Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng phù hợp với đặc điểm tư tưởng,

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 169 - 176)

- Nguyên nhân của những hạn chế và thiếu sót

3.2.3. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng phù hợp với đặc điểm tư tưởng,

tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng phù hợp với đặc điểm tư tưởng, tâm lý đồng bào các dân tộc ít người

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã ở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ địi hỏi phải đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành cơng tác tư tưởng.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, nhận thức của con người là một quá trình diễn ra từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

Thậm chí, trong những trường hợp cụ thể, để đạt được mục đích và tiếp cận được bản chất của một sự vật, hiện tượng nào đó, con người phải thơng qua những khâu trung gian cần thiết, những hình thức và phương pháp đặc biệt.

Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ, những năm qua tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi. Điều đó đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa tinh thần của nước ta. Sự tác động đó làm cho cơng tác tư tưởng của Đảng vừa phải đổi mới nội dung, vừa phải đổi mới hình thức, phương pháp tiến hành, đáp ứng yêu cầu, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng trong giai đoạn mới, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, đấu tranh, vạch rõ mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

Là địa bàn đặc thù về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phịng, cơng tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã ở vùng đồng bào dân tộc ít người lúc này là phải tuyên truyền sâu rộng trong Đảng và trong nhân dân về mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội miền núi: "Khai thác mọi nguồn lực ở địa phương và huy động sức của cả nước để tạo bước tiến nhanh hơn về kinh tế - xã hội, ổn định đời sống, cải thiện môi trường, môi sinh... Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển xã hội - văn hóa, bảo đảm an ninh - quốc phòng, phấn đấu giảm bớt khoảng cách giữa các vùng về mặt tiến bộ xã hội" [37, 216]. Việc triển khai những nội dung cơng tác tư tưởng nói trên của TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người khơng thể tiến hành theo cách thông thường như các loại hình cơ sở khác mà phải có sự đổi mới, có phương pháp riêng đặc thù. Nội dung và hình thức cơng tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người hiện nay cần đổi mới theo phương châm: dễ hiểu; dễ nhớ; dễ làm; sát thực tiễn; phù hợp với đặc điểm tâm lý của đồng bào các dân tộc. Các phương châm này cần quán triệt và xuyên

suốt trong toàn bộ nội dung các bài giảng lý luận chính trị cũng như trong việc truyền đạt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đối với cán bộ, đảng viên và đồng bào dân tộc.

Đổi mới nội dung công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người theo các phương châm nói trên khơng có nghĩa là hạ thấp vị trí, vai trị hoặc cắt giảm nội dung cơng tác tư tưởng mà trái lại, càng làm cho những nội dung đó được cơ đọng, chọn lọc dưới hoạt động sáng tạo của chủ thể tiến hành công tác tư tưởng, làm cho đối tượng tiếp nhận nội dung được dễ dàng và sâu sắc hơn.

Việc đổi mới nội dung công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã theo yêu cầu nói trên phải giải quyết nhiều vấn đề, chỉ riêng TCCSĐ cấp xã khó có thể thực hiện tốt được mà phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng của tất cả các cơ quan, ban ngành từ trung ương đến cơ sở. Theo chúng tôi, các cơ quan chức năng như Ban Tư tưởng - văn hóa trung ương, Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố (nơi có đơng đồng bào dân tộc ít người) và các cơ quan liên quan khác như: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo... nên nghiên cứu và biên soạn các tài liệu liên quan đến ngành và lĩnh vực chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu cầu tiếp nhận thông tin của đồng bào các dân tộc. Chẳng hạn, Ban Tư tưởng - văn hóa trung ương và các trường chính trị tỉnh nên nghiên cứu, biên soạn tài liệu học tập những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước phù hợp với đối tượng cán bộ, đảng viên là người dân tộc... Nhà nước cần tài trợ những loại sách và các ấn phẩm có tác

dụng thiết thực với đồng bào miền núi và dân tộc. Đối với những nơi đồng bào có chữ viết riêng thì các tài liệu nói trên phải biên soạn bằng chữ viết của đồng bào các dân tộc hoặc song ngữ. Các phương tiện thơng tin đại

chúng như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình nên xây dựng nhiều chương trình có nội dung vừa thiết thực, vừa hấp dẫn để giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc có điều kiện tiếp nhận thơng tin và vận dụng các thơng tin đó vào giải quyết các vấn đề trong hoạt động thực tiễn của mình. Nên sản xuất nhiều máy thu thanh loại nhỏ, giá thành rẻ để bán

cho đồng bào dân tộc. Đối với những nơi thực sự khó khăn, Nhà nước nên trợ giá hoặc cung cấp những phương tiện nghe nhìn loại này.

