Quy hoạch cấp nước

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI ĐẾN NĂM 2040 TP. ĐỒNG XOÀI - TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 114 - 122)

5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

5.3. Quy hoạch cấp nước

5.3.1. Quan điểm quy hoạch cấp nước

Quy hoạch cấp nước phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng thành phố; các quy hoạch chuyên ngành có liên quan (Báo cáo quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh Bình Phước đến năm 2020, Đánh giá cân bằng nước và định hướng sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước).

Quy hoạch cấp nước phải hướng tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho nhân dân và phục vụ các khu công nghiệp tập trung, sản xuất, kinh doanh; cung cấp nước ổn định, đảm bảo chất lượng, dịch vụ tốt và hiệu quả kinh tế - xã hội.

Xây dựng đồng bộ hệ thống cấp nước bao gồm cơng trình khai thác nước thơ, trạm xử lý nước, mạng lưới đường ống chuyển tải, phân phối dịch vụ đến khu vực sử dụng nước. Sử dụng công nghệ, thiết bị ngành nước phù hợp với điều kiện của thành phố, ưu tiên áp dụng công nghệ và thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng.

Khai thác tối đa các điều kiện tự nhiên, hướng tới giảm giá thành đầu tư và giảm chi phí vận hành đối với các cơng trình đầu mối.

Đảm bảo chuyển tải và phân phối nước từ nhà máy đến các khu vực tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu cho các năm mục tiêu 2030, 2040 và xa hơn. Vì vậy các đường ống hiện hữu và dự kiến được bổ sung thêm trong quy hoạch này được tính tốn để đảm bảo chuyển tải, phân phối phù hợp với nhu cầu dùng nước cho từng giai đoạn đến 2030 và 2040.

Phù hợp với mạng lưới cấp nước hiện hữu. Việc đề xuất thêm đường ống mới phải căn cứ trên thực tế để tránh phá vỡ đột ngột cấu trúc của mạng lưới và đảm bảo tính tối ưu về thủy lực trong quá trình phát triển, tăng chi phí đầu tư và vận hành mạng lưới.

Phù hợp với việc mở rộng mạng lưới mới và có khả năng hỗ trợ cấp nước cho các khu vực cấp nước hiện hữu. Việc này đòi hỏi sự thống nhất giữa quy hoạch cấp nước và quy hoạch chung xây dựng đô thị cũng như sự cân đối giữa nhu cầu dùng nước và khả năng đáp ứng cho từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của đô thị.

Kết nối mạng chuyển tải, mạng lưới phân phối thành các mạng vịng đảm bảo tính điều phối lưu lượng nước giữa các khu vực của đô thị.

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước đến năm 2040. 103

5.3.2. Mục tiêu quy hoạch cấp nước.

Khai thác bền vững, ổn định, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chặt chẽ nguồn cấp nước. Với nhu cầu dùng nước của thành phố ngày một nâng cao sẽ dẫn đến nguy cơ mất cân đối nguồn cấp nước sạch nếu khơng có các biện pháp hữu hiệu sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chặt chẽ nguồn cấp nước. Các biện pháp thực thi sẽ nhằm bảo vệ các nguồn nước mặt cho mục tiêu phát triển dài hạn, ngăn chặn sự suy kiệt lưu lượng và suy thối chất lượng, khuyến khích sử dụng các công nghệ sản xuất tiết kiệm nước trong sản xuất công nghiệp. Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển đô thị của thành phố. Nghiên cứu khai thác hợp lý các cơng trình cấp nước hiện có, mở rộng, nâng cấp hay đầu tư mới các nhà máy nước một cách khoa học và kinh tế cho sự phát triển của Thành phố theo từng giai đoạn. Thực hiện các chương trình chống thất thốt, thất thu nước, nâng cao doanh thu và hiệu suất kinh doanh cho đơn vị kinh doanh nước sạch. Đề xuất áp dụng các dây chuyền xử lý phù hợp với chất lượng nước nguồn, trình độ quản lý vận hành và đáp ứng tính kinh tế - kỹ thuật của hệ thống nhằm nâng cao số lượng và chất lượng nước phục vụ các nhu cầu của người sử dụng.

Xây dựng phương án cho sự phát triển bền vững lĩnh vực cấp nước của thành phố. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực cấp nước, hoàn thiện cơ cấu tổ chức đơn vị cấp nước phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế. Tạo cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn đầu tư xã hội cho lĩnh vực cấp nước. Kết hợp hài hòa giữa quản lý nhà nước và sự tự chủ về tài chính của đơn vị cấp nước. Việc tính tốn phát triển hệ thống cấp nước phù hợp với điều kiện thực tế và kết hợp liên kết với hệ thống cung cấp nước của toàn tỉnh tạo sự an toàn và thống nhất.

