Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc tính đảng, tính khoa học và các nguyên tắc khác trong công tác tư tưởng, đặc biệt

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 140 - 144)

- Nguyên nhân của những hạn chế và thiếu sót

3.1.2. Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc tính đảng, tính khoa học và các nguyên tắc khác trong công tác tư tưởng, đặc biệt

tính khoa học và các ngun tắc khác trong cơng tác tư tưởng, đặc biệt chú ý sự phù hợp với đặc điểm tâm lý của mỗi dân tộc, với trình độ dân trí của các đối tượng

Tính đảng và tính khoa học là nguyên tắc cơ bản nhất, quan trọng nhất trong công tác tư tưởng của Đảng. Các nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Xa rời hoặc từ bỏ nguyên tắc tính đảng và tính khoa học cũng có nghĩa cơng tác tư tưởng của Đảng khơng còn giá trị, mất ranh giới để phân biệt công tác tư tưởng của Đảng với công tác tư tưởng của các tổ chức khác.

Nội dung tính đảng và tính khoa học trong cơng tác tư tưởng hiện nay ở TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người địi hỏi TCCSĐ cần tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc ít người hiểu đúng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho các tư tưởng này trở thành thống trị tuyệt đối trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc. Chừng nào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thâm nhập vào quần chúng thì chẳng những mọi thế mạnh sẵn có ở miền núi không biến thành "lực lượng vật chất" phục vụ cho nhu cầu con người, mà các lực lượng siêu nhiên khác vẫn ám ảnh và ngự trị trong đời sống tinh thần của nhiều dân tộc.

Tính đảng, tính khoa học trong cơng tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người hiện nay cịn thể hiện ở việc nhận thức và vận dụng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật

của Nhà nước vào điều kiện cụ thể ở địa phương một cách sát đúng. Thực hiện Cương lĩnh, Chiến lược, đường lối của Đảng không những là nhiệm vụ trọng yếu của các TCCSĐ và đảng viên, mà thông qua việc thực hiện đường lối của Đảng để xem xét năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng cũng như tư cách của người đảng viên. Sự không gương mẫu chấp hành Cương lĩnh, đường lối của Đảng, không thu hút được khối quần chúng đông đảo chung quanh tổ chức đảng để thực hiện cuộc cách mạng trên mọi lĩnh vực của đời sống, trước hết là tiến cơng vào đói nghèo, lạc hậu thì tổ chức đảng ở những nơi đó chẳng những khơng làm trịn vai trị của mình, mà cịn biến tổ chức thành một cái bình phong với vẻ bên ngoài được tơ điểm một lớp sơn "cộng sản" hào nhống, cịn bên trong đã bị bất lực, tha hóa. Trên thực tế, những tổ chức đảng tồn tại theo kiểu đó chỉ làm hư danh của Đảng. Tổ chức đó chỉ tồn tại như một cái bóng mờ. Vì thế, đấu tranh để thực thi thắng lợi Cương lĩnh, chiến lược, đường lối của Đảng cũng là một biểu hiện về tính đảng và tính khoa học trong cơng tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã hiện nay.

Tính đảng và tính khoa học trong cơng tác tư tưởng của TCCSĐ (cấp xã) vùng đồng bào dân tộc ít người hiện nay cịn phải thể hiện ở việc đấu tranh kiên quyết chống lại mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động để bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng. Lâu nay, khơng ít quan điểm nhận thức đơn giản rằng, việc bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng - trước hết là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - chỉ là trách nhiệm của những cơ quan cấp trên, cơ quan chịu trách nhiệm hoạch định chủ trương, đường lối; cấp cơ sở chỉ là nơi thừa hành, không cần phải quan tâm nhiều đến các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch. Những nhận thức đó vừa khơng đúng, vừa làm chỗ dựa để mọi tư tưởng phản động gây chia rẽ, phá vỡ sự thống nhất của Đảng. Bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay

phải thể hiện ở sự thống nhất giữa lời nói đi đơi với việc làm, lý luận gắn liền với thực tiễn. Mọi cán bộ, đảng viên của Đảng phải nói và làm theo nghị quyết của Đảng. Không được tự ý phát biểu và tuyên truyền ý kiến cá nhân trái với chủ trương, đường lối của Đảng. Thông thường, trước sự chuyển tiếp giữa hai thời kỳ cách mạng, những lúc gặp khó khăn bao giờ cũng xuất hiện những vấn đề mới mẻ, phức tạp và địi hỏi cơng tác tư tưởng, lý luận phải giải quyết. Cũng trong thời kỳ chuyển tiếp ấy, không phải mọi vấn đề lý luận đã được hồn thiện mà có vấn đề khẳng định được, được lý giải, cịn có những vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu. Trong những bối cảnh đó, mỗi cán bộ, đảng viên càng phải giữ vững bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, nguyên tắc tổ chức và tính kỷ luật của Đảng, biết phát hiện vấn đề, đấu tranh để bảo vệ quan điểm đúng và làm sáng rõ vấn đề, nhưng đồng thời cũng phải biết kiên trì chờ đợi. Thực hiện các u cầu đó cũng là một biểu hiện trong văn hóa chính trị của Đảng.

