Các nhân tố gây trở ngại đến công tác tư tưởng

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 77 - 88)

- Nắm bắt và giải quyết kịp thời những tư tưởng mới phát sinh thường ngày ở cơ sở

2.1.2. Các nhân tố gây trở ngại đến công tác tư tưởng

Thứ nhất: Yếu tố địa hình.

Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ có địa hình khá độc đáo, kéo dài trên nhiều vĩ độ, như một hành lang giao thơng hẹp ở ngay chính giữa đất nước (nơi hẹp nhất dưới 50km - tại Quảng Bình). Đại bộ phận đồng bào các dân tộc ít người ở Bắc Trung Bộ cư trú ở những nơi có địa hình hiểm trở. Chẳng hạn, người H'Mông ở Kỳ Sơn, Nghệ An cư trú từng bản trên các sườn núi có độ cao từ 800m đến 1.000m so với mặt biển; người Thổ chủ yếu lập làng trong các thung lũng dưới chân núi hoặc ven theo bờ sơng; người Khơ Mú thích sống ở những nơi rừng sâu, núi cao, ở đầu nguồn các con sông lớn; người Rục ở Quảng Bình lại chọn nơi cư trú có hang đá hoặc gần với hang đá... Địa bàn có địa hình cấu tạo phức tạp như vậy khơng những dễ tạo ra những cát cứ, biệt lập trong sản xuất cũng như trong giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa vùng này với vùng khác, mà còn tạo cho con người tâm lý thụ động, tự ti, trơng chờ ỷ lại, ít năng động, sáng tạo. Việc tiếp nhận thông tin trên xuống, từ dưới lên và giữa vùng này với vùng khác cũng rất khó khăn, nhất là vào các mùa mưa lũ.

Thứ hai: Kết cấu hạ tầng phát triển chậm, phương thức sản xuất giản đơn, nhiều tiềm năng, thế mạnh của miền núi chưa được khai thác, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Theo số liệu của Ủy ban Dân tộc và miền núi các tỉnh trong vùng, hiện nay Bắc Trung Bộ đã có trên 90% số xã có đường ơ-tơ đến trung tâm xã. Đây là bước phát triển mới, mở ra xu hướng phát triển kinh tế - xã hội cho vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người. Mặc dầu có những tiến bộ vượt bậc như đã nói trên, nhưng do địa hình phức tạp, các tuyến đường về trung tâm xã chủ yếu được rải đá cấp phối, lại thường xun bị mưa lũ làm bào mịn, xói lở. Tình trạng ách tắc giao thông giữa xã này qua xã khác, giữa vùng này đến vùng khác là khá phổ biến.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, một số huyện miền núi vùng cao vùng đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã xây dựng được đường điện quốc gia đến các trung tâm huyện lỵ. Nhưng, do còn thiếu vốn, vật tư, khả năng đóng góp của nhân dân có hạn nên, ngồi một bộ phận dân cư ở khu vực trung tâm huyện lỵ, phần lớn nhân dân các xã các thơn xóm, bản làng vẫn chưa có điện. Đại bộ phận người dân vùng cao vẫn sử dụng dầu để thắp sáng. Có nơi bà con đồng bào sử dụng nguồn nước tự nhiên từ các khe suối để lắp thủy điện nhỏ, nhưng việc sử dụng cũng chỉ tạm thời, vì vào mùa khơ phần lớn các khe suối đều bị cạn kiệt nước.

Ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ, không chỉ vấn đề điện, đường và các yếu tố cần thiết để phục vụ nhu cầu đời sống vật chất cho con người còn nhiều bất cập, mà các điều kiện phục vụ đời sống tinh thần như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình cũng hết sức khó khăn, thiếu thốn. Khảo sát ở một huyện vùng cao Kỳ Sơn của tỉnh Nghệ An cho thấy, hiện nay 100% số xã chưa có trạm truyền thanh; chỉ có 2% số xã có trạm bưu điện. Tương tự như vậy, ở các huyện vùng cao như

Minh Hóa (Quảng Bình), Quan Hóa (Thanh Hóa), Hướng Hóa (Quảng Trị), số xã có trạm truyền thanh và trạm bưu điện đều chưa vượt tỷ lệ 2%.

