Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức của TCB
3.3. Kiến nghị
3.3.3. Về phía các tổ chức, các nhân khác có liên quan
* Đối với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam:
Sự ra đời của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam nhằm mục đích gắn kết các ngân hàng trong nước thành một tổ chức thống nhất, từ đó hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Tuy nhiên, thực tế trong những năm gần đây, hiệp hội ngân hàng Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế chưa khắc phục được triệt để như: vai trò chưa được phát huy, chưa đạt được sự đoàn kết mong muốn giữa các ngân hàng, nảy sinh một số mâu thuẫn cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của nhau. Do đó, đối với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam cần có một số kiện nghị như sau:
-Cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình tài chính- ngân hàng trong và ngoài nước đồng thời nắm bắt các xu thế công nghệ mới, chiến lược mới, học tập những thành công của ngân hàng nước ngoài nhằm rút ngắn khoảng cách giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng quốc tế nhất là khi Việt Nam vừa mới ký hiệp định TPP với 12 quốc gia trên thế giới.
-Phát huy đúng vai trò là cầu nối giữa các ngân hàng và nhà nước cũng như giữa các ngân hàng với nhau tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho các hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu. Đồng thời, hiệp hội ngân hàng cũng cần tạo ra một môi trường thân thiện để các thành viên cùng nhau giúp đỡ, cạnh tranh lành mạnh và định kỳ họp bàn tổng hợp ý kiến các thành viên. Hiệp hội ngân hàng sẽ thay mặt, đại diện cho tất cả các ngân hàng trình bày nguyện vọng và đấu tranh cho quyền lợi của họ.
-Cuối cùng, hiệp hội ngân hàng cần thường xuyên tổ chức những chương trình tọa đàm, hội thảo giúp các ngân hàng có điều kiện giao lưu, tiếp thu kinh
nghiệm và nâng cao nhận thức từ những ngân hàng chuyên nghiệp ở nước ngồi, từ đó vận dụng sáng tạo, có chọn lọc cho chiến lược phát triển của ngân hàng mình.
* Đối với chính quyền địa phương
Các cơ chế ưu tiên tạo điều kiện trực tiếp từ các cấp, ban ngành, chính quyền địa phương sẽ là một động lực cho sự phát triển của các ngân hàng. Vì vậy, chính quyền địa phương các tỉnh cần tạo điều kiện cho ngân hàng được thuê, mua các mảnh đất có vị trí thuận lợi, địa thế hài hòa, tạo điều kiện các ưu đãi về thuế đồng thời tích cực hỗ trợ ngân hàng trong việc quảng bá, truyền thông, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh thương hiệu đến cộng đồng- xã hội với chi phí thấp.
Ket luận chương 3
Dựa trên thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của Techcombank giai đoạn 2010- 2015 cùng những định hướng phát triển của ngân hàng trong tương lai, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Techcombank thời kỳ hội nhập kinh tế. Các giải pháp đưa ra bao gồm: hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu cơ bản Techcombank, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý thương hiệu, nâng cao nhận thức về thương hiệu Techcombank cho CBNV, phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng, đảm bảo đủ sức cạnh tranh trên thị trường, hoàn thiện hệ thống phân phối, phát triển đa dạng kênh truyền thông thương hiệu Techcombank, nâng cao hình ảnh thương hiệu trong các chương trình từ thiện, xây dựng thương hiệu gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường. Tất cả những giải pháp trên được xây dựng dựa trên việc phân tích những nguyên nhân và hạn chế tồn tại trong xây dựng và phát triển thương hiệu Techcombank giai đoạn 2010- 2015. Để công tác thương hiệu đạt được hiệu quả cao nhất, những giải pháp nêu trên cần có sự kết hợp đồng bộ, nhất quán với nhau, tránh việc thực hiện rời rạc, mang tính hình thức.
