- Nguyên nhân của những hạn chế và thiếu sót
3.1.4. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây và chống trong công tác tư tưởng của TCCSĐ
tác tư tưởng của TCCSĐ
"Xây" và "chống" là hai q trình có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ trong cơng tác tư tưởng của Đảng. Có "xây" tốt mới có điều kiện để "chống" tốt. "Chống" tốt là điều kiện để "xây" tốt. Nếu chỉ chú trọng mặt
xây dựng những quan điểm tư tưởng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà khơng coi trọng việc chống lại những quan điểm, tư tưởng phản động, sai trái, những tư tưởng độc hại thì những tư tưởng khoa học, cách mạng dễ bị kẻ xấu xuyên tạc, bơi nhọ, làm xói mịn giá trị khoa học của nó trong tư tưởng cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Mặt khác, nếu chỉ nhấn mạnh vấn đề chống lại những quan điểm, tư tưởng độc hại mà xem nhẹ việc xây dựng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân những quan điểm tư tưởng khoa học, cách mạng, được phát triển trong điều kiện hồn cảnh mới thì hồn tồn trái với ngun lý về cơng tác tư tưởng và quy luật phát triển của tư tưởng.
Việc xây dựng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay bao gồm nhiều nội dung. Trong đó, cần chú trọng xây dựng tư tưởng khoa học,
cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho mọi
hoạt động thực tiễn của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc ít người được chỉ dẫn và soi sáng bởi tư tưởng khoa học, cách mạng. Xây dựng ý thức tôn trọng khoa học, đề cao lý luận, vận dụng các tư tưởng khoa học vào trong sản xuất và đời sống, hạn chế việc sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, tư tưởng kinh nghiệm chủ nghĩa. Xây dựng trong các tầng lớp nhân dân tư tưởng năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, khơng cam chịu đói nghèo và lạc hậu, tinh thần tập thể, đồn kết trong xóa đói, giảm nghèo. Phải coi việc "giải phóng con người, xây dựng hạnh phúc của gia đình là sự nghiệp tập thể của cả cộng đồng, của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Mỗi người mà chỉ lo cho mình theo khẩu hiệu mọi người vì mình và thượng đế lo cho mọi người thì xã hội sẽ tan rã" [111].
Coi trọng xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh. "Đó là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội,
vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo nên trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" [39, 54].
Xây dựng đời sống văn hóa mới ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người trong giai đoạn hiện nay, một mặt, phải gắn liền với việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng làng, bản. Phát huy tính sáng tạo trong hoạt động sản xuất và hoạt động xã hội cho mỗi thành viên trong cộng đồng. Làm sao để tính cố kết cộng đồng ngày một củng cố và phát triển, nhưng mỗi thành viên, cá nhân vẫn được giải phóng và khẳng định. Mặt khác, cần chú ý xây dựng đời sống văn hóa trong mỗi gia đình. Bởi vì, gia đình chính là tập thể xã hội đầu tiên của con người, là nơi có chức năng giáo dục cho mỗi người từ thuở ấu thơ biết phân biệt cái thiện và cái ác, cái cao thượng và cái thấp hèn, cái tốt đẹp và cái xấu xa. Trong vấn đề này, phải thấy rằng, gia đình có thể là nơi bồi dưỡng và phát triển những nhân cách của mỗi một thành viên, nhưng gia đình cũng có thể là sức mạnh đáng sợ khi nó là cái lơ-cốt kiên cố, nơi ẩn náu những phong tục và lề thói cũ. Bởi vậy, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân tại các vùng có đơng đồng bào dân tộc, phải gắn rất chặt với việc xây dựng đời sống văn hóa của mỗi gia đình.
Cách mạng tư tưởng - văn hóa là sự nghiệp khó khăn, lâu dài. Từ một ý tưởng tiến bộ đi đến hình thành một thuần phong mỹ tục phải trải qua hàng bao thế hệ. Những gì đã trở thành văn hóa, nghĩa là ăn sâu vào tâm lý, nếp sống, sẽ trở nên bền vững, kiên cố, có sức sống lâu dài.
Trong điều kiện quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch đang tìm cách xóa bỏ những nước theo con đường XHCN cịn lại, công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã ở vùng đồng bào dân tộc ít người lúc
này còn phải hướng đến việc xây dựng tinh thần đồn kết, khơng phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, người bản địa và người di cư, miền núi và miền xi... Nếu để khối đại đồn kết giữa các dân tộc bị tổn thương, phá vỡ thì kẻ thù đủ loại, kể cả các thế lực bên ngoài sẽ lấy cớ can thiệp vào công việc nội bộ nước ta. Những cuộc chiến tranh cục bộ của một số nước trong những năm cuối của thế kỷ XX đều ít nhiều có ngun nhân từ vấn đề xung đột sắc tộc, tơn giáo.