Cùng với việc đổi mới nội dung, công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã phải ln ln đổi mới hình thức và phương pháp. Vì, mỗi nội dung cơng tác tư tưởng u cầu phải có một hình thức và phương pháp tiến hành tương ứng. Hình thức cơng tác tư tưởng giữ vai trị rất quan trọng góp phần làm cho cơng tác tư tưởng có chất lượng.

Đổi mới hình thức và phương pháp tiến hành công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người phải bắt đầu đổi mới từ các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp ủy đảng, các hội nghị triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng và các chủ trương, chính sách của Nhà nước, đổi mới trong cách học các bài giảng lý luận chính trị...

Đối với địa bàn vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người thì việc tổ chức học tập lý luận chính trị cũng như quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng phải linh hoạt, sáng tạo, không giản đơn, nhưng cũng khơng nên phơ trương hình thức mà phải đi sâu vào chất lượng, hiệu quả. Khi truyền đạt một nội dung tư tưởng nào đó, bản thân người trình bày phải lựa chọn các phương pháp phù hợp với điều kiện, đối tượng. Nếu người nghe đơng thì có thể dùng hình thức diễn giảng hay mít-tinh. Nhưng, nếu người nghe ít thì có thể trình bày nội dung vấn đề dưới dạng trả lời trực tiếp những câu hỏi từ phía người nghe đặt ra. Xuất phát từ đặc điểm dân trí ở miền núi, vùng cao cịn thấp, việc trình bày các nội dung tư tưởng, nhất là những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin có tính trừu tượng và

khái quát cao, người tuyên truyền, giáo dục phải sáng tạo, lựa chọn phương pháp trình bày thích hợp, phổ thơng hóa, dễ hiểu. Qua nghiên cứu từ những lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị phổ thơng cho cán bộ, đảng viên là người dân tộc ở một số trường chính trị cấp tỉnh chúng tơi thấy, một trong những phương pháp được nhiều người chấp nhận trong quá trình học tập lý luận chính trị là phương pháp đối thoại trực tiếp giữa người dạy và người học, giữa người nghe và người trình bày. Điều này có nghĩa: người dạy

truyền đạt từng nội dung cụ thể, sau đó dành thời gian để thảo luận, trao đổi. Khi xuất hiện các ý kiến khác nhau thì báo cáo viên mới phân tích và kết luận trên cơ sở khoa học. Không nên độc thoại một chiều mà cần tạo ra

khơng khí dân chủ, thoải mái trong học tập.

Trong thời đại ngày nay, sự hợp tác và giao lưu quốc tế và những tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nền văn hóa các nước và các khu vực xích lại gần nhau. Tuy nhiên, điều này đã và đang đặt ra khơng ít vấn đề khó khăn, phức tạp đối với miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người. Bởi vì, đại bộ phận những hình thức chuyển tải thơng tin đến với miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người như báo chí, đài phát thanh, trạm phát lại truyền hình chưa đáp ứng. Vì thế, đổi mới hình thức, phương pháp tiến hành công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người khơng tách rời với việc thực hiện chiến lược đưa thông tin về cơ sở,

hướng mạnh về cơ sở. Để thực hiện được điều này, Nhà nước cần đầu tư xây dựng các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội ở xã và trung tâm các cụm xã cho miền núi. Sự đầu tư đó phải tồn diện, đồng bộ. Đầu tư có

trọng điểm, nhằm hình thành nên những tụ điểm văn hóa ở các khu vực. Việc xây dựng các trung tâm nói trên phải bắt đầu từ việc xây dựng các kết cấu hạ tầng cơ sở như điện, hệ thống đường giao thơng, trường học,

các cơng trình nước sạch. Xây dựng khu thương mại ở trung tâm bao gồm chợ, cửa hàng quốc doanh, ngân hàng, bưu điện..., tiếp đến là những khu văn hóa bao gồm trường học, bãi chiếu phim, sân khấu ngồi trời, sân vận động, nhà văn hóa, trạm truyền thanh, truyền hình... Tất cả những cơng

trình của trung tâm kinh tế, văn hóa ở xã và cụm xã như đã kể trên là những yếu tố cơ bản, tác động trực tiếp đến nhận thức tư tưởng của con người. Nhờ có hệ thống này, mọi nội dung, tư tưởng của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi được phổ biến trực tiếp, được thực thi bằng các biện pháp cụ thể.

Trên thực tế, mặt bằng dân trí ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người cịn thấp, trong đời sống tinh thần của họ cịn duy trì nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, gây sức cản lớn cho quá trình xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, đó chưa phải là nguyên nhân cơ bản, mà cái chính là ở chỗ đời sống vật chất, văn hóa tinh thần ở những nơi có đơng đồng bào dân tộc chưa đủ điều kiện chín muồi để đẩy lùi các tập tục lạc hậu. Cải tạo tư tưởng con người cũng như cải tạo những phong tục, tập quán lạc hậu phải gắn liền với việc làm thay đổi đời sống vật chất, văn hóa làm nảy sinh các tư tưởng, các tập tục lạc hậu.