KẾT LUẬN
•
Trước sức ép cạnh tranh trên thị trường hội nhập, xây dựng và phát triển thương hiệu đang là vấn đề mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm và coi trọng hàng đầu. Phần lớn các ngân hàng Việt Nam hiện nay đều đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu song lại chưa thực hiện hiệu quả. Để xây dựng được một thương hiệu mạnh cần phải có thời gian, chiến lược cụ thể, lâu dài, nâng cao nguồn lực tài chính, mạng lưới, vận hành... nhằm chiếm trọn được lòng tin của khách hàng. Đồng thời, công tác xây dựng thương hiệu đòi hòi phải được thực hiện một cách nhất quán, đồng bộ và chuyên nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp đã nêu ra được cơ sở lý luận liên quan đến xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng. Đồng thời phác họa được bức tranh toàn cảnh về thực trạng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế giai đoạn 2010- 2015. Ngồi ra khóa luận cũng chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế cũng như làm rõ nguyên nhân của những hạn chế đó trong vấn đề thương hiệu của Techcombank. Từ đó, đưa ra những giải pháp cũng như kiến nghị tới các cơ quan, tổ chức liên quan nhằm khắc phục hạn chế và hoàn thiện việc xây dựng và phát triển thương hiệu Techcombank thành thương hiệu mạnh, khẳng định vị thế, uy tín trên thị trường tài chính- ngân hàng trong nước và quốc tế. Có thể nói, giai đoạn 2010- 2015 là giai đoạn mà công tác phát triển thương hiệu của Techcombank còn nhiều tồn tại do thiếu đội ngũ nhân sự chuyên trách mảng này. Qua ba tháng thực tập trực tiếp tại phòng Marketing của Techcombank, em nhận thấy rằng phần lớn công việc liên quan đến thương hiệu cịn mang tính chất kiêm nhiệm; một số CBNV chưa nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu, chưa nắm rõ hệ thống nhận diện thương hiệu của ngân hàng và khâu quản lý, giám sát cải tạo hình ảnh thương hiệu chưa chặt chẽ.
Hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, năm 2016, Techcombank đang nỗ lực không ngừng trong tất cả các khía cạnh đặc biệt là đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực xuất sắc và tăng cường các hoạt
động vì cộng đồng. Hướng đến tầm nhìn năm 2020, Techcombank luôn muốn cộng đồng công nhận là một ngân hàng tiên phong đã dẫn dắt sự chuyển mình lớn mạnh của ngành ngân hàng Việt Nam, phục vụ cho nhu cầu tài chính của mỗi khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân Việt Nam. Không chỉ vậy, Techcombank còn muốn được nhắc đến là một thương hiệu mạnh, là ngân hàng có lợi thế am hiểu sâu sắc khách hàng, khả năng nắm bắt xu hướng thị trường và những yếu tố nội tại mạnh mẽ về hệ thống, con người và văn hóa doanh nghiệp để tạo ra những thành tích vượt trội, đầy sáng tạo, đổi mới. Với những gì ngân hàng đang thực hiện, tương lai về một thương hiệu Techcombank với bốn cá tính hiện đại, tiên phong, thân thiện, đơn giản sẽ ghi được ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Như vậy, muốn xây dựng và phát triển thương hiệu Techcombank thành công, chiến lược thôi là chưa đủ mà quan trọng hơn đó là sự thấm nhuần tinh thần của mỗi cán bộ công nhân viên và cộng hưởng lan tỏa giá trị thương hiệu ngân hàng tới khách hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO •
Tài liệu tiếng việt
[1] Lê Anh Cương (2011), Tạo dựng và quản trị thương hiệu.
[2] Th.s Nguyễn Thị Mỹ Dung (2008), Thương hiệu ngân hàng trong xu thế hội
nhập hiện nay, Tạp chí ngân hàng, số 2, tr.7-8
[3] MBA. Nguyễn Văn Dung (2009), Xây dựng thương hiệu mạnh, Nhà xuất
bản Giao thông vận tải, tr. 28-30
[4] Nguyễn Trần Hiệp (2006), Thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp, NXB Lao động xã hội.
[5] Lê Thị Thu Hà, Vũ Chí Lộc (2007), Xây dựng và phát triển thương hiệu, NXB Lao động xã hội
[6] Đào Duy Huân (2010), Xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt Nam trong
quá trình phát triển và hội nhập, Phát triển hội nhập số 5 tháng 6/2010.
[7] Phạm Văn Năng, Trần Hoàng Ngân, Trương Quang Thông (2005), Ngân
hàng TMCP thành phố Hồ Chí Minh: nhìn lại một chặng đường phát triển,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[8] Hoàng Lê Minh (2008), Marketing Trong Quản Trị Kinh Doanh, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội, tr. 27-29.
[9] TS. Lê Thanh Tâm (2011), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 19-20
[10] Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015
[11] Viện chiến lược phát triển ngân hàng (2009), Định hướng xây dựng thương
hiệu trong ngành ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng.
[12] Mạng thơng tin nội bộ intranet của TCB [13] htttp://www.techcombank.com.vn [14] http://www.vietinbank.com.vn [15] http://www.maritimebank.com.vn [16] http://www.thuonghieugroup.com [ 17] http://www.thuonghieuviet.com.vn
Tài liệu tiếng anh
[18] David A.Aaker(1996), Building Strong Brands. [19] Duane E. Knapp (2000), The Brand Mindset.