Cùng với việc khẳng định các nguyên tắc tính đảng, tính khoa học trong cơng tác tư tưởng, các TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay phải rất chú ý đến đặc điểm tâm lý, phong tục tập qn của mỗi dân tộc, trình độ văn hóa của đồng bào. Nói cách khác, cơng tác tư tưởng của TCCSĐ phải sát đối tượng, phù hợp với đặc điểm

tâm lý, phong tục tập quán của các dân tộc. Công tác tư tưởng của TCCSĐ

phải thể hiện rõ sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa trong một vùng có đa dân tộc, vừa thấy hết cái chung, cái tạo nên cốt cách của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, vừa tơn trọng cái riêng, cái tạo nên phẩm chất, mỗi phong tục, tập quán của từng dân tộc. Những nhận thức không đúng trong vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng của các dân tộc sẽ dẫn đến các khuynh hướng hoặc quá đề cao cái chung, chỉ thấy cái chung, xem nhẹ bản sắc riêng của mỗi dân tộc, không động viên được sự năng động, sáng tạo ở mỗi dân tộc, hoặc quá nhấn mạnh cái riêng, đặt lợi ích của mỗi

địa phương, đơn vị, mỗi dân tộc bao trùm lên lợi ích của quốc gia, hạ thấp lợi ích của quốc gia... Những vấn đề đó đều liên quan đến tư tưởng và cơng tác tư tưởng của TCCSĐ, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

Công tác tư tưởng phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của các dân tộc. Cả nội dung và phương thức hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng của TCCSĐ ở vùng đồng bào dân tộc ít người phải xuất phát từ đặc điểm tâm lý của những con người ở nơi đó, tránh áp dụng một cách rập khn, máy móc nội dung và các hình thức cơng tác tư tưởng thích hợp với đơ thị, đồng bằng vào miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc.

Nói đến cơng tác tư tưởng phải xuất phát từ đặc điểm, tâm lý của đồng bào các dân tộc cịn có nghĩa là: trong q trình tiến hành cơng tác tư tưởng, TCCSĐ cấp xã phải tơn trọng bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, trong đó cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Coi trọng văn học dân gian của các dân tộc. Việc quy hoạch và xây dựng ở nơng thơn phải trên cơ sở văn hóa, xuất phát từ phương diện văn hóa. Tuyệt đối khơng vin cớ đổi mới để công phá vào những điều thiêng liêng nhất trong đời sống

văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc. Trong điều kiện mới, cần phân biệt

rõ đâu là những tập tục lạc hậu, cản trở sự phát triển của xã hội, đâu là những phong tục tập qn tiến bộ, tốt đẹp, có tính chất giáo dục đạo đức cá nhân và cộng đồng. Tất cả những điều đó cần phải cân nhắc và tính tốn cẩn thận. Trong điều kiện đời sống vật chất và tinh thần của bà con đồng bào các dân tộc còn thấp kém, nền kinh tế tự cung, tự cấp, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, tất yếu sẽ nảy sinh những vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo. Trong điều kiện ấy, cơng tác tư tưởng, một mặt, phải đi sâu phân tích để bà con đồng bào các dân tộc thấy rõ những hạn chế của nhận thức không đúng; mặt khác, phải bằng thực tiễn cuộc sống, bằng các mơ hình phát triển kinh tế gia đình và xây dựng nếp sống mới trong địa phương, đơn vị cũng như trong cả nước để tuyên truyền, vận động bà con phát triển sản xuất,

nâng cao đời sống vật chất tinh thần, từ đó mà từng bước làm biến đổi nhận thức của họ. Khi điều kiện để nảy sinh những tư tưởng của cộng đồng dân cư ở những nơi vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người chưa thay đổi mà cơng tác tư tưởng chỉ giáo dục một chiều, theo kiểu áp đặt những tri thức xa vời cho đồng bào thì khơng thể mang lại hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 140 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w