Huy động từ các nguồn khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động và sử dụng vốn tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 124 - 127)

IV. Quản lý Công ty

10. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ SH

3.4.4.5. Huy động từ các nguồn khác

Trong tình hình hoạt động hiện nay của Cơng ty, việc huy động vốn thông qua các kênh trên là các kênh huy động chính, các kênh huy động khác cịn hạn chế, khơng phải là nguồn vốn ổn định và chƣa có kinh nghiệm huy động nhƣng trong tƣơng lai thì lại trở thành nguồn vốn quan trọng. Để huy

động vốn đáp ứng nhu cầu cho các dự án đầu tƣ trong tƣơng lai, ngồi việc Cơng ty phải sắp xếp, bố trí cơ cấu một cách hợp lý nguồn vốn hiện có thì cần phải huy động thêm theo từng thời kỳ, phù hợp với tình hình sản xuất - kinh doanh, tình hình thị trƣờng và thị trƣờng vốn. Việc huy động các nguồn vốn này phải đƣợc tính đến để đáp ứng một phần nhu cầu trên 7 tỉ đồng cịn thiếu nói trên, làm phong phú thêm nguồn vốn huy động và so sánh chi phí sử dụng vốn sao cho huy động đƣợc nguồn vốn có chi phí rẻ hơn, góp phần làm giảm sự căng thẳng về vốn và giãn dần nguồn tín dụng ngân hàng.

Một trong những kênh quan trọng Công ty cần tính đến là sử dụng hình thức mua bán chịu hàng hoá với đối tác. Trong quan hệ trao đổi, các doanh nghiệp thƣờng phải mua chịu hàng hoá của doanh nghiệp khác. Đây là một hình thức tín dụng ngắn hạn quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng. Hình thức tín dụng này rất tiện lợi cho cả doanh nghiệp bán chịu và doanh nghiệp mua chịu. Đối với doanh nghiệp bán chịu thì tiêu thụ đƣợc hàng hố, họ trở thành ngƣời cho vay nên sau một thời gian thu hồi cả vốn gốc cho hàng hố bán chịu cịn đƣợc kèm theo một khoản lợi tức do bán chịu mang lại. Đối với doanh nghiệp mua chịu có thể chƣa đủ các điều kiện đƣợc vay vốn hoặc có những nhu cầu phát sinh đột xuất trong từng thời kỳ thì đƣợc tài trợ một khoản vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh diễn ra đƣợc liên tục. Hình thức này đƣợc Pháp lệnh thƣơng phiếu số 17/1999/PL-UBTVQH10 công bố theo Lệnh của Chủ tịch nƣớc số 04/L-CTN đã tạo thêm một kênh huy động vốn cho Công ty.

Hai là, huy động vốn thông qua th tài chính: Cơng ty cần lựa chọn hình thức thích hợp để áp dụng hình thức th tài chính. Đây là một vấn đề khá mới mẻ đối với hoạt động của Công ty, do vậy, Công ty cần lựa chọn tài sản đi thuê hợp lý để đảm bảo cho Cơng ty có cơ hội sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất khi chƣa có đủ vốn để mua.

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất - kinh doanh, Cơng ty có thể lựa chọn hình thức th tài chính đối với tài sản cố định có giá trị lớn. Nâng cao tỷ lệ th tài chính sẽ giúp cho Cơng ty có thêm nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giảm việc huy động từ nguồn vốn khác để mua tài sản, và vì vậy, Cơng ty có thể phải trả một số vốn hạn chế nhƣng vẫn có khả năng mở rộng sản xuất - kinh doanh. Điều đặc biệt là, với các hợp đồng th tài chính, Cơng ty khơng cần phải có tài sản thế chấp và thời gian tiến hành đầu tƣ đƣợc rút ngắn rất nhiều. Mặc dầu vậy, khi triển khai th tài chính, Cơng ty cần lựa chọn đối tác cho thuê và quan tâm đến chi phí sử dụng vốn vì hình thức huy động vốn thơng qua th tài chính thƣờng có chi phí cao so với nguồn vốn tín dụng thơng thƣờng.

Ba là, trong điều kiện hiện nay, vấn đề bảo vệ mơi trƣờng đƣợc đặt ra có tính tồn cầu, trong lúc Cơng ty lại quản lý một lƣợng lớn rừng và đất rừng có độ tàn che khá cao. Đây là một trong những điều kiện để Công ty có thể huy động nguồn vốn đầu tƣ từ các tổ chức nƣớc ngoài tài trợ cho việc quản lý, bảo vệ và khoanh nuôi rừng. Việc khai thác tốt các nguồn vốn này, không chỉ là huy động đƣợc nguồn vốn phục vụ các nhiệm vụ trên mà còn làm giảm áp lực về vốn để đầu tƣ vào các lĩnh vực hoạt động khác, giúp cho Công ty mở rộng nhanh sản xuất - kinh doanh.

Bốn là, huy động vốn nhàn rỗi của cộng đồng dân cƣ và của cán bộ, nhân viên của Công ty. Trên địa bàn quản lý của Cơng ty có một lƣợng lớn vốn nhàn rỗi của cộng đồng dân cƣ và của cán bộ, nhân viên của Công ty. Đây là nguồn vốn rất có tiềm năng, có nhiều thuận lợi để có thể huy động nhƣng chƣa đƣợc khai thác. Cơng ty cần xây dựng chính sách hợp lý nhƣ lãi suất, thời hạn cho vay để có thể huy động đƣợc nguồn vốn này góp phần bổ sung cho nhu cầu vốn kinh doanh.

Quá trình huy động vốn để triển khai các dự án trồng rừng sản xuất, với nhu cầu mỗi năm khoảng 2 tỷ đồng, trong đó phần vốn sự nghiệp chỉ đáp ứng

đƣợc từ 900 - 1.000 triệu đồng, với suất đầu tƣ bình quân 10 triệu đồng/năm và diện tích cần trồng hàng năm khoảng 200 ha thì Cơng ty cần phải huy động thêm một số vốn xấp xỉ với phần vốn sự nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, việc huy động vốn bằng nguồn vốn tín dụng là không khả thi do chu kỳ sản xuất khá dài, ngắn nhất cũng phải là 5 năm. Do đó, để thực hiện chỉ tiêu trồng rừng hàng năm, Công ty cần phải tiến hành việc giao khốn đất rừng cho cán bộ, cơng nhân viên và nhân dân sống trong vùng rừng trồng sản xuất của Cơng ty theo cơ chế góp vốn để đầu tƣ sản xuất và cùng hƣởng lợi nhuận.

Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với cả Cơng ty và ngƣời góp vốn. Về phía Cơng ty vẫn đảm bảo đƣợc nhiệm vụ phát triển rừng, vừa quản lý và khai thác đất rừng một cách có hiệu quả, vừa khơng phải đối mặt với những khó khăn do phải huy động nguồn vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu trồng rừng hàng năm. Về phía ngƣời góp vốn, Cơng ty đã giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho ngƣời lao động và qua việc khoán quản đã gắn trách nhiệm bảo vệ rừng, phát huy nguồn lực về tài chính và sức lao động nhàn rỗi trong cán bộ, công nhân viên và nhân dân sống ven rừng. Giải quyết đƣợc vấn đề này, không chỉ là giải quyết vấn đề về kinh tế mà cịn có ý nghĩa đảm bảo sự bền vững của môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động và sử dụng vốn tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w