sẵn" còn nặng. Cá biệt, một số nơi cấp ủy đảng đã lý tưởng hóa tiêu chuẩn đảng viên, đặt ra yêu cầu, tiêu chuẩn quá cao so với những gì mà thực tiễn ở cơ sở chưa có hoặc chưa cho phép.

Để xây dựng được một đội ngũ đảng viên ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người đảm bảo số lượng và chất lượng đòi hỏi các cấp ủy đảng phải đồng thời giải quyết các nguyên nhân nói trên. Trong đó, vấn đề cơ bản nhất là cụ thể hóa tiêu chuẩn đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng thành các tiêu chuẩn, điều kiện sát hợp với vùng cao, vùng đồng bào dân tộc. Những năm qua, các cấp ủy đảng cơ sở đã xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn đảng viên trong thời kỳ mới, nhưng một số cơ sở xã do rập khn, máy móc, thiếu cụ thể các tiêu chuẩn chung theo yêu cầu của Đảng phù hợp với đặc thù của địa phương, do đó nhìn chung tiêu chuẩn đảng viên mà cấp ủy cấp trên trực tiếp "chỉ đạo" hoặc cấp dưới đưa ra không phù hợp, thiếu cơ sở thực thi trong cuộc sống.

Việc phát triển đảng viên mới ở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người bảo đảm yêu cầu về chất lượng là nhân tố cơ bản hàng

đầu. Tuy nhiên, khơng nên lý tưởng hóa chất lượng đến mức "khắt khe",

khơng phát triển được đảng viên mới, làm cho tổ chức đảng bị "lão hóa", giảm sút nghiêm trọng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Yêu cầu chất lượng đảng viên vùng đồng bào dân tộc phải đặt trong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, cũng không thể lấy tiêu chuẩn đảng viên của vùng này áp dụng cho vùng khác. Một quần chúng tiên tiến ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người, tuy trình độ học vấn thấp, nhưng họ lại là những người sản xuất giỏi, có đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, có uy tín cao trong nhân dân thì có thể bồi dưỡng để kết nạp họ vào Đảng.Tương tự như vậy, một số tiêu chuẩn khác như đảng viên với vấn đề thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình cũng nên có sự cụ thể hóa và vận dụng một cách sát thực. Việc làm đó vừa phù hợp với đặc điểm cụ thể của vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người, vừa đáp ứng với nhiệm vụ cấp bách về xây dựng các tổ chức đảng để lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng tại các thơn xóm, bản làng, cụm dân cư. Trước đây, trong tác phẩm" Nhiệm vụ mới

và lực lượng mới", V.I. Lênin đã viết: "Hãy mạnh dạn hơn nữa trong việc tổ

chức thêm nhiều và nhiều đội quân mới nữa, đưa họ vào chiến đấu, tuyển mộ thanh niên công nhân nhiều hơn nữa, mở rộng những khn khổ bình thường của tất cả các tổ chức đảng, từ các ban chấp hành đến các nhóm ở cơng xưởng liên tổ, ở phân xưởng và các tổ sinh viên! Hãy nhớ rằng mọi sự chậm trễ của chúng ta trong việc ấy sẽ có lợi cho những kẻ thù của Đảng dân chủ - xã hội; bởi vì những con suối mới đang tìm kiếm những lối thốt một cách cấp bách và nếu không tìm được luồng dân chủ - xã hội thì nó đổ

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 157 - 169)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w