Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức của TCB
1.4. Kinh nghiệm về xây dựng và phát triển thương hiệu của các ngân hàng
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế cùng xu hướng tồn cầu hố đang diễn ra mạnh mẽ chính là cơ hội cho các nền kinh tế giao lưu và học hỏi lẫn nhau. Từ những kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của một số ngân hàng trong và ngồi nước, ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam như sau:
Một là, mở rộng quy mô thương hiệu bằng cách chú trọng mở rộng mạng lưới
chi nhánh rộng khắp, đặc biệt tập trung tại các vùng đông dân cư, đời sống phát triển. Đẩy mạnh hợp tác đầu tư với các ngân hàng, các tổ chức tài chính khác nhằm tận dụng lợi thế quy mơ và mở rộng thị phần.
Hai là, nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo và nhân viên trong hệ thống ngân
hàng về tầm quan trọng của thương hiệu và xây dựng thương hiệu. Đó khơng chỉ là nhiệm vụ của ban lãnh đạo hay nhân viên văn phòng Marketing mà là nhiệm vụ chung của toàn thể CBNV trong ngân hàng. Đây là vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn nền kinh tế đang có nhiều biến động như hiện nay.
Ba là, tạo ưu thế tranh cho thương hiệu trên thị trường bằng cách chú trọng
công tác phát triển sản phẩm mới, tạo sự độc đáo, khác biệt đối với đối thủ nhằm chiếm được sự quan tâm của khách hàng. Một thương hiệu chỉ có thể được duy trì dấu ấn lâu dài trong tâm trí khách hàng nếu thương hiệu đó đi kèm với sản phẩm có chất lượng và ln được cải tiến tốt nhất. Vì vậy, mỗi ngân hàng cần thường xuyên đầu tư cho việc phát triển sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, từ đó góp phần xây dựng thương hiệu bền vững.
Bốn là, phát triển thương hiệu trở thành thương hiệu hiện đại bằng cách đầu tư
cải tiến hóa cơng nghệ ngân hàng, kênh phân phối và hệ thống thanh tốn theo hướng tự động hóa, rút ngắn thời gian giao dịch, giảm chi phí và đem lại sự thoải mái nhất cho khách hàng. Phát triển mạnh các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt như hệ thống ATM, thẻ tín dụng, hệ thống ngân hàng điện tử như Home Banking, Internet Banking...
Năm là, thực hiện hoạt động xúc tiến nhằm tăng cường uy tín, hình ảnh
thương hiệu ngân hàng trên thị trường cũng như thắt chặt mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Các hoạt động xúc tiến, khuếch trương phải được thực hiện trên cơ sở hiểu biết khách hàng, đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết. Thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến sẽ giúp ngân hàng khắc sâu hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng.
Ket luận chương 1
Việc nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản để xây dựng thương hiệu của ngân hàng thương mại cho phép chúng ta vận dụng linh hoạt để đánh giá thực trạng ở chương 2. Đồng thời, chương 1 cũng tổng hợp một số kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của một số ngân hàng trong và ngoài nước như Citibank, HSBC, Vietinbank, Maritime Bank. Từ đó rút ra những kinh nghiệm quý giá đối với ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam nói riêng để ứng dụng trong xây dựng và phát triển thương hiệu đạt hiệu quả cao.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIEN
THƯƠNG HIỆU TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TE