5.3.3. Các cơ sở thiết kế

Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia Các Cơng trình Hạ tầng Kỹ thuật Cơng trình cấp nước QCVN 07-1:2016/BXD ban hành theo Thơng tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Cấp nước - Mạng lưới đường ống và cơng trình - Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 33- 2006 ban hàng theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng nước mặt QCVN 08-1:2018/BTNMT. Quyết định số: 2716/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2011 Phê duyệt đồ án Quy hoạch cấp nước vùng liên huyện tỉnh Bình Phước.

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước đến năm 2040. 104

5.3.4. Tiêu chuẩn cấp nước và nhu cầu dùng nước.

Bảng 17: Tiêu chuẩn và dự báo nhu cầu dùng nước Số Số

TT Đối tượng dùng nước Quy Đơn vị Tỷ lệ cấp nước (%)

Tiêu chuẩn Nhu cầu (m3/ngđ) Giai đoạn 2040

1 Nước sinh hoạt: (Qsh) 250.000 Người 100% 150 l/người/

ngđ 37,500 2 Nước khách vãng lai 10% Qsh 3,750 3 Dịch vụ công cộng 10% Qsh 3,750 4 Rửa đường, tưới cây 8% Qsh 3,000 5 Nước tiểu thủ công nghiệp 8% Qsh 3,000 6 Nước khu công nghiệp tập

trung a KCN * 753,85 Ha 70% 35 m 3/ha/n gày 18,470 b CCN * 177,50 Ha 70% 30 m 3/ha/n gày 3,728 7 Cộng Q(1-7) 73,198 8 Nước thất thốt, rị rỉ 15% Q(1-7) 10,980 9 Cộng Q(1-8) 84,178

10 Nước cho bản thân nhà

máy 4% Q(1-8) 3,367

11 Tổng cộng 87,545

12 Làm tròn 87,600

13 Nước chữa cháy 3 đám cháy đồng thời/1

giờ 20 l/s 216

(*: Quy mơ tính tốn chỉ tính đến quy mơ đất nhà máy cơng nghiệp trong Khu công nghiệp) nước tưới cây, rửa đường trong khu công nghiệp được tái sử dụng bằng nguồn nước sau trạm xử lý nước thải.

5.3.5. Đánh giá và lựa chọn nguồn nước

a. Tài nguyên nước mặt.

Trên địa bàn thành phố Đồng Xồi có Sơng Bé, Suối Rạt và các suối nhỏ chảy qua: - Sông Bé chảy qua các huyện, Lộc Ninh, thành phố Đồng Xồi, Phước Long, Bình Long, và Bình Dương và trên sơng có 4 cơng trình thủy lợi lớn theo 4 bậc thang như thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Sóc Phú Miêng và Phước Hịa.

- Suối Cam và suối Sông Rinh là 2 nhánh của Sông Bé thường cạn vào mùa khô và ngập sâu vào mùa mưa.

- Suối Rạt là ranh giới Đồng Xồi và huyện Đồng Phú, có nước ngập sâu vào mùa mưa, nhưng tương đối cạn kiệt về mùa khô.

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đến năm 2040. 105

Trên địa bàn hiện có 07 hồ chứa nước gồm: Hồ Suối Cam (79,2ha); Bàu Tà Môn ở xã Tiến Hưng (12,35ha); 05 bàu ở xã Tân Thành diện tích 20ha. Hồ Suối Cam hiện nay chỉ nhằm phục vụ thoát nước và cảnh quan cho thành phố Đồng Xồi, 06 bàu đập cịn lại phục vụ chính cho nơng nghiệp.

Theo đánh giá tổng quan, thì nguồn nước thơ có thể khai thác với quy mơ lớn để cấp cho thành phố Đồng Xồi chỉ gồm nguồn nước tại các hồ Suối Cam, hồ Đồng Xồi, hồ Phước Hịa và sơng Bé trong đó:

- Hồ Suối Cam

Về trữ lượng: Dung tích của hồ Suối Cam là 1.567.000 m3, chất lượng nước hồ Suối Cam ngày càng bị ô nhiễm không đảm bảo tiêu chuẩn về nguồn cung cấp nước thô (theo kết quả phân tích chất lượng nước), vì vị trí của hồ nằm gần khu dân cư. Do vậy, không thể khai thác cho việc cung cấp nước sinh hoạt.

- Hồ Đồng Xoài

Hồ Đồng Xoài cách trung tâm thành phố 8km theo hướng Bắc. Hồ được xây dựng với mục đích tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt, nguồn nước suối có quanh năm nên thuận lợi cho việc khai thác cũng như sử dụng.

Về trữ lượng: Hồ có dung tích 9,66 triệu m3. Theo tính tốn hồ sơ thiết kế hồ Đồng Xồi đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu hiện nay là 20.000 m3/ngày và nhu cầu lớn hơn nữa trong tương lai xa khoảng Qmax 40.000 m3/ngđ.