Công tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã ở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người, một mặt, phải hướng đến xây dựng những nội dung tư tưởng như đã nêu trên; mặt khác, cần phải ra sức đấu tranh chống lại những tư tưởng đã và đang cản trở đến công cuộc xây dựng CNXH ở miền núi. Trong đó, cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu như sau:
- Chống tư tưởng, tâm lý của người sản xuất nhỏ. Biểu hiện của tư tưởng này là sản xuất theo kiểu giản đơn, phân tán, phụ thuộc vào thiên nhiên là chính. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là để tiêu dùng, chứ không phải để đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường; trong quá trình sản xuất thì xem thường khoa học kỹ thuật, tuyệt đối hóa kinh nghiệm. Quan hệ sản xuất xã hội mang tính chất tự nhiên, thân thuộc, bị ràng buộc bởi các quan hệ thân tộc, làng, họ... Tất cả những đặc điểm tư tưởng của người sản xuất nhỏ đó khơng những kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi, mà cịn "hạn chế lý trí của con người trong những khn khổ chật hẹp nhất, làm cho nó trở thành một cơng cụ ngoan ngỗn của mê tín, trói buộc nó bằng những xiềng xích nơ lệ của cái quy tắc cổ truyền, tước đoạt nó mọi sự vĩ đại, mọi tính chủ động lịch sử", hạn chế tính năng động, sáng tạo, "làm cho con người phải phục tùng những hồn cảnh bên ngồi, chứ khơng nâng con người lên địa vị làm chủ những hoàn cảnh ấy" [82, 177]. Việc từng bước khắc phục tư tưởng, tâm lý của người sản xuất nhỏ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ở vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người là
việc làm khơng đơn giản. Bởi, tất cả những điều kiện cơ bản để nảy sinh và tồn tại tư tưởng, tâm lý của người sản xuất nhỏ ở miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người chưa phải đã mất. Mặt khác, quá trình cải tạo, khắc phục tâm lý xã hội là một q trình khó khăn, phức tạp. V.I. Lênin đã nói, sức mạnh của tập quán ở hàng triệu và chục triệu người là sức mạnh ghê gớm nhất. Tâm lý xã hội có tính bền vững, sức ỳ rất lớn. Nó có thể vẫn tồn tại ngay cả khi cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của nó đã bị xóa bỏ. C. Mác viết: "Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống" [81, 145]. Vì thế, một trong những u cầu cơ bản của cơng tác tư tưởng là phải tiến hành tuyên truyền, giáo dục một cách không mệt mỏi để từng bước đưa tư tưởng khoa học, cách mạng đến với mọi nguời dân. Tích cực và kiên trì giáo dục và giác ngộ người lao động khắc phục những nếp nghĩ, thói quen cũ của người sản xuất nhỏ, thực hiện một cuộc cải biến sâu sắc về mặt tư tưởng.
- Đi đôi với việc chống lại tư tưởng, tâm lý của người sản xuất nhỏ, công tác tư tưởng của TCCSĐ phải chống tư tưởng bình quân, cào bằng của làng xã; tư tưởng tự ti, trông chờ ỷ lại, đặc biệt là tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong nhân dân và tư tưởng quan liêu trong cán bộ, đảng viên. Đảng ta đã chỉ rõ: "Bảo thủ thường gắn với quan liêu và quan liêu thường là nguồn gốc có tính chất phổ biến của tư tưởng bảo thủ. Tệ nạn quan liêu đang gây trì trệ nghiêm trọng trong bộ máy, nó ngăn cản tiếp cận các vấn đề thực tiễn" [34, 50].
- Chống tư tưởng phân biệt dân tộc lớn, dân tộc nhỏ; chống sự phân biệt người Kinh, người Thượng, người vùng này với người vùng khác; lên án sự đồng hóa các dân tộc bằng cưỡng bức dưới bất kỳ hình thức nào; chống phủ nhận quá khứ, phủ nhận mọi truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nhưng cũng chống đề cao quá mức mọi truyền thống văn hóa dân tộc, cự tuyệt với văn hóa hiện đại.
Mặc dầu cịn có sự khác nhau trong đời sống văn hóa tinh thần, nhưng các dân tộc Việt Nam có truyền thống đồn kết, giao hịa từ ngàn xưa để đối phó với thiên tai, bảo vệ mùa màng, bảo vệ cuộc sống, đương đầu với các thế lực ngoại xâm, giữ gìn giang sơn, bờ cõi. Tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết lẫn nhau giữa các dân tộc càng ngày càng được củng cố. Tuy nhiên, trong điều kiện mới hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường, nhiều nơi vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người vẫn cịn khó khăn nhiều mặt. Những khó khăn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và nhiều tác động khác đang làm suy giảm sự tin cậy và sự đồn kết giữa các dân tộc. Cơng tác tư tưởng của TCCSĐ cấp xã vùng có đơng đồng bào dân tộc ít người lúc này phải nhận thức rõ tính phức tạp của hồn cảnh mới, có nội dung và phương thức mới để củng cố, xây dựng tinh thần đoàn kết của các dân tộc. Cụ thể là giáo dục, tuyên truyền một cách sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc về chủ trương, đường lối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội miền núi của Đảng ta; giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc ở miền núi nhận thức và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách đó. Khơi dậy trong nhân dân miền núi, vùng cao lịng hăng hái cách mạng, giúp đồng bào hiểu rõ âm mưu phá hoại của các loại kẻ thù để cảnh giác và tránh cả tin theo luận điệu của chúng.