Ở nông thôn miền núi, chợ là nơi giao lưu, trao đổi sản phẩm hàng hóa, nhưng trên thực tế chợ vùng cao cịn nghèo và đơn điệu. Chỉ tính trong tồn bộ 216 xã miền núi, vùng cao của tỉnh Thanh Hóa thì hiện mới chỉ có 19,1% số xã có chợ. Nghĩa là cứ 5 xã mới có một xã có chợ [105, 13]. Điều này phản ánh rõ nét về một nền kinh tế tự cung, tự cấp, chậm phát triển.

Ngoài những vấn đề đã nêu, hiện nay việc đầu tư xây dựng các cơng trình nước sạch cho miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người ở khu vực Bắc Trung Bộ cũng rất đáng quan tâm. Trên địa bàn miền núi Thanh Hóa hiện nay, 100% số xã chưa sử dụng nước máy. Ngoài một bộ phận nhỏ cư dân đã sử dụng nước giếng hợp vệ sinh, còn lại phần lớn bà con các dân tộc vẫn sử dụng nguồn nước từ sông, suối, để phục vụ nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Ở Thanh Hóa, huyện Bá Thước hiện có 72,89%, Lang Chánh 60% số hộ sử dụng nước sơng, suối. Điểm nổi bật là, càng lên cao thì tỷ lệ số xã sử dụng nguồn nước tự nhiên từ các sơng suối càng tăng dần (huyện Quan Hóa, Thanh Hóa hiện có 99,74% số hộ dùng nước sơng, suối) [105, 10].

Từ chỗ sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh lại cách xa các trung tâm y tế, nên hàng năm đồng bào dân tộc ít người ở vùng núi, vùng cao thường diễn ra các trận dịch như: sốt rét, tả, lỵ, thương hàn... cướp đi nhiều sinh mạng.

Do địa hình miền núi có cấu tạo phức tạp, núi non hiểm trở, lại bị chia cắt bởi hệ thống các sông suối nên khó áp dụng các thành tựu của khoa học vào miền núi để nâng cao năng suất lao động. Trong sản xuất, người dân chủ yếu sử dụng các công cụ lao động cầm tay thô sơ như cày, bừa, dao, cuốc... để làm đất, chăm sóc cây. Nói chung, với phương thức sản xuất đơn giản, năng suất các loại cây trồng thấp, phụ thuộc vào thiên nhiên, nên

đời sống của bà con đồng bào các dân tộc hết sức khó khăn, người dân ln ln nằm trong tình trạng thiếu đói, nhất là vào những dịp giáp hạt (Cục Thống kê Nghệ An cho biết, năm 1998, ở hai huyện miền núi, vùng cao là Tương Dương và Kỳ Sơn, bình quân lương thực đầu người chỉ đạt khoảng 15kg một tháng, trong đó bao gồm cả các loại hoa màu như: ngô, khoai, sắn). Nhiều xã vùng cao tỷ lệ hộ nơng dân thiếu đói có tới 70 - 80%, có xã 95%. Đó cũng là lý do vì sao nhiều hộ nơng dân phải di cư vào Nam, ra Bắc hoặc sang Lào, Thái Lan làm các nghề để kiếm sống.

Do phương thức sản xuất giản đơn, phân tán, khối lượng hàng hóa chưa nhiều, mạng lưới giao thơng bị ách tắc nên thương nghiệp khơng có điều kiện để phát triển. Trong cơ chế cũ, thương nghiệp ở miền núi có hình thành, nhưng cũng chỉ làm chức năng phân phối, cấp phát các mặt hàng thiết yếu của Nhà nước đối với miền núi, chứ chưa thực sự đóng vai trị lưu thơng hàng hóa, kích thích sản xuất phát triển. Khi Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, tuy ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người có tạo ra được một số sản phẩm hàng hóa, nhưng một mặt khối lượng hàng hóa cịn ít, khơng đủ sức cạnh tranh trên thị trường, mặt khác giao thông ở miền núi không thuận lợi, xa đường sắt, đường bộ, đường sơng, việc hình thành các trung tâm chợ vừa chậm, vừa đơn điệu, kinh tế miền núi ln ln nằm trong tình trạng tự cung, tự cấp, khép kín. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nhận thức, tư duy kinh tế của người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít năng động, sáng tạo, bị khn chặt trong một phạm vi hạn hẹp.

