Các khuynh hướng tư tưởng tiêu cực, những băn khoăn lo lắng của cán bộ, đảng viên và nhân dân hiện nay

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 92 - 96)

Thứ nhất: Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục

tiêu, lý tưởng XHCN chưa thật sâu sắc và vững chắc. Điều này được biểu hiện qua hai khuynh hướng. Có khuynh hướng cho rằng, CNXH lâm vào khủng hoảng, thoái trào đồng nghĩa với sự mất đi lý tưởng XHCN. Con đường XHCN mà nhân loại hướng tới đã rơi vào ngõ cụt, dường như bế tắc. Khuynh hướng khác lại cho rằng, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường là khơng có cơ sở vững chắc để giữ vững mục tiêu CNXH. Những quan điểm tư tưởng của một số người theo khuynh hướng này chủ yếu là dựa vào những biểu hiện tiêu cực do mặt trái của cơ chế thị trường tạo ra như: tham nhũng, buôn lậu, sự phân hóa giàu nghèo... Đáng chú ý là, có những quan điểm tư tưởng xuyên tạc, tuy khơng phổ biến, nhưng tác hại của nó lại rất lớn đối với sự đồn kết thống nhất giữa các dân tộc như: Đảng và Nhà nước chỉ quan tâm đến miền núi trong thời kỳ kháng chiến trước đây, còn hiện nay, khi đất nước đã hịa bình, độc lập thì Đảng và Nhà nước đã "quên miền núi", "bỏ rơi miền núi và đồng bào dân tộc"; "CNXH đi xuống miền xuôi chứ không lên miền núi"...

Thứ hai: Nhận thức về kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường cịn giản đơn, chưa bứt ra khỏi tư tưởng, tâm lý của người sản xuất nhỏ, làm ăn phân tán, tự cấp tự túc

Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là cơ hội tốt để đồng bào các dân tộc phát huy hết mọi thế mạnh của miền núi vào phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Tuy nhiên, nhận thức về kinh tế hàng hóa của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc cịn rất giản đơn. Tình trạng đất chưa có chủ cịn lớn. Đất trống, đồi trọc chưa được khai thác và sử dụng còn nhiều. Các thế mạnh về trồng trọt, chăn nuôi và phát triển nghề rừng chưa được phát huy. Người nông dân vẫn quen với tâm lý sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, nặng kinh tế tự nhiên, khai thác chiếm đoạt chứ chưa hình

thành rõ nét tư tưởng sản xuất hàng hóa có quy mơ lớn. Sản xuất khơng gắn với thị trường, không gắn với việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó, các sản phẩm làm ra chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu ni sống gia đình, chứ ít có tích lũy hoặc mang ra trao đổi trên thị trường. Nét nổi bật trong tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc ít người về sản xuất hàng hóa là tư tưởng chờ "ăn sẵn"; muốn có ngay sản phẩm hàng

hóa, chứ chưa xây dựng được ý thức kiên trì, chịu khó, thậm chí phải chấp nhận những rủi ro. Vì thế, mặc dầu chúng ta đã có một thời gian dài thực

hiện kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhưng ở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người ở Bắc Trung Bộ rất ít được tìm thấy những cánh rừng có người nhận khốn bảo quản, chăm sóc có quy mơ lớn, quy củ hoặc những đàn gia súc, gia cầm có từ vài trăm con trở lên.

Thứ ba: Tư tưởng tự ti, trơng chờ ỷ lại, tư tưởng bảo thủ cịn rất nặng nề

Đồng bào các dân tộc ít người thường quan niệm mình là dân tộc nhỏ so với nhiều dân tộc khác. Tác hại của tư tưởng này là làm cho con người giảm ý chí vươn lên, tự khép mình trong những khn mẫu chật hẹp;

