Tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động và sử dụng vốn tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 29)

Tín dụng ngân hàng là các khoản doanh nghiệp vay của các ngân hàng thƣơng mại hoặc các tổ chức tín dụng. Ngân hàng thƣơng mại là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, là trung gian tài chính đi vay để cho vay, vì thế ngân hàng thƣơng mại có khả năng đáp ứng nhu cầu rộng rãi về vốn cho doanh nghiệp.

Các loại hình tín dụng của ngân hàng thƣơng mại bao gồm:

- Tín dụng ngắn hạn: Doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn của ngân hàng thƣơng mại nhằm mục đích bổ sung nhu cầu vốn lƣu động tạm thời thiếu hụt

phát sinh trong q trình sản xuất, kinh doanh. Tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thƣơng mại có các loại sau:

+ Cho vay dự trữ vật tƣ, hàng hố và chi phí sản xuất, lƣu thơng: Khi vay, doanh nghiệp vay vốn phải đáp ứng đƣợc các điều kiện của ngân hàng, có đơn xin vay kiêm giấy nhận nợ hoặc ký hợp đồng tín dụng vốn lƣu động quý với ngân hàng. Ngân hàng áp dụng hai phƣơng pháp cho vay: cho vay từng món theo phƣơng pháp cho vay thông thƣờng và cho vay luân chuyển.

+ Chiết khấu thƣơng phiếu và chứng từ có giá: Doanh nghiệp chuyển nhƣợng quyền sở hữu thƣơng phiếu và chứng từ có giá cịn thời hạn thanh toán để nhận số tiền ghi trong thƣơng phiếu hay chứng từ có giá sau khi trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí. Nhận chiết khấu thƣơng phiếu và chứng từ có giá cũng tức là ngân hàng cho doanh nghiệp vay để có thêm vốn hoạt động.

+ Cho vay cầm cố: Là hình thức doanh nghiệp phải nộp vào ngân hàng một số tài sản cầm cố có giá trị: bằng hiện vật; chứng từ có giá; giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản thuộc sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp. Số tiền ngân hàng cho vay bằng một phần giá trị của tài sản cầm cố. Đến hạn, sau khi đã hoàn trả nợ cả vốn lẫn lãi, ngân hàng sẽ hoàn trả lại tài sản cầm cố cho doanh nghiệp.

- Tín dụng trung và dài hạn: Doanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn để thực hiện đầu tƣ các cơng trình, hạng mục cơng trình hoặc các dự án đầu tƣ bao gồm đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, khôi phục, thay thế tài sản cố định, hiện đại hố quy trình cơng nghệ, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hố sản xuất, kinh doanh. Tín dụng trung và dài hạn giúp doanh nghiệp giải quyết nhu cầu về vốn nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

Việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng để tài trợ nhu cầu vốn trong phạm vi hệ số nợ cho phép khơng những giúp doanh nghiệp khắc phục đƣợc khó khăn về vốn mà cịn có tác dụng phân tán rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, để vay vốn đƣợc từ các ngân hàng thƣơng mại đòi hỏi

doanh nghiệp phải đáp ứng đƣợc các điều kiện tín dụng, chấp nhận các thủ tục thẩm định khắt khe, phải thế chấp tài sản, chịu sự kiểm sốt của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn. Trong quá trình sử dụng vốn doanh nghiệp phải tính tốn trả nợ, cả tiền lãi và vốn gốc theo đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động và sử dụng vốn tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w