Thế mạnh của miền núi, vùng cao hiện nay vẫn là trồng trọt và chăn ni. Chính trên những vùng đất này có thể hình thành các vườn cây công nghiệp ngắn và dài ngày như quế, tiêu, cà-phê, luồng... tạo ra sản phẩm

hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Mặt khác, cũng ở miền núi, nhiều cánh đồi, đồng cỏ rộng lớn có thể hình thành các trang trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, dê, ngựa, hươu sao... Tuy nhiên, cả hai thế mạnh trồng trọt và chăn ni của miền núi đều bị kìm hãm, chưa phát triển.

Thực ra, ở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người, có nơi, có thời kỳ đã hình thành tương đối rõ các vùng chăn ni và vùng trồng trọt. Nhưng, một mặt, khí hậu và thời tiết ở miền núi quá khắc nghiệt, nhiệt độ hàng năm diễn biến thất thường, các đợt mưa, rét, gió mùa kéo dài... khơng cho phép người dân có thể sinh sống đơn thuần bằng nghề chăn nuôi; toi, dịch rất phổ biến, đồng bào các dân tộc không dám bỏ vốn đầu tư để phát triển chăn nuôi, mặc dầu thế mạnh về chăn nuôi ở miền núi là rất lớn. Mặt khác, như trên đã đề cập, cả trồng trọt và chăn nuôi ở miền núi đều bế tắc về thị trường và lưu thơng hàng hóa. Do đó, người dân lại trở về với tâm lý sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp. Yếu tố này đã và đang là lực cản mạnh mẽ miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người bước vào thực hiện chủ trương cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ ba: Mật độ dân cư thưa, sống thiếu tập trung và có sự đan xen giữa các tộc người khá đậm nét.

Đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy trong hình thức cư trú của đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là sống rải rác, phân tán và trải dài trên diện rộng. Nhiều khi, trên một ngọn đồi hoặc cả một vùng đất bao la mà chỉ có vài nóc nhà. Họ cư trú theo dịng họ hoặc theo hộ gia đình lớn. Các thành viên trong gia đình, sau khi lập gia đình riêng, được bố trí ở gần khu vực gia đình của bố mẹ, dần dần tạo thành một quần cư. Khoảng cách giữa bản làng này đến bản làng khác rất xa. Có những bản cách nhau từ 20km đến 70km. Số liệu có được ở Ủy ban dân tộc và miền núi tỉnh Nghệ An cho thấy, hiện nay ở huyện vùng cao Kỳ Sơn, bình qn chỉ

có 27,4 người/km2, cá biệt có nơi chỉ có 3 người/ km2. Mấy năm trở lại đây, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội miền núi theo tinh thần các nghị quyết của Đảng, việc cư trú của đồng bào dân tộc ít người có sự phân bố lại. Nhiều xã, bản đã có 40 đến 50 hộ. Tuy nhiên, do tập quán sản xuất, canh tác của đồng bào cịn thấp kém, có nơi cịn du canh, du cư, hơn nữa công tác chỉ đạo thực hiện định canh, định cư của nhiều địa phương còn hạn chế, nên nhiều dân tộc có xu hướng phân tán, xé nhỏ để sinh sống cho phù hợp với điều kiện sản xuất nương rẫy... Các yếu tố này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền núi, vùng cao.

Ở vùng núi, vùng cao các tỉnh Bắc Trung Bộ, ngoài một số cư dân bản địa ra cịn có nhiều dân tộc ít người khác cư trú, sinh sống đan xen với nhau. Lịch sử hình thành của các dân tộc cũng hồn tồn khác nhau. Chẳng hạn, người Bru (ở huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) vốn là cư dân nơng nghiệp có trình độ tương đối phát triển. Xưa kia họ thường sinh tụ ở miền Trung Lào. Sau những biến động lịch sử diễn ra hàng thế kỷ, họ đã phải di cư đi các nơi. Một số người đi theo hướng Tây Bắc sang Thái Lan. Một bộ phận đi về hướng Đông, tụ cư ở miền tây Quảng Trị Việt Nam. Họ dựng làng ở khu vực quanh hòn núi Vân Kiều. Về sau, người ta lấy tên của hòn núi đặt cho một tổng của họ và do đó đồng bào thường được gọi là đồng bào Vân Kiều" [42, 5-6]. Bên cạnh nhóm Bru Vân Kiều có nhóm Bru Ma Coong hiện đang cư trú ở miền tây Quảng Bình "gồm người Khùa ở xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa và Ma Coong ở hai xã Thượng Trạch, Tân Trạch, huyện Bố Trạch. Căn cứ vào các truyền thuyết lịch sử và các địa danh, đây chính là một bộ phận ở Lào được gọi là Ma Coong sang Việt Nam vào những thời gian muộn hơn nhiều so với nhóm Bru Vân Kiều. Trong q trình di cư, nhóm người này đã từng cư trú trên những địa điểm cách nơi cư trú hiện nay hàng 3 đến 4 ngày đường về phía Đơng. Sau này,

