Giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân ở cơ sở theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 63 - 66)

dân, do dân và vì dân

Pháp luật có vị trí, vai trị rất to lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia. Trong lịch sử, bất kỳ giai cấp nào khi nắm quyền thống trị xã hội cũng quan tâm đến việc xây dựng pháp luật và giáo dục pháp luật, sử dụng pháp luật như một công cụ sắc bén nhất để quản lý xã hội.

Hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ... Tình hình và nhiệm vụ mới của đất nước đặt ra, đòi hỏi phải làm tốt công tác giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức pháp luật và văn hóa pháp luật cho mọi người dân.

Yêu cầu cơ bản cần đạt tới của việc giáo dục pháp luật hiện nay ở cấp cơ sở là phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên và mọi người dân ý thức sâu sắc về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, phê phán những quan điểm sai trái, các nhận thức lệch lạc, coi thường luật pháp, sống trên hoặc ngồi vịng luật pháp, đặt luật tục cao hơn luật pháp, "phép vua thua lệ làng"...

Công tác giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, đảng viên, có ý nghĩa rất then chốt, vì sự gương mẫu chấp hành pháp luật của các tổ chức Đảng, của cán bộ, đảng viên có sức thu hút và cảm hóa rất mạnh mẽ đối với các tầng lớp nhân dân. Và, chính họ là những người tổ chức, giáo dục cho nhân dân thực hành pháp luật nghiêm túc. Tuy nhiên, với đối tượng này, công tác tư tưởng của TCCSĐ lại phải làm cho từng cán bộ, đảng viên luôn nêu cao ý thức chấp hành Điều lệ Đảng. Là một cơng dân, đảng viên có nghĩa vụ chấp hành luật pháp. Ngồi trách nhiệm ấy ra, đảng viên cịn phải chấp hành Điều lệ Đảng. Là cơng dân, mọi người phải có trách nhiệm tuân thủ quy tắc xử sự chung của cộng đồng, của luật pháp. Nhưng, đã là một đảng viên thì ngồi nhiệm vụ chung, phẩm chất chung của một công dân, một thành viên xã hội, nhất thiết đảng viên phải có những phẩm chất đặc biệt, phải tuân thủ kỷ luật riêng của tổ chức đảng. Trong xã hội, mọi cơng dân có thể thực hiện những hoạt động của mình trong khn khổ pháp luật khơng cấm. Nhưng, khơng phải mọi điều cơng dân được phép thực hiện thì đảng viên cũng được thực hiện. Đảng viên còn phải tn theo tơn chỉ, mục đích của Đảng. Đảng phải "là đạo đức, là văn

minh". Đảng viên khơng thể hạ thấp mình xuống địi hỏi quyền và lợi ích như một quần chúng bình thường

Mặt khác, mọi tổ chức đảng, cán bộ và đảng viên phải nghiêm túc chấp hành pháp luật và các quy định quản lý của Nhà nước. Trong việc này, từng đảng viên phải có bản lĩnh chính trị cao, có tính chiến đấu mạnh mẽ, kiên quyết đấu tranh với các tư tưởng cục bộ địa phương, tùy tiện, vụ lợi, cá nhân chủ nghĩa. Nếu thiếu tỉnh táo và kiên quyết, đảng viên có thể làm ngơ hoặc cố tình trở thành tịng phạm trong các việc làm trái pháp luật như đã từng xảy ra: bán và cấp đất sai thẩm quyền; cho tư thương buôn lậu, khai thác gỗ, đào vàng để thu "lệ phí", lập quỹ đen; tự ý đặt ra các khoản phạt, huy động đóng góp của dân ngồi quy định chung; giam giữ người, tịch thu tài sản của công dân trái pháp luật; v.v... Vì vậy, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên phải được coi là nhiệm vụ có tầm quan trọng quyết định. Các đảng viên trong tổ chức chính quyền và các đồn thể, tổ chức kinh tế ở cơ sở không gương mẫu chấp hành pháp luật, thậm chí vi phạm pháp luật, thì TCCSĐ khơng thể làm trịn chức năng giáo dục pháp luật. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định: "Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, tự rèn luyện, phấn đấu nâng cao đạo đức cách mạng "cần kiệm, liêm chính, chí cơng, vơ tư", khắc phục chủ nghĩa cá nhân. Không được lợi dụng việc pháp luật chưa đồng bộ hoặc cơ chế chính sách cịn những chỗ sơ hở để làm ăn bất chính, đục kht của cơng. Các tổ chức đảng phải thường xuyên giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ cao cấp" [37, 141-142].

Để thực hiện tốt các yêu cầu cơ bản trên đây, các ban chấp hành đảng bộ, chi bộ cơ sở phải lãnh đạo tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phát huy vai trị của các tổ chức chính trị, xã hội ở cấp cơ sở (như Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Đồn thanh niên, Hội Cựu chiến binh) để tuyên truyền, giáo dục pháp luật,

chuyển tải những nội dung pháp luật đến từng bản làng, thơn xóm, cộng đồng dân cư. đến từng gia đình, từng đối tượng.

Giáo dục pháp luật là lĩnh vực có tính đặc thù rất cao trong cơng tác tư tưởng và phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý, phong tục, tập qn, lứa tuổi, giới tính... Do đó, TCCSĐ cần có nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật thích hợp, có hiệu quả cao. Ở cấp cơ sở, nên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới dạng hỏi, đáp. Đặc biệt, cần sử dụng các loại hình nghệ thuật, các phương tiện thơng tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền thanh địa phương, các pa-nơ, áp-phích vào việc tun truyền, giáo dục pháp luật. Đối với cơ sở xã, việc giáo dục pháp luật nên gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Kết hợp giáo dục thường xuyên với giáo dục theo chuyên đề, theo từng thời điểm cụ thể. Chẳng hạn, vào những dịp chuẩn bị bầu cử HĐND các cấp thì tổ chức đảng nên tuyên truyền, phổ biến Luật bầu cử, đối tượng là cử tri. Khi địa phương thực hiện cơng tác tuyển qn thì trọng tâm phổ biến luật ở cơ sở là hướng vào Luật nghĩa vụ quân sự, đối tượng chủ yếu là thanh niên. Đối với những đối tượng là nơng dân thì chủ yếu tun truyền, giáo dục Luật đất đai, Luật HTX. Ở những cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người thì TCCSĐ tun truyền các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, về cấm sản xuất, buôn bán và sử dụng các chất ma túy...

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w