Định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu Techcombank trong thờ

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu NH TMCP kỹ thương việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế khoá luận tốt nghiệp 759 (Trang 83 - 87)

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức của TCB

3.1. Định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu Techcombank trong thờ

3.1. Định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu Techcombank trongthời kỳ hội nhập kinh tế thời kỳ hội nhập kinh tế

3.1.1. Khái quát về bối cảnh thị trường tài chính- ngân hàng hiện nay và dựbáo xu hướng phát triển báo xu hướng phát triển

Việc gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế, gần đây nhất là việc ký hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đã mở ra cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính- ngân hàng nói riêng vơ vàn những cơ hội và thách thức mới. TPP chính là cơ hội để ngành tài chính- ngân hàng Việt Nam tiếp cận với thị trường nước ngoài, tăng luồng vốn đầu tư quốc tế, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh. Số lượng các tổ chức tín dụng tăng lên, hệ thống mạng lưới ngày càng mở rộng, hình thức sở hữu đa dạng hơn. Các chuyên gia dự báo rằng, ngành ngân hàng sẽ có dịp quay trở lại giai đoạn phát triển thần kỳ như năm 2006 khi Việt Nam mới gia nhập WTO. Ngoài ra, hiệp định TPP cũng mở ra cơ hội cho các ngân hàng thương mại Việt Nam đồng hành hỗ trợ vốn, dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong tương lai đồng thời việc tham gia sâu rộng của các nhà đầu tư nước ngoài cũng tạo điều kiện mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị và tài chính cho các ngân hàng nội địa. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc xóa bỏ các điều kiện thị trường lại trở thành thách thức cho hệ thống ngân hàng còn nhiều hạn chế, non yếu. Nước ta biết đến khái niệm cam kết mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng lần đầu tiên là trong đàm phán Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ. Sau hiệp định này Việt Nam cũng chỉ mở một cánh cửa hẹp cho Mỹ tham gia vào cung ứng dịch vụ ngân hàng - tài chính cùng nhiều quy định hạn chế. Trong khi đó, khi tham gia

TPP, Việt Nam phải cam kết mở rộng ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng với mức độ sâu hơn, xóa bỏ dần các điều kiện tiếp cận thị trường tài chính - ngân hàng và khơng chỉ cam kết với riêng Mỹ mà với 12 nước có trình độ phát triển khác nhau dẫn đến tác động từ việc mở cửa dịch vụ tài chính - ngân hàng cũng sẽ lớn hơn. Mặt khác, phần lớn các nước tham gia đàm phán TPP có thị trường tài chính - ngân hàng phát triển mạnh hàng đầu, đã mở cửa thị trường từ lâu như Anh, Mỹ, New Zealand...tạo ra những khó khăn trong khn khổ đàm phán mở cửa thị trường của TPP. Không những thế, các nước phát triển như Mỹ và Australia sẽ có nhiều thuận lợi khi đưa ra những yêu cầu cao về mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng từ đó vơ

hình chung tạo sức ép cạnh tranh đối với các nước đang phát triển trên thế giới trong đó có Việt Nam. Thực tế so sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới thì khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng tại Viêt Nam chưa cao do mật phân bố các chi nhánh và phòng giao dịch chưa đồng đều trên cả nước, tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nang làm tăng cơ hội cho các ngân hàng quốc tế tiếp cận thị phần khách hàng trong nước, đe dọa thị trường tiềm năng của ngân hàng trong nước. Hơn nữa, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thấp, cơ cấu lợi nhuận kém bền vững với 80% lợi nhuận là thu nhập từ lãi. Mặt khác, khuôn khổ quản trị của các ngân hàng thương mại Việt Nam hầu hết chưa được công khai minh bạch với báo cáo công bố chủ yếu là báo cáo thường niên và báo cáo tài chính. Chính những điểm yếu này của hệ thống ngân hàng có thể cản trở ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh gia nhập TPP.

Dựa trên những cơ hội và thách thức trên, tiếp nối xu thế tăng trưởng của năm 2015, trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư dự báo GDP năm 2016 của Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức cao là 6,7- 7,1%. Theo đó đối với thị trường tài chính ngân hàng, các chuyên gia khuyến nghị rằng bên cạnh việc nâng cao kỹ năng quản trị của bản thân, muốn tồn tại, các ngân hàng cần xây dựng được hình ảnh thương hiệu mạnh trong tâm trí khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh so với các tổ chức tín dụng nước ngồi lớn mạnh khi họ đang và sẽ đặt chân vào thị trường Việt Nam.

