- Những ưu điểm:
Các TCCSĐ cấp xã đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng trong mỗi thời kỳ cách mạng, tập trung tuyên truyền, giáo dục, phổ biến cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng bước làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phịng.
Nhìn chung, mỗi khi có chủ trương, chính sách và nghị quyết mới, các TCCSĐ đều tổ chức quán triệt kịp thời trong cấp ủy, trong cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã, làm rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và tinh thần các chỉ thị, nghị quyết của các cấp trước khi triển khai ra đảng viên và các tổ chức đoàn thể quần chúng. Nhờ vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, các quyết định đưa ra của địa phương được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Nét mới trong công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là, trong quá trình học tập nghị quyết, cấp ủy đảng đều yêu cầu các chi bộ, các tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và cán bộ, đảng viên phải liên hệ với thực tiễn cơng tác của đơn vị mình, với tổ chức mà bản thân đảng viên sinh hoạt, công tác; yêu cầu các cán bộ, đảng viên và tổ chức đó phải xây dựng thành chương trình hành động cụ thể, thiết thực như: hướng phát triển kinh tế gia đình; xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, chống mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội..., chứ khơng chỉ dừng ở nhất trí chung chung. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, trong các buổi sinh hoạt của tổ chức đảng, các cán bộ, đảng viên không chỉ tiếp thu các chủ trương, chính sách mới của cấp trên, phân tích các vấn đề tư tưởng mới nảy sinh ở cơ sở, mà cịn kiểm điểm hoạt động của mình trên cơ sở các chương trình, kế hoạch đã được xây dựng. Nhờ vậy, đã tạo được sự nhất trí về chính trị, tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân.
Trong q trình tiến hành cơng tác tư tưởng ở cơ sở, các TCCSĐ đã chú trọng tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm làm kinh tế gia đình cho nhân dân. Đối với miền núi, vùng cao thì mọi thơng tin về chính trị, kinh tế, văn hóa đến với người dân đã vừa chậm, vừa hạn chế, các thông tin khoa học kỹ thuật lại càng hạn chế hơn. Trong khi đó, bước sang cơ chế thị trường, người dân miền núi, vùng cao không chỉ thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn mà còn thiếu những hiểu biết cần thiết về các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chưa nắm bắt được những thành tựu
mới nhất về khoa học kỹ thuật. Đáp ứng nhu cầu này, các xã đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành cấp huyện và xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cách thức tổ chức phát triển kinh tế gia đình, các phương pháp khoa học trong trồng trọt, chăn ni, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ sức khỏe... Một mặt, thông qua các cơ quan chức năng để tuyên truyền khoa học kỹ thuật một cách rộng rãi trong nhân dân, mặt khác TCCSĐ các xã đã khéo léo tuyên truyền, thuyết phục nhân dân thông qua các tấm gương làm ăn giỏi, vượt khó, thốt nghèo ngay tại địa phương đơn vị, giới thiệu các mơ hình kinh tế như vườn - ao - chuồng (VAC), vườn - ao - rừng (VAR) để nhiều người cùng học tập, noi theo. Có thể nói, việc coi tuyên truyền kinh tế, khoa học kỹ thuật là một trong những nội dung quan trọng của công tác tư tưởng đã mở ra hướng đi mới có nhiều triển vọng, làm cho công tác tư tưởng ở cơ sở sinh động, thiết thực, có chất lượng, khơng chỉ động viên kêu gọi, mà có sự hướng dẫn cụ thể.
Cùng với việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm làm kinh tế gia đình cho nhân dân, các TCCSĐ cấp xã ở vùng này đã từng bước đấu tranh, trước hết là đấu tranh trong nội bộ Đảng, để làm rõ những quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc ít người trong điều kiện mới. Bằng các hình thức tiến hành cơng tác tư tưởng đa dạng, phong phú, kết hợp công tác tư tưởng trong Đảng với cơng tác tư tưởng ở ngồi xã hội, bằng tuyên truyền, thuyết phục và bằng cơ chế, chính sách, các TCCSĐ đã tạo ra được sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc như: Cải tạo phong tục tập quán, chống mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác ở nơng thơn miền núi. Đây cũng là một thành tích đáng ghi nhận nói lên bước tiến trong chất lượng cơng tác tư tưởng.
Phương thức tiến hành công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã đã có nhiều đổi mới. Trước đây, việc tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước chủ yếu là, từ trên xuống hoặc thông qua các hội nghị, các cuộc mít-tinh... Hiện nay phương pháp tiến hành cơng tác tư tưởng của TCCSĐ được tiến hành rất phong phú, đa dạng, vừa thông qua sinh hoạt của tổ chức Đảng, vừa thơng qua các tổ chức đồn thể quần chúng, các đơn vị đứng chân trên địa bàn như: Bộ đội biên phịng, các thầy cơ giáo...; vừa tun truyền, giải thích bằng các phương tiện thơng tin đại chúng, vừa tích cực tun truyền miệng, tuyên truyền cá biệt, đi vào tâm tư, tình cảm, trao đổi thuyết phục của từng đảng viên đối với các đối tượng.
Vấn đề nổi bật trong công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã ở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người là sự thực hiện khá thành công việc lồng ghép công tác tư tưởng vào nhiều loại hình hoạt động khác nhau, với sự tham gia của nhiều chủ thể, bằng nhiều phương thức khác nhau. Trong đó, xây dựng điền hình và thơng qua các điển hình để tiến hành cơng tác tư tưởng là một trrong những phương pháp được các TCCSĐ tiến hành có hiệu quả và thiết thực nhất.