Sự tác động của tình hình thế giới đến nước ta và âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch bằng chiến lược "diễn biến hòa bình"

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 52 - 57)

hoại của các thế lực thù địch bằng chiến lược "diễn biến hịa bình"

Trong nhiều văn kiện quan trọng, Đảng ta đã đề cập đến sự hợp tác và giao lưu quốc tế, với tinh thần "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước" trên thế giới, theo ngun tắc tơn trọng chủ quyền, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi... Hợp tác và giao lưu quốc tế hiện nay, một mặt, chúng ta có điều kiện tiếp nhận được vốn, khoa học - công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước; mặt khác, cũng thông qua hợp tác, giao lưu với quốc tế lại xuất hiện đồng thời các vấn đề mới, phức tạp, trong đó có những tác động khơng thuận về mặt tư tưởng. Trong hội nhập, chúng ta phải tiếp xúc với nhiều nước có chế độ chính trị và nền văn hóa khác nhau. Nhiều nước vốn là bạn bè cũ cùng con đường, cùng hệ tư tưởng, cùng chế độ XHCN nay đã khác trước. Các nước tư bản phát triển đang lũng đoạn, chi phối mạnh mẽ các quan hệ quốc tế. Điều đó cũng nói lên giữa thời cơ và thách thức luôn luôn đan xen đối với cách mạng nước ta. Tính phức tạp của cơng tác tư tưởng trong điều kiện hợp tác và giao lưu quốc tế không chỉ diễn ra ở cấp vĩ mô, ở những bộ, ngành trực tiếp làm ăn với nước ngoài, mà sự phức

tạp đó cịn diễn ra ngay ở cấp cơ sở - nơi thực hiện các dự án đầu tư của nước ngồi hoặc các nơi có khả năng phát triển về du lịch, thương mại.

Ngồi những tác động nói trên, hiện nay cách mạng nước ta đang phải chống trả hàng ngày, hàng giờ với âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hịa bình" do các thế lực thù địch thực hiện - chiến lược đã "công phá" và làm sụp đổ một mảng lớn của hệ thống XHCN vốn có thời gian tồn tại khá dài.

Sau khi CNXH ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch ráo riết tăng cường chống phá cách mạng Việt Nam. Dưới con mắt của những kẻ chống phá CNXH, Việt Nam có nhiều cơ sở và điều kiện để thực hiện chiến lược "diễn biến hịa bình".

- Trong xã hội Việt Nam vẫn còn những phần tử chống CNXH, một số do được cài cắm, bố trí nhằm thực hiện "một Việt Nam hậu chiến" của các thế lực phản động, một số trước đây hoạt động trong bộ máy chính quyền cũ của ngụy quyền Sài Gòn, sau khi bị cách mạng đánh đổ, chúng hoặc di tản, chạy trốn ra nước ngồi hoặc khốc "chiếc áo" bề ngoài là người lao động, nhưng bên trong vẫn ni mộng phục thù, khi có cơ hội là móc nối, câu kết với bọn phản động lưu vong ở ngoài nước và các phần tử bất mãn, bị xử lý theo pháp luật hoặc theo kỷ luật đảng, xử lý hành chính - tổ chức... để chống Đảng, chống phá cách mạng.

- Việt Nam là một nước đa dân tộc (53 dân tộc ít người với 9 triệu dân), nhiều tơn giáo (6 tơn giáo lớn với khoảng 20 triệu tín đồ). Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch lừa bịp, mê hoặc các tầng lớp quần chúng nhân dân kém giác ngộ, lôi kéo họ tham gia hoặc làm hậu thuẫn để chúng chống lại chính quyền.

- Trong kinh tế thị trường và mở cửa, một số người chạy theo lối sống thực dụng, chỉ quan tâm đến lợi ích vật chất, hưởng lạc, coi nhẹ các giá trị tinh thần, nhất là tư tưởng đạo đức, lối sống truyền thống; đề cao

lợi ích cá nhân cực đoan, coi nhẹ, thậm chí làm hại lợi ích cộng đồng; chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt, coi nhẹ, khơng quan tâm tới lợi ích cơ bản lâu dài; tuyệt đối hóa đồng tiền, coi đồng tiền là trên hết; làm giàu bất cứ giá nào, kể cả lừa đảo, gây tội ác, sẵn sàng chà đạp lên lương tâm và nhân phẩm...

Cơ chế kinh tế thị trường, mặc dầu đã phát huy tác dụng tích cực làm cho nền kinh tế tăng trưởng, nhưng mặt trái của nó ngày càng bộc lộ rõ và có mặt nghiêm trọng, đặt ra hàng loạt vấn đề xã hội nan giải (thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo, bn lậu, làm hàng giả, trốn thuế, hối lộ, tham nhũng, di cư tự do, nghiện hút, cờ bạc, mại dâm...), làm xói mịn những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Bước vào nền kinh tế thị trường chúng ta lại chưa có nhiều kinh nghiệm về lãnh đạo và quản lý. Có những cái mà - theo cách nói của V.I. Lênin - chúng ta phải học lại từ đầu. Những thiếu sót, sai lầm và sự phức tạp bất lợi cho nền kinh tế XHCN - như đã nói trên - là điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch tiến hành "diễn biến hịa bình".

