Quản lý tài sản cố định và vốn cố định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động và sử dụng vốn tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 132 - 136)

IV. Quản lý Công ty

10. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ SH

3.5.2.1. Quản lý tài sản cố định và vốn cố định

Một là, đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định, điều chỉnh kịp thời giá trị của tài sản cố định

Đánh giá đúng giá trị tài sản cố định, điều chỉnh kịp thời giá trị tài sản cố định để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, khơng để mất vốn cố định. Khi có sự biến động lớn về giá cả trên thị trƣờng, ảnh hƣởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, Công ty cần đánh giá lại tài sản cố định để điều chỉnh lại mức khấu hao, loại trừ ảnh hƣởng của hao mịn vơ hình. Định kỳ, Cơng ty đánh giá tài sản cố định theo giá trị còn lại để xác định mức độ thu hồi vốn, giúp cho việc lựa chọn chính sách khấu hao để thu hồi vốn.

Trong các hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên, Công ty cần thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát triển vốn cố định của mình sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực chất của việc này là phải ln ln đảm bảo duy trì một lƣợng vốn tiền tệ để khi kết thúc một vịng tuần hồn, Cơng ty có thể thu hồi hoặc mở rộng đƣợc số vốn mà mình đã bỏ ra ban đầu để mua sắm tài sản cố định theo thời giá hiện tại. Đánh giá đúng giá trị tài sản cố định giúp cho thực hiện tốt q trình bảo tồn vốn. Bảo tồn vốn cố định phải đƣợc quan tâm cả về mặt hiện vật lẫn giá trị, trong đó bảo tồn về mặt hiện vật là tiền đề để bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị.

Bảo tồn vốn cố định về mặt hiện vật khơng phải chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định mà quan trọng là duy trì thƣờng xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là trong quá trình sử dụng tài sản, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ khơng làm thất thốt tài sản, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dƣỡng

nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của tài sản cố định, không để tài sản cố định bị hƣ hỏng trƣớc thời gian quy định.

Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì đƣợc sức mua của vốn cố định ở thời điểm hiện tại so với lúc bỏ vốn đầu tƣ ban đầu, bất kể sự biến động của giá cả, sự thay đổi tỉ giá hối đoái, hay ảnh hƣởng của tiến bộ khoa học kĩ thuật. Do đó, cần đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định, lựa chọn phƣơng pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp, trong đó đặc biệt chú ý đến khấu hao vơ hình.

Hai là, phân loại và phân tích tình hình kết cấu tài sản cố định, điều chỉnh kết cấu tài sản cố định

Công ty cần tiến hành phân loại tài sản cố định theo những tiêu thức nhất định nhƣ theo tình hình sử dụng: tài sản cố định đang sử dụng, tài sản cố định chƣa cần dùng, tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý. Xác định kết cấu tài sản cố định theo tiêu thức tình hình sử dụng để thấy mức độ sử dụng các tài sản cố định của Cơng ty, từ đó đƣa ra các biện pháp thích hợp để điều chỉnh kết cấu tài sản cố định nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Cần tiến hành kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định để đánh giá đúng năng lực thực tế của mỗi tài sản cố định cả về mặt công suất, tiêu chuẩn kĩ thuật cũng nhƣ về mặt giá trị. Dựa vào kết quả kiểm kê, đánh giá và phân loại tài sản cố định để có phƣơng án xử lý cụ thể.

Đối với tài sản cố định đang dùng, Công ty cần theo dõi tài sản một cách chặt chẽ bao gồm cả nguyên giá, hao mịn và giá trị cịn lại. Cùng với q trình kiểm kê hàng năm phải phản ánh chính xác sự tăng giảm của tài sản cả về số lƣợng và giá trị. Đối với diện tích đất đai, nhà cửa kho tàng, vật kiến trúc khơng có nhu cầu sử dụng thì phải tìm biện pháp bố trí sử dụng hoặc cho th để tránh tình trạng bỏ hoang, gây lãng phí hoặc cũng có thể tìm kiếm đối tác để liên doanh liên kết sản xuất, kinh doanh mà góp vốn. Đối với một số

thiết bị máy móc, phƣơng tiện vận tải đã lạc hậu cần kiên quyết thanh lý, thu hồi vốn để tái đầu tƣ.

Ba là, lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định, xác định mức khấu hao thích hợp, tăng cƣờng quản lý khấu hao

Do đặc điểm luân chuyển của vốn cố định là luân chuyển dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hồn thành một vịng tuần hồn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng, vì vậy nguyên tắc của nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là: lập kế hoạch khấu hao, quản lý và sử dụng quỹ khấu hao để lựa chọn các quyết định đầu tƣ đổi mới tài sản trong tƣơng lai; tăng cƣờng quản lý vốn cố định để sử dụng cho các hoạt động đầu tƣ dài hạn. Định kì, ít nhất là hai năm một lần Cơng ty cần thực hiện việc đánh giá lại tài sản để làm cơ sở xác định chính xác giá trị tài sản và phản ánh đúng năng lực thực của từng tài sản, đồng thời với có phƣơng pháp khấu hao thích hợp.

Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Phải thống nhất phƣơng pháp và tỉ lệ trích khấu hao theo quy định của nhà nƣớc để tránh tình trạng trích thừa hoặc thiếu giá trị hao mịn. Thơng qua kế hoạch khấu hao, Công ty thấy đƣợc sự tăng giảm vốn cố định, khả năng nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ tài sản cố định. Kế hoạch khấu hao là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xem xét, lựa chọn các quyết định đầu tƣ đổi mới tài sản cố định.

Công ty hiện đang áp dụng phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng. Đối với tài sản cố định chịu ảnh hƣởng nhiều của hao mịn vơ hình, Cơng ty cần khấu hao theo phƣơng pháp số dƣ giảm dần có điều chỉnh hoặc theo khối lƣợng, số lƣợng sản phẩm để nhanh chóng thu hồi vốn cố định và phản ánh đúng hao mòn thực tế của tài sản cố định trong quá trình sử dụng.

Tăng cƣờng quản lý quỹ khấu hao tài sản cố định trên cơ sở xác định rõ cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ vào tài sản cố định Công ty. Đối với tài sản cố định

đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn chủ sở hữu thì sử dụng tồn bộ số tiền khấu hao trích đƣợc để tái đầu tƣ tài sản cố định. Đối với tài sản cố định đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn vay phải dùng tiền khấu hao để trả vốn vay. Khi chƣa có nhu cầu đầu tƣ tài sản cố định, doanh nghiệp có thể sử dụng tiền khấu hao thu đƣợc bổ sung cho nhu cầu vốn kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Bốn là, đổi mới công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản

Đầu tƣ xây dựng cơ bản nhằm tạo ra tài sản cố định của doanh nghiệp và phải sử dụng lƣợng vốn lớn để đầu tƣ thông qua việc mua sắm hoặc xây dựng. Trong q trình đó, phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý đầu tƣ và xây dựng, tránh đƣợc các hoạt động đầu tƣ kém hiệu quả bởi quyết định đầu tƣ dài hạn là quyết định có tính chiến lƣợc, ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của Công ty trong một thời gian dài, chi phối quy mơ kinh doanh, trình độ trang bị kĩ thuật, cơng nghệ và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Công ty cần thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tƣ và xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tƣ, lập dự án đầu tƣ, thẩm định dự án và quản lý thực hiện dự án đầu tƣ. Việc lập dự án đầu tƣ, về phƣơng diện tài chính phải xác định dự tốn về vốn để thực hiện phƣơng án đầu tƣ, tính tốn hiệu quả kinh tế vốn đầu tƣ và áp dụng phƣơng pháp lựa chọn nhất định nhằm mục tiêu phải chọn dự án đầu tƣ tối ƣu nhất.

Trong đầu tƣ, doanh nghiệp cần tính đến thành tựu của khoa học, cơng nghệ để xác định đầu tƣ về trang thiết bị, quy trình cơng nghệ sản xuất một cách đồng bộ hoặc kịp thời đổi mới, hiện đại hoá trang thiết bị, nâng cao chất lƣợng, đổi mới sản phẩm, làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Công ty nên kết hợp các hình thức nhƣ mua sắm, xây dựng, thuê mua tài sản cố định để rút ngắn thời gian đầu tƣ vào tài sản cố định. Cần chú trọng hơn nữa việc đầu tƣ vào tài sản cố định để nâng cao năng lực sản xuất của Công ty.

Đổi mới công tác đầu tƣ cịn giúp cho các dự án sớm hồn thành, nhanh đem vào sản xuất kinh doanh, khắc phục tình trạng đầu tƣ chậm tiến độ trong thời gian vừa qua, giúp cho vốn huy động đƣợc sớm phát huy hiệu quả.

Năm là, tăng cƣờng công tác quản lý hiện vật đối với tài sản cố định

Quy mô tài sản cố định của Cơng ty ngày càng đƣợc mở rộng, trình độ trang thiết bị cơng nghệ hiện đại. Vì thế, cần huy động và sử dụng tối đa tài sản cố định của Công ty vào sản xuất kinh doanh cả về thời gian và công suất để tận dụng năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Muốn vậy, cần quản lý chặt chẽ tài sản cố định bằng thẻ tài sản cố định, mở sổ theo dõi chi tiết và sổ theo dõi tổng hợp, phản ánh chính xác sự biến động tài sản cố định. Định kỳ kiểm kê đánh giá tài sản cố định về số lƣợng và chất lƣợng, xác định chính xác tài sản cố định thiếu, thừa, hƣ hỏng để có biện pháp xử lý kịp thời. Thanh lý tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hƣ hỏng để thu hồi vốn. Thực hiện tốt chế độ bảo dƣỡng, sửa chữa, dự phịng để duy trì năng lực sản xuất thƣờng xuyên của tài sản cố định. Cần tính đến hiệu quả kinh tế của sửa chữa lớn tài sản cố định.

Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các doanh nghiệp thành viên, xây dựng nội quy, quy chế sử dụng tài sản cố định, gắn trách nhiệm vật chất đối với những ngƣời đƣợc giao quản lý, sử dụng tài sản cố định. Chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do nguyên nhân khách quan nhƣ: mua bảo hiểm tài sản cố định; trích lập quỹ dự phịng tài chính.

Cần thƣờng xuyên tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định, vốn cố định thông qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định. Trên cơ sở đó, rút ra những kinh nghiệm về quản lý sử dụng vốn cố định, đƣa ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động và sử dụng vốn tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 132 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w