Bám sát và xuất phát từ những vấn đề phát sinh hàng ngày ở cơ sở, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức trong hệ

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 144 - 145)

- Nguyên nhân của những hạn chế và thiếu sót

3.1.3. Bám sát và xuất phát từ những vấn đề phát sinh hàng ngày ở cơ sở, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức trong hệ

ngày ở cơ sở, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm nâng cao chất lượng cơng tác tư tưởng

Về nguyên tắc, công tác tư tưởng phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất chung của Đảng và phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, vì nhiệm vụ chính trị. Nhưng, khơng phải vì thế mà đi đến chỗ làm cho công tác tư tưởng chỉ dừng ở các vấn đề tầm vĩ mô cả nước, những vấn đề chung, không chú ý đến những vấn đề tư tưởng nảy sinh hàng ngày ở mỗi địa phương, đơn vị, mỗi cộng đồng dân cư.

Cách mạng XHCN là một cuộc cách mạng vĩ đại. Nó cần được phát huy trí tuệ của tồn Đảng, tồn dân, của mọi thành viên trong xã hội mới có thể hồn thành được. Phát huy dân chủ, lắng nghe và tiếp thu những ý kiến từ cơ sở là rất cần thiết để hoàn thiện, bổ sung vào Cương lĩnh, đường lối, làm cho Cương lĩnh, đường lối của Đảng luôn luôn đúng đắn. Mặt khác, trong quá trình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng sẽ xuất hiện những ý kiến trái ngược nhau, những vấn đề mới, những vướng mắc cá biệt của địa phương, cơ sở. Vì thế, phải biết lắng nghe ý kiến của cơ sở, bám sát cơ sở. Từng TCCSĐ phải chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề tư tưởng nảy sinh ở cơ sở mình. Những vấn đề thuộc về đường lối chung, về nguyên tắc tổ chức, phải luận giải, phân tích để làm cho mọi người nhận thức sâu sắc chủ trương, đường lối và quan điểm của Đảng, tạo ra sự thống nhất cao trong Đảng và trong xã hội. Các mâu thuẫn tư tưởng đều phải

được phát hiện và giải quyết ngay từ cơ sở. Không để các mâu thuẫn tư tưởng kéo dài, phát triển phức tạp thêm.

Ở đây có một vấn đề đáng chú ý là, khơng phải mọi mâu thuẫn tư tưởng ở cơ sở đều có nguyên nhân nảy sinh từ cơ sở, mà có thể bắt nguồn từ những bất cập trong một chủ trương nào đó của Đảng hoặc trong một chính sách, pháp luật, quy định cụ thể của Nhà nước. Những chỗ bất hợp lý, khơng phù hợp với thực tiễn trong chủ trương, chính sách của cấp trên làm nảy sinh mâu thuẫn tư tưởng, trong đó cơ sở là nơi thể hiện rõ nhất, vì cơ sở là cấp cuối cùng đưa mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Do đó, những ý kiến trở lại của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các cấp có thẩm quyền cần phải tiếp thu, nghiên cứu và xử lý một cách nghiêm túc, tránh tình trạng coi thường cơ sở, bỏ qua những ý kiến của đảng viên, quần chúng nhân dân ở cơ sở.

Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn tư tưởng ở cơ sở, TCCSĐ phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức trong hệ thống chính trị (chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh) và các đoàn thể xã hội khác. Mỗi tổ chức chính trị-xã hội là một binh chủng của mặt trận tư tưởng và phải tự làm tư tưởng cho chính tổ chức của mình. Khơng nên thụ động ngồi chờ hoặc đổ toàn bộ trách nhiệm về những yếu kém trong công tác tư tưởng và mâu thuẫn tư tưởng của địa phương, đơn vị mình cho tổ chức đảng, cho cấp trên và các tổ chức khác.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 144 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w