Các khuynh hướng tư tưởng tích cực.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 88 - 92)

Do thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước, nhất là các thành tựu giữ vững ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng, quan hệ quốc tế được rộng mở và nhờ kết quả của công tác tuyên truyền, giáo dục, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc đều phấn khởi, tin tưởng vào mục tiêu CNXH, vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, vào công cuộc đổi mới, vào sự lãnh đạo của Đảng. Điều quan trọng là niềm tin đó của đảng viên và nhân dân đã được thể hiện qua thời gian, khơng phải chỉ có khi đổi mới thành cơng, cách mạng gặp nhiều thuận lợi thì nhân dân mới tin Đảng mà chính những lúc khó khăn, thậm chí có lúc tình thế rất hiểm nghèo, Liên Xơ và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, đảng viên và nhân dân vẫn tin tưởng vào lý tưởng XHCN, tin vào sự nghiệp cách mạng do Đảng ta cầm lái. Trước khó khăn, thử thách của cách mạng, đồng bào dân tộc ít người càng tin vào Đảng, dựa vào Đảng. Điều này được thể hiện qua

những đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi để lấy ý kiến đóng góp cho bản Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và các văn kiện tiếp theo của Đại hội VII, Đại hội VIII của Đảng.

Trên mặt trận kinh tế, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc ít người đã hướng mạnh đến việc làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội bằng con đường phát triển sản xuất hàng hóa. Từ chỗ nền kinh tế nghèo và chậm phát triển, sản xuất độc canh, manh mún, phụ thuộc vào thiên nhiên, năng suất thấp, cuộc sống của người dân luôn ln nằm trong tình trạng thiếu đói, nhờ chuyển hướng mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thâm canh, do đó trong nhiều năm liền (1987 - 1997), các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của nhiều xã vùng cao đều tăng. Về cơ bản, nhân dân các dân tộc đã tự túc được một phần lương thực, khơng diễn ra tình trạng thiếu đói gay gắt như thời kỳ chưa đổi mới.

Nhờ nhận thức và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng mà nhiều hộ gia đình ở vùng cao trước đây rất nghèo do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn, không mở được lối đi trong phát triển kinh tế, thì nay, chính nhiều người trong số họ lại có thu nhập cao, từng bước vươn lên làm giàu. Các mơ hình làm ăn kinh tế giỏi ở vùng cao đã xuất hiện. Ví dụ, ở tỉnh Thanh Hóa, năm 1991 (nghĩa là sau năm năm đổi mới) đã có 700 hộ làm vườn rừng giỏi. Vào thời điểm đó, có 500 hộ có thu nhập từ 3 triệu đến 5 triệu đồng mỗi năm từ kinh tế vườn. Ở huyện Như Xuân, ông Phùng đã nhận 3 ha vườn rừng, trồng 600 bụi luồng, 120 cây quế, 50 cây kim giao, 100 cây lim, 3 mẫu chè, 4 mẫu sắn, 1 mẫu ngơ đã có thu nhập 13 triệu đồng một năm. Tương tự như vậy, ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người của tỉnh Nghệ An, nhân dân đã trồng tập trung 5000 ha cây mét, hàng nghìn ha cây bồ đề, cây đặc sản như cánh kiến đỏ, quế, cây dược liệu. Ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, huyện Nam Đơng có 697 hộ làm vườn, chiếm 78% tổng

số hộ; huyện A Lưới có 2.880 hộ lập vườn, chiếm 60% số hộ hiện có [8, 5]. Điều rất đáng chú ý là, nền kinh tế thị trường vốn "rất khắt khe" xuất phát từ cơ chế vận hành của nó, nhưng đã được bà con đồng bào các dân tộc nhận thức và trong thực tế đã phát huy có hiệu quả bước đầu. Trước đây, trong quan hệ kinh tế, người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người nặng với tâm lý xin - cho, trao đổi hiện vật và "làm để ăn" là chính. Hiện nay, tâm lý đó vẫn cịn, nhưng đã từng bước hình thành quan niệm về trao đổi, mua bán. Những chuyển đổi trong suy nghĩ, cách làm của cán bộ, đảng viên và nhân dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã phản ánh được bức tranh tổng thể, khả quan về xu hướng phát triển của một vùng cao vốn gặp nhiều khó khăn. Tính riêng 10 huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Thanh Hóa, nơi có đơng đồng bào dân tộc ít người sinh sống, hiện nay đã có 35% số hộ dùng điện; cứ 11,6 hộ có 1 ti-vi; 40,3 hộ có 1 xe máy; 2,3 hộ có 1 máy thu thanh [106, 2].

Cùng với những chuyển biến về nhận thức tư tưởng chính trị, về phát triển kinh tế thì những biến đổi trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong đời sống văn hóa tinh thần cũng thể hiện khá rõ nét. Điều này được thể hiện trong một số lĩnh vực như: cải tạo phong tục tập quán; nhận thức về công tác giáo dục và đào tạo, về xây dựng nếp sống mới.

