Hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã vĩnh châu, tỉnh sóc trăng​ (Trang 31)

1.3.1. Một số vấn đề về phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

* Một số quan điểm về sự phát triển của ngôn ngữ của trẻ

- Lý thuyết hành vi chủ nghĩa: O.P. Skinner trong tác phẩm "Hành vi bằng lời" cho rằng: "Ngôn ngữ của trẻ cũng như mọi hành vi khác được hình thành do thao tác quyết định, và sự “ bắt chước” là rất quan trọng. Những thao tác về ngôn ngữ

cùng với sự giúp đỡ của người lớn sẽ cho trẻ nhanh chóng trưởng thành về ngôn ngữ".

- Lý thuyết tự nhiên chủ nghĩa: Noam Chomxky cho rằng: "Trẻ em đóng vai trị chính là nhân tố chính trong sự phát triển nhân ngơn ngữ của mình". Ơng coi ngơn ngữ có cơ sở sinh học của nó. Thành tựu chỉ có ở con người, con người có cơ quan sản sinh ngôn ngữ trong não bộ, chỉ cần có sự tác động thêm từ bên ngồi (mơi trường nói năng) là ngơn ngữ có cơ hội xuất hiện. Dường như suy nghĩ là có sẵn, được tập hợp từ các mơ hình tách biệt, được di truyền từ thế hệ trước. Nó sẽ bùng nổ khi có kích thích phù hợp, và ơng cho rằng khơng cần có sự dạy dỗ có chủ định của các bậc cha mẹ. Ơng cịn cho rằng trẻ có kho chứa ngữ pháp tồn cầu, chỉ cần sử dụng đúng lúc là có thể giải mã được tiếng mẹ đẻ của nó.

- Trong lý thuyết xã hội hố của mình Vưgotxky lại cho rằng: Ngôn ngữ như là một nền tảng của tất cả các quá trình tư duy bậc cao như: điều khiển, ghi nhớ có chủ định, phân loại, kế hoạch hoá hoạt động, giải quyết vấn đề, trẻ càng lớn càng thấy các hoạt động dễ dần, ngôn ngữ tự điều chỉnh sẽ chuyển dần vào bên trong thành lời nói thầm. Trong lý thuyết về vùng phát triển gần Vưgotxky đề cập đến một loại bài tập mà trẻ không thể giải quyết được nếu khơng có sự giúp đỡ của người lớn hay bạn bè lớn hơn. Khi tham gia vào hoạt động giao tiếp trẻ học được ngôn ngữ của bạn lớn, người lớn và biến chúng thành ngơn ngữ cá nhân, lại dùng nó để tổ chức hành động của cá nhân theo cách tương tự.

Từ những quan điểm trên đã được được giáo dục hiện đại đưa vào chương trình giáo dục của mình và áp dụng một cách linh hoạt trong dạy học, bên cạnh một số điểm hạn chế thì nó cũng có rất nhiều ưu điểm, nó đã đưa đến một cách nhìn mới trong dạy học.

* Vai trò của ngơn ngữ đối với sự phát triển tồn diện của trẻ mầm non

Theo tác giả Trần Nguyễn Nguyên Hân: Ngơn ngữ đóng một vai trị rất lớn trong cuộc sống của con người. Đối với trẻ mầm non đây là điều kiện để đứa trẻ phát triển toàn diện được thể hiện cụ thể như sau:

Hoạt động ngôn ngữ giúp phát triển kỹ năng vận động của trẻ vì khi trẻ nghe, nói, đọc, viết đều phải có sự phối hợp vận động của nhiều bộ phận trên cơ thể. Để trẻ có thể nói tốt địi hỏi hệ cơ quan vận động ngơn ngữ của trẻ phải được rèn luyện nhiều. Ngược lại, nhờ trẻ nói tốt mà hệ cơ được vận hành một cách linh hoạt. Vận động thô của trẻ được phát triển thông qua các hoạt động ngơn ngữ như: đóng kịch, vận động âm nhạc… Kỹ năng viết của trẻ được bắt đầu từ những nét vẽ nguệch ngoạc, vẽ tranh, viết chữ số hay chữ viết đòi hỏi trẻ phải thực hiện vận động tay, phối hợp vận động mắt và tay. Ngoài ra, khi trẻ lật sách, xem sách, trẻ cũng sử dụng các ngón tay, phối hợp vận động của tay và mắt. Thơng qua đó, vận động tinh của trẻ được phát triển