Về chất lượng: Chất lượng nước hồ Đơng Xồi rất tốt, đảm bảo tiêu chuẩn là nguồn cung cấp nước thô theo báo cáo quan trắc chất lượng mơi trường nước mặt tỉnh Bình Phước, mẫu nước hồ đã được lấy để kiểm tra theo yêu cầu của Phần Lan. Khi khai thác nguồn nước này chỉ cần làm trong và khử trùng là đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt.

Nhận xét: Qua phân tích như trên nhận thấy nguồn nước hồ Đồng Xồi hồn tồn

có thể làm nguồn cung cấp nước thơ cho thành phố cả ở hiện tại và tương lai lâu dài. - Hồ Phước Hòa

Hồ Phước Hòa cách trung tâm 11km theo hướng Tây. Hồ được tỉnh đầu tư xây dựng với mục đích điều hịa nước với hồ Dầu Tiếng , đẩy mặn sơng Sài Gịn, cấp nước cơng nghiệp và sinh hoạt với lưu lượng 17 m3/s (800.000 m3/ngđ) , cấp tưới cho 58.000 ha đất nơng nghiệp, xả hồn kiệt và bảo vệ môi trường hạ du sông Bé 14.0 m3/s. Cao trình MNBT = 42,9m, CTNMGC = 43,8m, CTMNC = 42,5m CTMNL 44,9m, diện tích lưu vực 5.193km2, dung tích hữu ích 12.68 x106 m3.

Bảng 18: Chỉ tiêu chất lượng nước mặt trên hồ Đồng Xoài Các thông số chất lượng Các thông số chất lượng

nước mặt Đơn vị Kết quả phân tích mẫu

Giá trị giới hạn A1*

Giá trị pH 6,1-7,5 6-8,5

Hàm lượng sắt mg/l 0,1-0,2 0,5

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước đến năm 2040. 106

Các thông số chất lượng

nước mặt Đơn vị Kết quả phân tích mẫu

Giá trị giới hạn A1*

Hàm lượng Thuỷ ngân(Hg) mg/l 0,0001 đến < 0,0001 0,001

Hàm lượng Chì(Pb) mg/l 0,001 - 0,005 0,02

Hàm lượng Kẽm(Zn) mg/l 0,05 đến < 0,0001 0,5

Tổng Coliform MPN/100ml < 5000 2500

Tổng Coliform mùa mưa MPN/100ml 47 2500

Tổng Coliform mùa khô MPN/100ml 1058 2500

Ghi chú (*): Giá trị giới hạn A1 quy định trong QCVN 08: 1- 2018/BTNMT.

b. Tài nguyên nước ngầm.

Đặc điểm nguồn nước ngầm: Các tầng chứa nước chính là phun trào bazan, trầm tích đệ tứ và trầm tích Neogen, chiều dày tổng thể 50-500m. Nước ngầm mạch nông thường phân bố ở độ sâu 10-20m. Nước ngầm mạch sâu phân bố ở độ sâu 50-200m, tính chất chứa nước của bazan phân bố khơng đều thay đổi mạnh theo chiều ngang lẫn chiều sâu, tuỳ thuộc cấu trúc cục bộ của khe nứt và hệ thống lỗ rỗng trong từng vỉa bazan. Chỉ có thể sử dụng cục bộ cung cấp nước cho từng khu vực nhất định.

Nguồn nước ngầm Đồng Xồi tương đối thấp độ sâu trung bình của nguồn nước ngầm từ 60 – 100m, lưu lượng nước ngầm từ 5-9 lít/giây; ở vùng trũng có thể từ 9-12 lít/giây. Nước ngầm tại Đồng Xồi có trữ lượng, lưu lượng khơng dồi dào, không thể khai thác với quy mô lớn để cấp cho thành phố, trữ lượng khai thác tập trung chỉ khoảng1.000- 5.000 m3/ngđ.

c. Quy hoạch cấp nước vùng liên huyện tỉnh Bình Phước.

Quyết định số: 2716/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2011 phê duyệt đồ án quy hoạch cấp nước vùng liên huyện tỉnh Bình Phước.

Nguồn nước: Khai thác nguồn nước mặt từ các sông suối, ao hồ phục vụ cho việc cấp nước như:

- Sơng Bé, sơng Sài Gịn, sông Đồng Nai, sông Măng; - Suối Rạt, suối Giai, rạch sông Dinh, suối Cam…;

- Các hồ thủy lợi, thủy điện: Hồ Phước Hòa, hồ Srok Phu Miêng, hồ Dầu Tiếng, hồ Đồng Xoài, hồ Tân Lợi, hồ Bàu Um, hồ suối Giai.