3.1.2. Định hướng phát triển kinh doanh ngân hàng Techcombank

Giai đoạn 2010-2015, chiến lược kinh doanh của Techcombank đó là tăng trưởng theo chiều rộng đồng thời thực hiện đa dạng hóa sản phẩm theo chiều ngang, nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ tiến tới mục tiêu trở thành ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Gần đây nhất trong sự kiện truyền thông chiến lược 5 năm 2016- 2020, Techcombank đặt ra bốn mục tiêu lớn như sau: Tỷ lệ vốn hóa thị trường đạt $5 tỷ USD; thị phần đạt 8-10%; tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đạt 30% và phấn đấu 4 sản phẩm/ khách hàng.

3.1.3. Định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu Techcombank

Một thương hiệu ngân hàng tốt là thương hiệu có uy tín, được sự tin cậy của nhóm khách hàng mục tiêu. Với định vị thương hiệu "Nói đến Techcombank là nói đến những hoạt động ngân hàng vì khách hàng và tầm nhìn thương hiệu trở thành ngân hàng số một và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam”, Techcombank có năm định hướng chính cho q trình xây dựng và phát triển thương hiệu như sau:

Thứ nhất: Xây dựng hình ảnh thương hiệu Techcombank là một thương hiệu biết quan tâm chia sẻ

- Gắn kết sâu sắc và cam kết dài lâu với cộng đồng thơng qua các chương trình

từ thiện

- Tiếp tục duy trì và phát triển quỹ học bổng “Techcombank - Khăn đỏ đến trường”, triển khai thực hiện lan tỏa tới mọi miền đất nước

- Phát triển quỹ hỗ trợ tài năng trẻ mang tên “Hạt giống Việt”, ươm mầm những sinh viên tài năng, góp phần tiếp thêm tinh thần cho lớp trẻ Việt học tập và nghiên cứu.

Thứ hai: Nỗ lực không ngừng để đạt được sự ghi nhận của các tổ chức quốc tế

Một thương hiệu mạnh phải đạt được danh tiếng xứng tầm. Vượt qua những thách thức to lớn của thị trường, Techcombank tự hào đã đạt được một thành tích tồn diện trên phương diện xây dựng thương hiệu và những giải thưởng chính là sự ghi nhận xứng đáng nhất cho những thành tích đó. Đặc biệt, Techcombank đặt mục

tiêu phấn đấu để được công nhận nhiều hơn nữa các danh hiệu và giải thưởng từ các tạp chí lớn như Global Banking & Finance Review, tạp chí Asian Banking & Finance, Finance Asia và Corporate...

Thứ ba: Xây dựng thương hiệu Techcombank là thương hiệu 24/7

- Có nghĩa là đến với Techcombank, nhu cầu khách hàng được phục vụ 24/7. Với mọi nhu cầu phát sinh của khách hàng, ngân hàng sẽ cố gắng đáp ứng tại chỗ, nhanh gọn và kịp thời.

- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu “bất cứ nơi đâu” - “bất cứ khi nào” của khách hàng từ việc thực hiện các giao dịch trong nước đến ngoài nước, từ giao dịch tại quầy đến giao dịch điện tử. Với hệ thống vận hành xuất sắc, Techcombank tin tưởng mình làm được điều này và mang đến cho khách hàng sự sẵn sàng, tiện lợi mọi lúc, mọi nơi.

Thứ tư: Thương hiệu lớn giúp khách hàng làm được nhiều điều hơn cho chính mình

- Sức mạnh thương hiệu Techcombank nằm trong tâm trí người tiêu dùng, đối tác và các khách hàng tiềm năng.

- Trải nghiệm đồng nhất về chất lượng, sự tin cậy trong mọi mối quan hệ với khách hàng. Techcombank nỗ lực xây dựng sự đồng bộ trong hệ thống nhận diện thương hiệu nhằm tạo nên tính nhất quán cho thương hiệu ngân hàng, ghi dấu ấn khác biệt so với các ngân hàng đối thủ.

Thứ năm: Sản phẩm tích hợp cho sự thuận tiện của khách hàng

- Giúp khách hàng có thêm tự do để tạo ra giá trị cho bản thân bởi thương hiệu mạnh giúp khách hàng tạo nên đẳng cấp cho chính họ, tạo niềm tin vững chắc với ngân hàng.

- Cải tiến không ngừng, đưa ra các sản phẩm kích thích chi tiêu khách hàng đặc biệt là chi tiêu qua th ẻ Techcombank Visa. Ngoài ra, ngân hàng cũng phấn đấu cải tiến toàn bộ cơ sở vật chất, phong cách làm việc của nhân viên, mục tiêu mang đến cho khách hàng sự đơn giản và thân thiện nhất khi đến với

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu NH TMCP kỹ thương việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế khoá luận tốt nghiệp 759 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w