- Vai trò của ngơn ngữ đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non

Ngôn ngữ giúp trẻ phát triển các yếu tố liên quan đến quá trình tư duy như năng lực ghi nhớ, năng lực nghe và phân biệt âm thanh, nhận biết và phân biệt sự vật, kỹ năng giải quyết vấn đề

+ Năng lực nhận biết và phân biệt bằng tai

Con người có khả năng nghe và phân biệt âm thanh một cách bẩm sinh. Các nhà khoa học cho rằng trẻ nhỏ đặc biệt nhạy cảm với âm thanh tiếng nói hơn bất kỳ âm thanh nào khác mà trẻ được nghe. Ngay từ khi mới sinh ra, trẻ đã có thể phân biệt được tiếng nói của bố và mẹ. Chính nhờ có năng lực đó mà trẻ có thể lĩnh hội ngơn ngữ một cách dễ dàng. Để phát triển và hoàn thiện năng lực nghe và phân biệt âm thanh, nghe và ham hiểu âm thanh ngôn ngữ, trẻ cần được luyện tập thường xuyên thông qua sự hướng dẫn của người lớn.

+ Năng lực nhận biết và phân biệt bằng mắt

Năng lực phân biệt và phân biệt bằng mắt đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ viết của trẻ. Năng lực này được hình thành và phát triển thơng qua kinh nghiệm hàng ngày giúp trẻ có thể nhận thức được các nét vẽ nguệch ngoạc hay hình thức tương tự chữ cái, nhận biết chữ cái trong tên của mình, nhận biết chữ viết trên bảng biểu quen thuộc trong lớp, biết được trình tự đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

Trẻ hiểu những biểu tượng thể hiện bằng hình ảnh, ký hiệu trong cuộc sống đều có ý nghĩa riêng. Khả năng hiểu ý nghĩa của biểu tượng của trẻ được hình thành thơng qua kinh nghiệm hàng ngày. Thông qua kinh nghiệm người lớn cung cấp cho trẻ, trẻ nhận biết được chữ viết chính là việc biến đổi từ được nói thành biếu tượng. Khi trẻ hát và vận động cơ thể chính là lúc trẻ thể hiện nội dung bài hát bằng vận động mang tính biểu tượng. Nếu trẻ hiểu ngơn ngữ là hệ thống biểu tượng có chức năng giao tiếp, trẻ sẽ có năng lực ngơn ngữ dồi dào.

+ Năng lực giải quyết vấn đề

Trong cuộc sống, việc đối mặt với tình huống có vấn đề trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Kỹ năng ngơn ngữ là phương tiện hữu ích giúp trẻ giải quyết tình huống có vấn đề. Khi trẻ tiếp xúc với sách tranh hoặc nghe cô kể chuyện, trẻ sẽ nhận thức được những tình huống và cách giải quyết vấn đề mà các nhân vật trong truyện gặp phải. Thơng qua đó, trẻ học được nhiều phương pháp giải quyết vấn đề phong phú. Trong quá trình lựa chọn các phương án giải quyết, trẻ sẽ nhận thức được phương án phù hợp và khơng phù hợp. Từ đó, trẻ có thể sử dụng cách giải quyết phù hợp với tình huống có vấn đề mà bản thân mình gặp phải.

Quá trình giải quyết vấn đề được trình bày như sau: Phát sinh tình huống có vấn đề -> Nhận thức và định nghĩa tình huống có vấn đề -> Tìm hiểu phương pháp giải quyết vấn đề -> Lựa chọn phương pháp giải quyết vấn đề -> Giải quyết vấn đề thành công -> Kết thúc.

Trong trường hợp giải quyết vấn đề thất bại -> Định nghĩa lại tình huống có vấn đề -> Nhận thức và định nghĩa tình huống có vấn đề -> Tìm hiểu phương án thay thế

-> Lựa chọn phương án thay thế -> Tiến hành -> Giải quyết vấn đề thành công -> Kết thúc.

