Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng cấp cơ sở vùng đồng bào dân tộc ít người đảm bảo cả về số lượng và chất lượng

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 176 - 183)

- Nguyên nhân của những hạn chế và thiếu sót

3.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng cấp cơ sở vùng đồng bào dân tộc ít người đảm bảo cả về số lượng và chất lượng

Chất lượng công tác tư tưởng tùy thuộc nhiều vào chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Công tác tư tưởng không phải chỉ là công việc của những người trực tiếp làm công tác trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, mà là của các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, của mọi cán bộ, đảng viên.

Hiện nay, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ làm công tác tư tưởng ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người nói riêng, trở nên đặc biệt cấp thiết. Chính đội ngũ này là cầu nối quan trọng để đưa mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng các dân tộc, đồng thời phản ánh mọi tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần hình thành các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi một cách đúng đắn, kịp thời. Đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người được xây dựng đảm bảo cả về số lượng và chất lượng là một trong những tiền đề rất cơ bản cho việc thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, bảo đảm tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc và phát huy nội lực của vùng đất còn nhiều tiềm năng, nhưng hiện tại cịn nhiều khó khăn. Mặt khác, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nói chung và cơng nghiệp hóa vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được phân tích, giải quyết. Thực tiễn cho thấy, nếu đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng chưa đủ sức đưa các chủ trương, đường lối của Đảng đến với từng bản làng, không được bà con đồng bào các dân tộc tự giác tiếp nhận thì cho dù những chủ trương đó có đúng đắn bao nhiêu cũng khó trở thành hiện thực trong cuộc sống.

Một thực tế rất dễ nhận ra là, thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng của Đảng vùng cao còn bất cập khá xa so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công tác tư tưởng ở vùng này. Cán bộ làm công tác

tư tưởng ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ vừa thiếu, vừa yếu, lại không đồng bộ. Thành thử, công tác tư tưởng của tổ chức đảng chưa làm tròn chức năng tuyên truyền, giải thích các chủ trương, đường lối của Đảng đến tận người dân, đồng thời chưa phát huy được tinh thần u nước, ý chí vươn lên vượt khó, xóa đói, giảm nghèo của đồng bào, nêu cao vai trị của các tổ chức quần chúng ở cơ sở. Thực tiễn đó đặt ra nhiệm vụ cho tồn Đảng, trước hết là cấp ủy đảng các địa phương có vùng núi, phải xúc tiến mạnh mẽ, khẩn trương việc xây dựng một đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người. Đội ngũ này phải vừa có kiến thức khoa học, vừa có vốn sống, có kinh nghiệm làm cơng tác tư tưởng ở những nơi mang tính chất đặc thù mới đáp ứng với những vấn đề đặt ra ở cơ sở.

Có một vấn đề đặt ra là, cán bộ làm công tác tư tưởng ở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người cần có những tiêu chuẩn nào? Trước hết, phải có đủ tiêu chuẩn chung của một cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương ba (khóa VIII). Đồng thời, xuất phát từ tính chất, đặc điểm cơng tác tư tưởng ở địa bàn vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người, ngồi các tiêu chuẩn chung đó ra, cán bộ làm cơng tác tư tưởng ở vùng này cần phải có một số tiêu chuẩn riêng, đặc thù. Những tiêu chuẩn đó là: hiểu biết về đặc điểm, lịch sử, am hiểu phong tục, tập qn của địa phương; có uy tín trong tổ chức đảng cơ sở và trong nhân dân; có khả năng nói và viết; sử dụng thành thạo và giao tiếp với đồng bào bằng ngôn ngữ địa phương.

Cán bộ làm cơng tác tư tưởng có phẩm chất chính trị tốt, được đào tạo chính quy, có hệ thống, có trình độ học vấn nhất định mà khơng có uy tín trong nhân dân thì khơng thể là một cán bộ làm cơng tác tư tưởng tốt; ngược lại, chỉ có uy tín khơng thơi, chỉ biết làm vừa lịng mọi người khác mà khơng có trình độ học vấn nhất định, khơng được đào tạo, bồi dưỡng