"an thân, thủ phận", thúc thủ trước tự nhiên và xã hội, nản chí trước những thất bại tạm thời... Gắn liền với tư tưởng tự ti là tư tưởng tự mãn. Tư tưởng

này cũng tồn tại khá phổ biến trong cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc. Tư tưởng tự mãn, dễ hài lòng với kết quả đã đạt được làm hạn chế ý chí phấn đấu vươn lên. Tư tưởng này ăn sâu vào trong đời sống tinh thần xã hội của đồng bào dân tộc, trở thành phong tục, tập quán. Người dân vùng cao quan niệm "mùa nào, áo ấy"... Sau mỗi vụ sản xuất, họ có thể thu được vài ba tấn thóc, nhưng gia đình của họ cũng có thể lâm vào tình trạng thiếu đói do chi tiêu khơng có kế hoạch, hoặc do gia chủ sa vào những cuộc hội hè, cờ bạc... Ngồi tính tự ti, tự mãn ra thì tư tưởng trơng chờ, ỷ lại cũng tồn tại rất phổ biến ở cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc. Trên thực

tế, có rất nhiều cơng việc lẽ ra địa phương giải quyết được, như bắc các cầu vừa và nhỏ qua khe suối để giải quyết việc đi lại cho nhân dân, hoặc việc dựng nhà, sửa chữa bàn ghế cho con em học..., nhưng rất ít được quan tâm chú ý, vẫn dựa vào Nhà nước hoặc đợi chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Tư tưởng bảo thủ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc ít

người cũng rất nặng nề. Biểu hiện của tư tưởng này là không muốn tiếp thu những cái mới, cố giữ lấy tư tưởng, quan điểm cũ khi điều kiện, hoàn cảnh đã thay đổi, xem kinh nghiệm của mình là duy nhất đúng, nhất là ở các cán bộ cao tuổi, có q trình cơng tác lâu năm, các già làng, trưởng bản. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, người có quan điểm bảo thủ lại muốn áp đặt quan điểm, tư tưởng cá nhân của mình buộc người khác phải khn theo. Khi tư tưởng đó khơng được nhiều người ủng hộ thì họ tìm cách biện minh cho quan điểm của mình, cá biệt có trường hợp dẫn đến các biểu hiện khơng lành mạnh như kích động, lơi kéo nhiều phần tử tiêu cực đứng về phía mình.

Tư tưởng bảo thủ đối lập với tư tưởng năng động, sáng tạo; từ bảo thủ mà hoài nghi tất cả mọi sự tìm tịi cái mới. Bảo thủ khơng những có tác hại níu kéo cộng đồng cùng chung số phận, mà còn là mảnh đất tốt để cho các lề thói xấu trú ngụ. Điều đáng quan tâm là tư tưởng bảo thủ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân vùng cao, vùng đồng bằng dân tộc ít người đã khơng lệ thuộc vào tuổi đời, giới tính, cũng khơng phụ thuộc vào thời gian cống hiến cho cách mạng nhiều hay ít, mà nó tồn tại như một tật xấu riêng trong nhận thức của mỗi con người.

Bên cạnh các khuynh hướng tư tưởng diễn biến tích cực và tiêu cực như đã trình bày, hiện nay cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc ít người ở Bắc Trung Bộ rất băn khoăn, lo lắng về hướng phát triển kinh tế

miền núi chưa rõ. Đối với miền núi thì trồng cây gì, ni con gì để mang lại hiệu quả kinh tế cao trong khi kết cấu hạ tầng phát triển chậm, giao thông cản trở, thời tiết diễn biến phức tạp và khắc nghiệt đang còn là vấn đề đặt ra; người dân lo lắng trước những khó khăn trong giáo dục, y tế. Đó là thực trạng ốm đau, dịch bệnh không đủ thuốc để chữa trị, con em không đủ điều kiện để đến trường hoặc học cao thêm do điều kiện sống của gia đình quá nghèo, thu nhập thấp, xa trường sở...; đảng viên và nhân dân vùng cao rất lo lắng trước sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội ta, nhất là giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi, kỷ cương phép nước không nghiêm, buôn lậu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội phát triển.

2.2.2. Thực trạng chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơsở đảng cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung sở đảng cấp xã vùng đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay

Những năm qua, trước yêu cầu mới của nhiệm vụ chính trị của Đảng và sự diễn biến tư tưởng đa dạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, TCCSĐ và các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp xã ở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ đã tiến hành nhiều hoạt động tư tưởng, đem lại những kết quả thiết thực. Đi sâu xem xét chất lượng công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã ở vùng này trên một số

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w