Nhà tâm lý học Jean Piaget trình bày hai đặc điểm quan trọng trong tư duy tìm nguyên nhân sự việc của trẻ: một là trẻ có xu hướng muốn tìm phép lạ để giải thích các hiện tượng xã hội mà chúng biết, hai là thường nhân cách hóa sự vật, sự việc, cái bàn cái ghế cũng biết nói biết đi. Khi thiếu kinh nghiệm, khơng lý giải được hiện tượng nào đó, trẻ sử dụng yếu tố phép lạ, thần tiên để giải thích. Ví dụ trẻ con sinh

ra từ một dấu chân, hay do các con mang đến, có ban ngày và ban đêm vì do ban đêm mặt trời đi ngủ. Ngoài ra, theo cơ chế tư duy của trẻ cịn có một đặc điểm nữa là tư duy “cứng nhắc”, có nghĩa là trẻ học cách nhận biết, đánh giá con người trên tiêu chuẩn dựa vào nét nổi bật của nhân vật làm trọng tâm để kết luận về tồn cục con người. Ví dụ người tốt là người có gương mặt đẹp, sáng sủa, trịn trịa, người ác là người xấu xí, xương xẩu nên trẻ gọi là mụ phù thủy hay dì ghẻ …

- Vai trị của ngơn ngữ đối với sự phát triển tính xã hội của trẻ mầm non

Quan hệ xã hội của trẻ bắt đầu từ quan hệ bạn bè. Thông qua hoạt động vui chơi, quan hệ bạn bè của trẻ ngày càng được mở rộng giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh chóng. Trị chuyện thảo luận với bạn bè trong hoạt động góc, viết thư cho bạn, viết thực đơn, bắt chước hành động và ngôn ngữ của các ngành nghề trong xã hội khi chơi săm vai … là những hoạt động ngôn ngữ giúp trẻ phát triển tính xã hội một cách tự do thoải mái.

- Vai trị của ngơn ngữ đối với sự phát triển tình cảm - xúc cảm của trẻ mầm non.

Trẻ sử dụng ngơn ngữ để thể hiện xúc cảm của mình. Việc trẻ nhận thức cảm xúc cảu bản thân chính là hình thức ngơn ngữ. Nhờ sử dụng ngơn ngữ mà trẻ biết điều chỉnh và kiềm chế cảm xúc của mình. Vì thế, phát triển ngơn ngữ là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển tình cảm – xúc cảm của trẻ.

+ Giúp trẻ chú ý đến suy nghĩ của người khác

Mối quan hệ xã hội của trẻ được hình thành trong nhóm chơi. Trong hoạt động vui chơi theo nhóm nhất là chơi sắm vai, trẻ có cơ hội để quan sát đến suy nghĩ và thái độ của người khác. Từ đó, trẻ biết điều chỉnh cảm xúc của mình cho phù hợp với cảm xúc của người khác.

+ Phát triển năng lực thể hiện cảm xúc

Có rất nhiều hoạt động giúp trẻ thể hiện cảm xúc của mình như vẽ tranh hay viết nguệch ngoạc trên giấy câu chuyện về sự kiện mà trẻ trải qua, đóng kịch, sắm vai. Ví dụ: Trẻ thể hiện cảm xúc khi mới có em thơng qua trị chơi giả bộ với búp bê hay trẻ khác. Giáo viên chấp nhận tất cả cảm xúc của trẻ.

Giáo viên phải biết rằng việc trẻ thể hiện cảm xúc tích cực và cả cảm xúc tiêu cực là điều cần thiết. Giáo viên cần cung cấp phương tiện, đồ dùng để trẻ chơi sắm vai, đọc sách nhằm giúp trẻ giải tỏa cảm giác căng thẳng. Khi trẻ không thể giải thích cảm xúc căng thẳng của mình, giáo viên cần cung cấp từ phù hợp để trẻ thể hiện cảm xúc của mình thơng qua hoạt động với sách hay chơi sắm vai.

