Xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, giác ngộ cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 58 - 61)

cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Nhiệm vụ này vừa mang tính cơ bản, thường xuyên, vừa là nhiệm vụ cấp bách của TCCSĐ cấp xã. Bởi vì, cách mạng XHCN là một cuộc cách mạng triệt để, sâu sắc. Cuộc cách mạng này không chỉ làm thay đổi thể chế chính trị, hình thức cai trị xã hội của giai cấp này hay giai cấp khác mà còn phải tiến tới xây dựng một xã hội tiến bộ và công bằng. Mặt khác, sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta có nhiều nét đặc thù: nền kinh tế nghèo và chậm phát triển; cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý còn thiếu và non yếu rất nhiều mặt; kẻ thù đủ loại ln tìm cách chống phá; lý luận xây dựng CNXH ở một nước chậm phát triển vừa làm vừa nghiên cứu, tổng kết xây dựng lên... Tất cả những điều đó khiến cho nhiệm vụ xây dựng thế giới quan khoa học, cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi một người dân có cách nhìn và giải quyết cơng việc trên tinh thần khoa học, cách mạng trở thành vấn đề cấp thiết của TCCSĐ.

Xây dựng thế giới quan khoa học, cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở xã trong giai đoạn hiện nay có nghĩa là, phải thơng qua giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước làm cho mỗi người dân có được sự giác ngộ cách mạng trên cơ sở tri thức khoa học, có ý

chí độc lập, tự chủ, năng động sáng tạo, khơng hoang mang, dao động trước những khó khăn, thử thách, kể cả khi có những khó khăn, thử thách lớn. V.I. Lênin đã từng viết: "Sự xuất hiện của một giai cấp mới trên vũ đài lịch sử, với tư cách là người lãnh tụ và người lãnh đạo xã hội, khơng bao giờ diễn ra mà lại khơng có một thời kỳ "trịng trành" hết sức dữ dội, một thời kỳ chấn động, đấu tranh và bão táp, đó là một mặt; mặt khác, khơng bao giờ diễn ra mà khơng có một thời kỳ mị mẫm, thí nghiệm, do dự, ngả nghiêng trong việc lựa chọn những phương pháp mới đáp ứng với tình thế khách quan mới" [64, 235]. Đối với một nước có nền kinh tế chậm phát triển như Việt Nam lại xây dựng CNXH trong điều kiện quốc tế diễn biến phức tạp càng địi hỏi phải được trang bị vũ khí tư tưởng sắc bén cho cán bộ, đảng viên và cho mọi người dân. Trên tinh thần đó mà xây dựng và giữ vững niềm tin, khắc phục những nhận thức cịn mơ hồ, ảo tưởng hoặc duy ý chí. Đồng thời, "uốn nắn những nhận thức lệch lạc, những quan điểm mơ hồ, những biểu hiện dao động về tư tưởng, suy giảm niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng" [37, 141]. Kết quả những nỗ lực về tư tưởng của TCCSĐ trong giai đoạn hiện nay phải thể hiện ra ở việc theo kịp bước tiến mới của thời đại, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới trong sự phát triển xã hội. Chiều sâu, quy mơ và tính phức tạp của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra những yêu cầu rất cao đối với sự phát triển trí tuệ của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với nhãn quan chính trị, tư duy lý luận và thế giới quan của họ.

Hiện nay, trong Đảng ta, nhất là cơ sở xã, vẫn cịn có những quan điểm, tư tưởng coi thường việc giáo dục lý luận chính trị, giáo dục thế giới quan khoa học cho đảng viên. Khơng ít ý kiến cho rằng, cơ sở là cấp chiến thuật, chủ yếu thực hiện các chủ trương, đường lối, do đó cán bộ cơ sở khơng cần phải học tập, nghiên cứu lý luận nhiều, nếu có cũng chỉ cần học tập các chủ trương, chính sách hiện thời để áp dụng, khơng cần học hết các môn lý luận, nhất là các kiến thức triết học cao xa. Mọi vấn đề đã có các

cấp trên và trung ương lo, cơ sở không phải lo "chệch hướng". Sự thật cuộc sống lại hồn tồn khơng phải thế. Mặc dầu là cấp thực hiện đường lối, nhưng chính cơ sở lại là người góp phần rất quan trọng quyết định trên thực tế sự thành cơng của đường lối. Cán bộ, đảng viên có tư duy lý luận, nhận thức đúng đường lối, đúng tinh thần nghị quyết của Đảng thì quá trình thực hiện sẽ tránh mắc phải những vấp váp, sai lầm. Cán bộ, đảng viên ở cơ sở không ngừng được nâng lên về nhận thức, được trang bị lý luận và tri thức khoa học thì trong quá trình thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng sẽ chủ động và sáng tạo hơn, biết phát hiện những bất hợp lý, những hạn chế, thiếu sót của các nghị quyết, quyết định cụ thể của cấp trên, từ đó nghiên cứu, tổng kết, đóng góp ý kiến vào việc bổ sung, hồn thiện đường lối. Rõ ràng, ở đây có sự liên hệ rất chặt chẽ giữa chủ trương, đường lối của Đảng với nhận thức của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. V.I. Lênin đã chỉ rõ, nhiệm vụ của Đảng dân chủ - xã hội là nâng cao giác ngộ chính trị cho quần chúng, chứ khơng phải theo đi quần chúng. Theo đó, thơng qua cơng tác tư tưởng, TCCSĐ phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thốt khỏi thế giới quan duy tâm, có được thế giới quan duy vật, tin vào sức mạnh cải tạo thế giới của con người, có lập trường sống tích cực, khơng thụ động, sống an phận, cam chịu hoàn cảnh hoặc mơ tưởng vào những điều huyền bí. Thế giới quan duy vật cịn đối lập với lối tư duy chủ quan duy ý chí, ảo tưởng, đem sự sốt sắng, ý chí "cách mạng tiến công" thay cho sự cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện khách quan, muốn nhanh chóng thốt khỏi đói nghèo, lạc hậu, khắc phục hết các hiện tượng tiêu cực... trong khi điều kiện chưa cho phép. Đối với cán bộ, đảng viên, nhân sinh quan cách mạng và giác ngộ còn là sự nhận thức sâu sắc vai trò của quần chúng nhân dân, ở sự tôn trọng quần chúng, biết tổ chức, phát huy vai trò sáng tạo của nhân dân.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w