Trong chiến lược "diễn biến hịa bình", các thế lực chống CNXH tác động tồn diện, trong đó trọng tâm chính là hướng vào lĩnh vực tư tưởng chính trị, tổ chức, kinh tế, tơn giáo và dân tộc. Mục tiêu chính của hoạt động phá hoại về tư tưởng chính trị của các thế lực thù địch là nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng trong các tầng lớp nhân dân; gây dựng hệ tư tưởng tư sản, lối sống thực dụng trong các thế hệ người Việt Nam; tạo dựng những tên tay sai làm ngọn cờ quy tụ những phần tử chống CNXH ở Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu chống phá về chính trị, tư tưởng, các thế lực thù địch đã tiến hành các hoạt động tuyên truyền, kích động nhằm vào các nội dung: phủ nhận những thành tựu của CNXH hiện thực, phủ nhận những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoài nghi, chống đối cương lĩnh và đường lối của Đảng, sử

dụng vấn đề "nhân quyền" để kích động tư tưởng đối với một số người thiếu hiểu biết, dùng vấn đề tự do, dân chủ tư sản, đa nguyên chính trị gây sức ép địi Nhà nước bng lỏng chun chính, "lợi dụng triệt để những sai lầm trong quá trình xây dựng CNXH của Đảng và Nhà nước Việt Nam để kích động nhân dân chống chế độ XHCN" [108, 63], xem đó là thủ đoạn tinh vi và hữu hiệu nhất.

Trên lĩnh vực kinh tế, âm mưu của các thế lực thù địch trong "diễn biến hịa bình" là nhằm làm cho nền kinh tế Việt Nam suy yếu, lệ thuộc vào các nước tư bản phát triển và các tổ chức kinh tế quốc tế do các nước này lũng đoạn, khi kinh tế đã hồn tồn lệ thuộc sẽ chuyển hóa chế độ chính trị. Những hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế trong "diễn biến hịa bình" mà các thế lực thù địch thường sử dụng là: thông qua liên kết, hợp tác kinh tế với Việt Nam để xây dựng cơ sở chính trị - xã hội theo chế độ TBCN; thông qua sự giúp đỡ, viện trợ kinh tế để tăng cường gây sức ép về chính trị; thơng qua IMF, WB, các khoản viện trợ FDI và phi chính phủ hỗ trợ kinh tế tư nhân, địi tư nhân hóa, thu hẹp kinh tế nhà nước và sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, qua tự do hóa thương mại để gây thua thiệt cho nền kinh tế Việt Nam; thơng qua chính sách mở cửa làm ăn kinh tế của ta để trà trộn thu thập tình báo trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Ngoài các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam trên các lĩnh vực chủ yếu nói trên, hiện nay các thế lực thù địch cịn chống phá cách mạng nước ta thông qua vấn đề dân tộc, tơn giáo. Dân tộc, tơn giáo, tự nó vốn chứa đựng những phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến rất nhiều vấn đề trong đời sống tinh thần xã hội. Những năm gần đây, mâu thuẫn xung đột sắc tộc, dân tộc ở nhiều nước trên thế giới có chiều hướng gia tăng, trở thành mối quan tâm sâu sắc của nhiều quốc gia có đa thành phần dân tộc, tơn giáo. Ở nước ta, các dân tộc từng sống gắn bó, hịa thuận lâu đời, có cùng chế độ, cùng một nhà nước, cùng có sự lãnh đạo thống nhất, duy nhất

của một đảng, nhưng các dân tộc ở nước ta lại có nguồn gốc lịch sử, phong tục, tập quán tâm lý và trình độ phát triển khác nhau. Âm mưu của các thế lực thù địch đối với nước ta trong vấn đề này là chia rẽ, lôi kéo các dân tộc, tạo ra những mâu thuẫn ngay bản thân nội bộ các dân tộc và giữa dân tộc này với dân tộc khác. Lợi dụng chính sách mở cửa của ta, kẻ địch đã và đang len lỏi sâu vào những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người bằng những hình thức và biện pháp tinh vi. Ở nhiều nơi, chúng đã học tiếng dân tộc để tiếp xúc, trao đổi và tìm hiểu tâm lý, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc. Đáng chú ý là, một số đài phát thanh nước ngồi đã có những chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc liên tục xun tạc, nói xấu, cơng kích đường lối đổi mới của nước ta. Trong những năm qua, các thế lực thù địch đã tập trung vào các hướng chính: khơi dậy mâu thuẫn hận thù dân tộc do các vấn đề phức tạp của lịch sử để lại; kích động tư tưởng địi tự trị dân tộc; lợi dụng những khó khăn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc ít người để xuyên tạc, đả kích đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Phương pháp tiến hành cho những hoạt động này là chúng dựa vào những người có uy tín như trưởng thôn, trưởng bản, già làng để thu hút, lôi kéo, nắm dân, nắm tâm lý và tâm tư, tình cảm của đồng bào các dân tộc.

Như vậy, trước tình hình và nhiệm vụ mới của đất nước, công tác tư tưởng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đổi mới thực sự là một cuộc cách mạng sâu sắc, diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Cơng tác tư tưởng phải đi trước một bước và bám sát q trình đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để định hướng cho các hành động cách mạng, phát huy sức mạnh của tồn dân tộc, khắc phục những trì trệ, lệch lạc có thể phát sinh.

1.2.2. Vai trị và nhiệm vụ cơng tác tư tưởng của tổ chức cơ sởđảng cấp xã hiện nay đảng cấp xã hiện nay

Một phần của tài liệu Ths-CTH-nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng cấp xã (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w