những kiến thức lý luận có hệ thống thì khơng đủ khả năng để tun truyền đường lối, chính sách, khơng giải thích được những vấn đề nảy sinh từ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở, có khi cịn theo đi quần chúng. Cán bộ làm công tác tư tưởng mà khả năng nói và viết, nhất là khả năng nói trước cơng chúng bị hạn chế thì cũng khơng thể làm tốt công tác tư tưởng. Ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người, cán bộ làm cơng tác tư tưởng phải có khả năng hiểu và giao tiếp thơng thường với đồng bào bằng tiếng địa phương, tiếng của các dân tộc ít người, am hiểu phong tục, tập quán địa phương, nắm được tâm lý của đồng bào các dân tộc mới giải đáp được những thắc mắc, những vấn đề đặt ra rất cụ thể từ thực tiễn cuộc sống của đồng bào. Trong điều kiện hiện nay, nếu công tác tư tưởng không bắt đúng nhịp sống của thực tiễn, không đi sâu vào tâm tư, tình cảm của mỗi cộng đồng dân cư, thậm chí mỗi con người, mỗi số phận để tuyên truyền, vận động, thuyết phục họ thì chất lượng, hiệu quả khơng thể cao, rất có thể họ vẫn bị các phần tử xấu lợi dụng, lôi kéo. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn, cán bộ đi làm việc chỗ nào phải học tiếng ở đấy. Thí dụ các chú đi tuyên truyền ở nơi đồng bào Mèo, mà phải có một người phiên dịch thì khơng ăn thua. Bởi vì người phiên dịch ấy chưa chắc đã phiên dịch hết ý của chú, có khi phiên dịch lại sai đi nữa là khác. Cứ làm như thế cũng khơng gây được tình cảm thân thiết giữa cán bộ với quần chúng.

Trong tiêu chuẩn cán bộ làm công tác tư tưởng ở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người có một vấn đề cần khẳng định là: ngoài vốn hiểu biết về ngôn ngữ và phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc ít người, cán bộ làm cơng tác tư tưởng cần phải được đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống những kiến thức cơ bản về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Có ý kiến cho rằng, đặt vấn đề như vậy là quá cao,

không phù hợp với miền núi. Đúng là khơng nên địi hỏi cán bộ ở cơ sở miền núi phải hiểu thật sâu lý luận, nhưng nếu thiếu kiến thức cơ bản tối thiểu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối của Đảng, cán bộ làm cơng tác tư tưởng sẽ khơng thể hồn thành chức năng, nhiệm vụ của mình. Chỉ riêng việc vận động đồng bào dân tộc bài trừ mê tín dị đoan, từ bỏ các tập tục lạc hậu, phản khoa học đã đòi hỏi người cán bộ cơ sở ở đây phải có những kiến thức nhất định về khoa học. Kinh nghiệm công tác tư tưởng ở những nơi miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ cho thấy, các cán bộ làm công tác tư tưởng hiểu biết càng sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, hiểu biết khoa học kỹ thuật, khả năng tuyên truyền chính trị càng đạt được kết quả cao. Muốn sáng tạo cả trong nội dung và phương pháp tiến hành công tác tư tưởng, vốn kiến thức không thể hạn hẹp, chung chung.

Trong các tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống của người cán bộ cơ sở vùng đồng bào dân tộc, yêu cầu về sự gương mẫu, nêu gương là đặc biệt quan trọng. Sự gương mẫu thể hiện từ nhận thức đến hành động, cả của bản thân và gia đình người cán bộ. Người cán bộ cơ sở không thể thuyết phục được nhân dân, nếu phát ngôn tùy tiện, không chấp hành đúng các nghĩa vụ công dân (nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ qn sự, nghĩa vụ đóng góp cơng ích...), để gia đình q đói nghèo, vi phạm các chính sách về quản lý rừng, đất đai, tài nguyên, về sinh đẻ có kế hoạch, sa vào các tệ nạn xã hội như bói tốn, đồng bóng, nghiện hút, cưới vợ, gả chồng cho con trước tuổi quy định, tổ chức ma chay, cưới xin dài ngày... Với đồng bào dân tộc ít người, những biểu hiện nhỏ trong lối sống của cán bộ cơ sở thường được đồng bào liên tưởng đến bản chất, uy tín của cán bộ. Ngay những việc nhỏ, như ăn mặc kiểu cách, nói năng cầu kỳ... cũng làm mất thiện cảm của bà con dân tộc, bị đồng bào xa lánh.

Để có được một đội ngũ cán bộ làm cơng tác tư tưởng đáp ứng yêu cầu đặt ra, phải đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, coi đó như một chiến lược vừa cơ bản, vừa cấp bách trong công tác cán bộ của Đảng. Công tác đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng cho miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người là việc làm thường xuyên, lâu dài. Trước mắt, phải bồi dưỡng và đào tạo lại những cán bộ làm cơng tác tư tưởng hiện có. Đội ngũ này bao gồm những cán bộ đương chức như Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, các cấp ủy viên và một số cán bộ làm công tác tuyên truyền, văn hóa - thơng tin ở cơ sở. Nói chung, trong số cán bộ nói trên, nhiều đồng chí đã được đào tạo cơ bản về chương trình lý luận chính trị, đã qua cơng tác thực tiễn ở cơ sở, tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Nhưng, bước sang giai đoạn cách mạng mới, vì nhiều lý do khác nhau, các đồng chí đó chưa có điều kiện tiếp tục học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, việc tiếp nhận những thơng tin mới lại hạn chế. Nếu có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại số cán bộ này bằng những nội dung, chương trình thích hợp sẽ giải quyết được những bất cập trong công tác cán bộ làm công tác tư tưởng ở cơ sở.