Cải tạo phong tục, tập quán, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở vùng đồng bào dân tộc ít người phải bắt đầu từ việc "an cư", có nghĩa là phải vận động đồng bào từ bỏ tập quán du canh, du cư, ổn định cuộc sống ở một chỗ để sản xuất. Đây thật sự là vấn đề khó, vì du canh, du cư là tập qn lâu đời khó phá vỡ trong đời sống xã hội của đồng bào các dân tộc. Nhưng, thực tiễn những năm đổi mới, chính vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã thực hiện rất có hiệu quả. Tỉnh Thanh Hóa (có 10 huyện miền núi và vùng cao), từ chỗ có 70 xã

chiếm 69% so với tổng số xã hiện có trong diện vận động định canh, định cư, đến nay đã có 90% số xã hồn thành định canh, định cư. Ở huyện Con Cng (tỉnh Nghệ An), năm 1991 có 50% số xã trong diện vận động định canh, định cư, nay đã có 100% số xã hồn thành định canh, định cư... Sau khi định cư, đại bộ phận đồng bào các dân tộc đã tách hộ, lập vườn. Khơng duy trì mơ hình một gia đình có nhiều thế hệ, những người con trong gia đình sau khi đã dạm vợ, gả chồng, được cha mẹ làm nhà cho ở riêng, hình thành cho con cái tính độc lập, tự chủ. Nhiều bản làng, thơn xóm đã thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa mới. Trước đây, dưới nhà sàn là nơi nhốt trâu bò, đặt chuồng lợn, chuồng gà, vịt, nơi để cối giã gạo, các công cụ sản xuất như cày, bừa... Hiện nay, nhờ các cuộc vận động nếp sống mới, vệ sinh phòng bệnh, chuồng gia súc đã được đưa ra khỏi gầm sàn. Bà con đồng bào các dân tộc đã biết nằm màn để phòng bệnh sốt rét, biết sử dụng nguồn nước giếng hợp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe. Cũng từ đây, nhiều làng văn hóa, điểm văn hóa được hình thành. Các thị trấn, thị tứ và chợ vùng cao không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa mà cịn là điểm hội tụ, giao lưu văn hóa giữa người Kinh với người Thượng, giữa vùng này với vùng khác. Kết quả thăm dò dư luận xã hội (5/1997) do Ban Tuyên giáo huyện ủy Con Cuông tổ chức cho thấy, khi trả lời câu hỏi "xin ông, bà nhận xét đời sống của bản thân và gia đình hiện nay so với năm năm trước", kết quả nhận được: Cho rằng đời sống kinh tế được cải thiện rõ là 31,7%, cải thiện nhưng cịn ít là 55%; về đời sống văn hóa tinh thần: cải thiện rõ 54%, cịn ít là 40% [19, 2]; Có thể nói, trong những năm qua, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc đã thực sự biến đổi một cách căn bản.

Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, từ chỗ người dân quan niệm về học tập, rèn luyện của con em theo cách giản đơn: trẻ em học cũng làm nương, không học rồi cũng làm nương, săn thú; ngày nay, bà con đồng bào

các dân tộc đã ý thức được tác dụng thiết thực của việc cho con em mình học tập. Đơn cử ở một huyện vùng cao, nơi được coi là khó khăn nhất trong việc huy động con em trong độ tuổi đến trường là huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế cho thấy, hiện nay 100% số xã đều có trường tiểu học; có hai trường phổ thơng cơ sở, một trường phổ thông trung học nội trú ở trung tâm huyện. Nhiều lớp mẫu giáo được mở ngay tại thôn, bản, thu hút hàng trăm con em đồng bào các dân tộc trong độ tuổi đến trường. Tỷ lệ học sinh đồng bào các dân tộc ít người được cử tuyển hoặc thi đỗ vào các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học ngày càng cao. "Trong vòng 5 năm 1991 - 1996, A Lưới đã tuyển được 189 em vào học các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học [1, 171]. Ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) cơng tác giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến rõ nét. Nếu như năm 1991 tồn huyện chỉ có 1.699 em học sinh tiểu học thì năm 1995 đã có 2745 em; năm 1991 có 589 em học sinh phổ thơng trung học, năm 1995 đã tăng lên 601 em. Vấn đề không chỉ là ở số lượng mà chất lượng dạy và học ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người cũng được nâng lên rõ nét. "Năm 1991, tỷ lệ học sinh đồng bào dân tộc ít người ở huyện Hướng Hóa lưu ban là 7,7%. Năm 1995 con số đó chỉ cịn 1,2%. Năm 1991 số học sinh bỏ học 2,7%, năm 1995 đã giảm xuống chỉ còn 0,63%" [18, 63].

Những chuyển biến tích cực về tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân biểu hiện trên một số lĩnh vực chủ yếu ở vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ như đã nêu đều gắn liền với sự nghiệp đổi mới chung của toàn Đảng, của cả nước, trong đó trực tiếp vẫn là vai trị của TCCSĐ cấp xã - nơi tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, biến những chủ trương, đường lối đó thành niềm tin, ý chí và thành hành động cụ thể của các tầng lớp nhân dân.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w