Phương án quy hoạch: Sử dụng các nhà máy nước hiện có kết hợp đầu tư xây dựng mới 02 nhà máy nước Nha Bích và Chơn Thành để bù đắp nhu cầu thiếu hụt, trong đó:

- Nhà máy nước Chơn Thành cơng suất 60.000 m3/ngày, nhà máy nước Đồng Xồi cơng suất 20.000 m3/ngày, nhà máy nước Đồng Phú 10.000 m3/ngày, nhà máy nước Srok Phú Miêng mở rộng từ 3.000 m3/ngày lên 5.000 m3/ngày, nhà máy nước Tân Khai 600 m3/ngày, nhà máy nước An Lộc mở rộng từ 3000 m3/ngày lên 6.000 m3/ngày.

 Nhà máy nước Nha Bích với cơng suất tối đa 180.000 m3/ngày phục vụ chủ yếu cho khu vực Đồng Xoài và huyện Đồng Phú.

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước đến năm 2040. 107

 Nhà máy nước Chơn Thành với công suất tối đa 180.000 m3/ngày phục vụ chủ yếu cho khu vực huyện Chơn Thành; các xã Tân Khai, Đồng Nơ huyện Hớn Quản.

 Nhà máy nước Srok Phú Miêng nâng công suất lên 40.000 m3/ngày phục vụ chủ yếu cho khu vực từ huyện Lộc Ninh đến Bình Long.

 Vị trí xây dựng nhà máy nước Nha Bích đặt tại phía Nam Quốc lộ 14, phía Đơng cầu Nha Bích đi qua sơng Bé thuộc địa bàn xã Tân Thành, thành phố Đồng Xoài với diện tích xây dựng dự kiến là 07 ha bảo đảm đáp ứng cho công suất 180.000 m3/ngày.

 Vị trí xây dựng nhà máy nước Chơn Thành đặt tại khu công nghiệp Chơn Thành, huyện Chơn Thành với diện tích xây dựng dự kiến là 07 ha bảo đảm đáp ứng cho công suất 180.000 m3/ngày (kể cả dự án 60.000 m3/ngày hiện hữu).

 Vị trí xây dựng nhà máy nước Srok Phú miêng đặt tại xã Thanh An, huyện Hớn Quản với diện tích xây dựng dự kiến là 2 ha (mở rộng nhà máy nước hiện hữu từ 1 ha lên 2 ha) bảo đảm đáp ứng cho công suất 40.000 m3/ngày.

Theo quy hoạch cấp nước vùng liên huyện tỉnh Bình Phước ở trên: Với thành phố Đồng Xồi nguồn nước khai thác chính cho cung cấp nước sẽ là hồ Đồng Xoài và hồ Phước Hòa. Hệ thống cấp nước là hệ thống liên kết vùng.

5.3.6. Lựa chọn nguồn nước, cơng trình cấp nước cho thành phố Đồng Xoài.

Nguồn nước ngầm trong khu vực trữ lượng quá ít, phân bố rải rác nên khơng thể làm nguồn cấp nước chính cho sinh hoạt của thành phố mà chỉ có thể là nguồn cục bộ cấp cho các khu vực ngoại thị, các điểm dân cư nhỏ lẻ xa thành Phố, xa khu dân cư tập trung. Tầng chứa nước có thể khai thác là tầng bazan với chiều sâu khai thác trung bình khoảng 200m. Khoảng cách giữa các cơng trình khai thác nước ngầm khoảng 500m.

Nguồn nước mặt: Với các chỉ tiêu về chất lượng (nằm trong giới hạn A1 của QCVN 08: 1- 2018/BTNMT – giá trị đánh giá chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích sinh hoạt) và trữ lượng nước mặt, đặc biệt là nước mặt hồ Đồng Xồi, hồ Phước Hịa ở trên và định hướng cấp nước liên vùng huyện thì nguồn nước cấp cho sinh hoạt của thành phố sẽ là nước mặt hồ Đồng Xồi và hồ Phước Hịa.

- Cơng trình nhà máy cấp nước cho thành phố Đồng Xoài  Nhà máy cấp nước Đồng Xoài.

 Nhà máy nước Nha Bích dự kiến.

 Vùng cung cấp nước của 2 nhà máy cấp nước gồm thành phố Đồng Xoài nhu cầu 80-90.000 m3/ngđ, huyện Đồng Phú nhu cầu khoảng 40.000 m3/ngđ, bổ sung một phần huyện Chơn Thành.

- Kế hoạch phát triển công suất các nhà máy cấp nước:

 Nhà máy nước Đồng Xồi nâng cơng suất lên Q= 30.000 m3/ngđ: Mặt bằng hiện

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI ĐẾN NĂM 2040 TP. ĐỒNG XOÀI - TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 114 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)