Cùng với việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên đương chức ở cơ sở, cần phát huy vai trị của những cán bộ nghỉ chế độ, hưu trí tại địa phương. Thực tế ở một số huyện miền núi, vùng cao các tỉnh Bắc Trung Bộ cho thấy, cán bộ nghỉ hưu giữ vai trò quan trọng trong phong trào của quần chúng ở cơ sở. Nhiều đồng chí cán bộ nghỉ hưu vẫn tham gia cấp ủy và được cấp ủy xã phân cơng làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, trưởng các đoàn thể, trưởng bản... Trong điều kiện nghỉ hưu ở quê hương, họ vẫn còn khả năng tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho Đảng, cho cách mạng, trước hết là ở địa phương, đơn vị họ cư trú, sinh sống. Bồi dưỡng thêm kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy được trí tuệ của đội ngũ cán bộ nghỉ hưu là việc làm cần thiết đặt ra trước mỗi cấp ủy đảng ở cơ sở. Với đối tượng là cán bộ hưu trí, các cấp ủy đảng

cơ sở nên biên soạn và phát tài liệu, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tư tưởng ngắn ngày, nhằm cung cấp cho các đồng chí này các thơng tin mới nhất về tình hình trong nước và quốc tế, kiến thức về kinh tế thị trường, về âm mưu phá hoại của các thế lực phản động bằng chiến lược "diễn biến hịa bình"... Nên tổ chức những buổi tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các mơ hình làm ăn giỏi ở các tỉnh bạn, huyện bạn để các đồng chí đó trở lại tun truyền, vận động bà con dân bản sản xuất, ổn định đời sống.

Việc tiếp tục phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng từ những cán bộ hưu trí ở cơ sở xã dù sao cũng chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt. Vì, phần lớn các đồng chí được nghỉ chế độ là những người có tuổi cao, sức khỏe yếu; một số đồng chí khác, tuy cịn khỏe, có khả năng cống hiến, nhưng lại thiếu nhiệt tình với cơng việc, thậm chí có khơng ít đồng chí muốn nghỉ ngơi, hoặc lo cho cuộc sống gia đình, khơng muốn tham gia vào cơng việc chung ở cơ sở... Vì vậy, quy hoạch, đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng lâu dài cho miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người - bao gồm cả cán bộ ở cơ sở xã - trở thành yêu cầu cấp thiết, thường xuyên. Điều này không chỉ là nhiệm vụ của TCCSĐ, mà liên quan đến các cấp, các ngành, đến những chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trong cơng tác quy hoạch, đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng cho miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ cần xác định đúng nguồn, lựa chọn và cử đúng người đi đào tạo. Cán bộ làm công tác tư tưởng ở vùng đồng bào dân tộc ít người có thể từ các nguồn chính sau: Thứ nhất, học sinh phổ thông trung học; thứ hai, học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú; thứ ba, học sinh,

sinh viên là con em đồng bào các dân tộc ít người đang học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề; thứ tư,

những cán bộ trẻ, có năng lực là bộ đội xuất ngũ hoặc trưởng thành từ trong phong trào hành động cách mạng của quần chúng ở cơ sở. Với những nguồn cơ bản đó, nếu làm tốt cơng tác phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo thì vấn đề cán bộ nói chung và cán bộ làm cơng tác tư tưởng nói riêng ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ vừa đảm bảo số lượng, vừa đáp ứng yêu cầu về chất lượng, lại đảm bảo vững chắc.

Cùng với việc làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng cho miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người, cần khắc phục tình trạng "thất thốt" cán bộ hoặc học sinh, sinh viên là con em đồng bào các dân tộc tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chun nghiệp do khơng có kế hoạch sắp xếp, bố trí đúng năng lực, sở trường của các em. Các địa phương, đơn vị cũng như các cấp, các ngành có liên quan nên nghiên cứu để có chính sách đặc biệt thu hút và tạo mọi điều kiện thuận lợi để con em đồng bào các dân tộc ít người có năng lực, trình độ được rèn luyện trong mơi trường thực tiễn, đem kiến thức đã học, đã lĩnh hội từ trong nhà trường về phục vụ quê hương.

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng ở cấp cơ sở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ là vấn đề lâu dài. Nếu đầu tư xây dựng tốt đội ngũ này sẽ có ý nghĩa rất to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 176 - 183)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w