Xây dựng đời sống vật chất, văn hóa tinh thần đối với vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ không nên dừng lại ở ý tưởng, mà phải bằng những việc làm cụ thể. Việc làm đó khơng phải là nhất thời, mà phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên của bản thân cơ sở cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành trung ương và địa phương. Tất cả vì trách nhiệm và tình thương của con người đối với cộng đồng. Thực tiễn cuộc sống đã chứng minh rằng, mọi cơ chế, chính sách, mọi việc làm áp đặt có tính "nhất thời" sẽ khơng lay động được trái tim và khối óc của người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc, mà chỉ

có trái tim với trái tim mới là chìa khóa mở cái then cửa cho làn gió mới lùa vào đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc.

Đổi mới hình thức, phương pháp tiến hành công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người hiện nay còn gắn với việc phát huy vai trò của các cơ sở văn hóa như di tích lịch sử, các bảo tàng, nhà văn hóa, các loại hình nghệ thuật như điện ảnh, phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao... Các loại hình nghệ thuật nói trên cần có sự lồng ghép và phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, phục vụ cho việc tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng ở miền núi.

Việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người nên tổ chức bằng nhiều đợt khác nhau, với các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tinh thần của xã hội. Thơng qua các loại hình nghệ thuật, các

hoạt động nghệ thuật, các lễ hội để chuyển tải những quan điểm tư tưởng của Đảng đến với mọi tầng lớp nhân dân. Các ngành chức năng như Công

an, Kiểm lâm, Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình, Phịng văn hóa, Hội phụ nữ, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (cấp huyện) nên xây dựng một chương trình nghệ thuật tổng hợp để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và vận động nhân dân. Trên thực tế, nhiều khi cùng một nội dung, nhưng nếu tiến hành theo cách thông thường sẽ tạo cho người nghe nhàm chán. Nhưng, cũng nội dung đó, nếu được chuyển thể sang các hình thức nghệ thuật, dùng nghệ thuật để bảo vệ cái đúng, lên án cái sai, dùng tiếng cười để chế nhạo thói xấu... thì có tác dụng sâu sắc đối với đồng bào các dân tộc.

Trong tất cả các loại hình nghệ thuật thì điện ảnh có vai trị rất to lớn đối với nhận thức tư tưởng của con người. Đối với vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người thì điện ảnh và các phương tiện kỹ thuật truyền

hình có tác dụng mạnh mẽ nhất đối với nhận thức tư tưởng. Vì thế, Nhà

nước cần đầu tư kinh phí để xây dựng các trạm phát lại truyền hình ở các huyện vùng cao để tạo điều kiện cho bà con đồng bào các dân tộc có điều kiện tiếp cận với thơng tin. Đối với những xã có địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, khơng có điều kiện để tiếp sóng đài truyền hình trung ương và địa phương thì Nhà nước nên cấp kinh phí và trang bị các ăng-ten pa-ra-bơn cho từng xã hoặc cụm xã để hình thành các điểm văn hóa, các trung tâm văn hóa, thu hút thanh thiếu niên và các tầng lớp khác trong xã hội vào hoạt động thơng tin - văn hóa.

Trong điều kiện chưa trang bị được các phương tiện nghe nhìn như đã nói trên, trước mắt các cấp, các ngành có liên quan cùng với địa phương nên đầu tư kinh phí để khơi phục những điểm chiếu vi-đê-ô. Tăng cường hoạt động của đội chiếu bóng lưu động. Đối với những vùng dân trí thấp,

đồng bào khơng hiểu tiếng phổ thơng (tiếng Việt) thì những nội dung phim cần được thuyết minh bằng tiếng dân tộc để bà con dễ hiểu, dễ nhớ.

Có thể khẳng định rằng, phương tiện tuyên truyền đối với vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người có vai trị rất quan trọng đối với nhận thức tư tưởng của đồng bào các dân tộc. Báo chí, đài phát thanh, vơ tuyến truyền hình và tất cả những phương tiện đó đều có những đặc thù nhất định, đồng thời có khơng ít cái chung. Chúng ta cần thực hiện phương châm là ở đâu có cơng chúng thì ở đó phải thực hiện tốt cơng tác tun truyền của Đảng. Ở những nơi trình độ dân trí thấp, nhận thức của nhân dân hạn chế thì càng cần làm tốt công tác tư tưởng để nâng cao nhận thức của mọi người dân, chứ không phải xem nhẹ hoặc buông lỏng công tác tư tưởng.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 169 - 176)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w