do sự phát triển của người Việt về phía Tây mà họ đã lùi về những địa điểm như hiện nay cư trú" [10, 127]. Ngoài một bộ phận cư dân được dịch cư từ Lào sang như đã nói trên, ở Bắc Trung Bộ cịn có sự dịch cư của các dân tộc ít người từ các tỉnh phía Bắc đến như: Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng. Theo số liệu của Ủy ban dân tộc và miền núi tỉnh Thanh Hóa và kết quả nghiên cứu của các nhà dân tộc học thì người H'Mơng ở Quan Hóa hiện nay chủ yếu được dịch cư từ Cao Bằng vào. Tương tự như vậy, do biến thiên của lịch sử, nhất là trong các cuộc giao tranh dưới thời Trịnh - Nguyễn, các thủ lĩnh người dân tộc cũng nằm trong đạo quân của triều đình đi "chinh phạt" Bắc - Nam. Sau khi hồn thành nhiệm vụ, họ không trở về quê cũ nữa mà lấy vợ, sinh con rồi lập làng ở những vùng đất mới. Theo gia phả của họ Trương, họ Cao hiện ở huyện vùng cao Minh Hóa, Quảng Bình thì tổ tiên của những người tụ cư, sinh sống hiện tại chủ yếu từ Thanh Hóa và Nghệ An vào...

Sự sinh sống có tính chất đan xen đó là xu hướng khách quan trong quá trình vận động, phát triển của các dân tộc. Nhưng, điểm đáng chú ý ở đây là tính chất "tộc người" ở vùng cao các tỉnh Bắc Trung Bộ khơng thuần nhất. Có nghĩa là, trên một địa bàn cư trú, khơng có nơi nào thuần nhất là người Mường hoặc người Thái, mà vừa có người Thái, vừa có cả người Thổ... Khơng có biên giới của các thành phần dân tộc, chỉ có số lượng cư dân của mỗi dân tộc nhiều hay ít mà thơi. Đặc điểm này vừa nói lên tính thống nhất, đồng thời vừa phản ánh tính phức tạp của mỗi đơn vị hành chính khi có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc mang một ngơn ngữ, một sắc thái văn hóa riêng. Điều này vừa là tiền đề, là điều kiện để các dân tộc giao lưu văn hóa lẫn nhau, nhưng vừa ẩn chứa đằng sau đó những mầm mống về một nguy cơ mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc nếu tổ chức đảng, chính quyền nhà nước ở những nơi đó khơng tạo lập được tiếng nói chung, lợi ích chung, khơng tạo ra sự bình đẳng trên thực tế giữa các dân tộc.

Thứ tư: Mặt bằng dân trí vùng này cịn thấp, cịn duy trì và tồn tại ba thiết chế xã hội chi phối mạnh mẽ đời sống văn hóa tinh thần đồng bào các dân tộc.

Số liệu tổng hợp từ rất nhiều nguồn khác nhau cho thấy, những năm trở lại đây, mặc dầu đã có những bước phát triển nhất định trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, nhìn chung mặt bằng dân trí, cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống tinh thần của người dân vùng núi, vùng cao còn đặt ra nhiều điều đáng băn khoăn, lo lắng.

Hiện nay, tồn vùng đã có 100% số xã có trường cấp I; 90% số xã có trường cấp II. Nhưng, tỷ lệ người có trình độ tốt nghiệp phổ thơng trung học trở lên lại quá thấp. Ví dụ, ở huyện Kỳ Sơn, cứ 35 người mới có một người tốt nghiệp phổ thơng trung học cơ sở; 255 người mới có một cán bộ có trình độ trung cấp; 1850 người mới có một người có trình độ đại học. Đáng chú ý là, cứ 12.952 người mới có một bác sĩ.

Ở địa bàn miền núi, vùng cao của tỉnh Thanh Hóa thì bình qn cứ 1 vạn dân có 15 bác sĩ. Trong khi đó, địa bàn miền núi vừa rộng, vừa phức

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 77 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w