+ Khuyến khích phát triển tính tự trọng và tự do thể hiện

Giáo viên cần cho trẻ học ngôn ngữ bằng phương pháp có ý nghĩa và tự do đối với trẻ để trẻ hình thành tính tự tin và nhận thức được sự cố gắng của mình. Tính tự tin chính là chìa khóa cho sự thành cơng của trẻ sau này.

- Vai trị của ngơn ngữ đối với sự phát triển tính sáng tạo của trẻ mầm non Trẻ có trí tưởng tượng rất phong phú và trẻ thể hiện thế giới tưởng tượng của mình bằng ngơn ngữ. Ngơn ngữ sáng tạo là sự thể hiện ngôn ngữ bằng phương pháp mới lại đòi hỏi phải suy nghĩ, tư duy.

Theo tác giả Ngơ Cơng Hồn trong giáo trình tâm lí học trẻ em lứa tuổi từ lọt lòng đến 6 tuổi nhà xuất bản Giáo dục nêu lên đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ mẫu giáo về mặt ngơn ngữ như sau (Ngơ Cơng Hồn, 1995).

- Đối với trẻ 3-4 tuổi

+ Ngôn ngữ của trẻ được xây dựng từ câu ngắn đến câu có nhiều âm tiết, theo nghiên cứu của E.A.Arkina trong 1000 tình huống giao tiếp của trẻ tác giả đã thống kê được 40% câu ngắn đơn âm tiết, 38% câu hai âm tiết; 17% câu 3 âm tiết, 4% câu 4 âm tiết, chỉ có 2 câu 5 âm tiết.

+ Ngôn ngữ trẻ thể hiện giọng điệu rõ nét.

+ Ngơn ngữ trẻ thường kèm theo các hình thức hoạt động tư duy khác nhau. Kích thích hành động “được đấy” “như thế là đúng”…Khi hành động.

+ Thường nhắc đi nhắc lại một từ trong câu trọn vẹn. + Ngôn ngữ mang màu sắc rõ nét.

+ Ngôn ngữ trẻ thể hiện hứng thú cá nhân, hoạt động cá nhân mạnh mẽ. - Đối với trẻ 4-5 tuổi.

+ Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hồn cảnh, tình huống nghĩa là ngơn ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người hiện tượng đang xảy ra trước mắt trẻ.

+ Cuối 4 tuổi, ngôn ngữ của trẻ đã bắt đầu biết nối kết giữa tình huống hiện tại với quá khứ nghĩa là ngôn ngữ khái quát cả sự kiện hiện tại và quá khứ thành một “văn cảnh”

+ Vốn từ của trẻ tăng lên không chỉ về số lượng từ mà điều quan trọng trong phát triển ngôn ngữ là lĩnh hội được các cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Nói nhầm trẻ biết sửa nhưng khơng biết vì sao phải sửa.

+ Đã hình thành những cảm xúc ngơn ngữ qua giọng nói, ngữ điệu, âm tiết…tuy nhiên dưới tác động của cảm xúc trẻ có thể nghe nhầm, phát âm nhầm.

+ Dưới sự hướng dẫn của người lớn, đặc biệt trong hoạt động vui chơi, tạo hình, các tiết kể chuyện, tham quan, môi trường xung quanh, âm nhạc thể dục…và các nhiệm vụ mà người lớn giao cho trẻ, xác định trách nhiệm bổn phận của trẻ một cách đơn giản, trẻ lĩnh hội được nhiều từ mới và ý nghĩa sử dụng của chúng là tiền đề quan trọng giúp trẻ học tập sau này.

- Đối với trẻ 5-6 tuổi

Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ theo các hướng:

+ Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ: Trẻ biết đọc diễn cảm, biết dùng điệu bộ bổ xung cho ngơn ngữ nói.

+ Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển Các tính chất ngơn ngữ thường gặp ở trẻ

+ Ngơn ngữ giải thích, trẻ có nhu cầu nhận sự giải thích và cũng thích giải thích cho các bạn.

+ Ngơn ngữ tình huống do giao tiếp với người xung quanh bằng những thông tin mà trẻ trực tiếp tri giác được trong khung cảnh

+ Tính mạch lạc rõ ràng, do vốn từ của trẻ chiếm đến 50% là danh từ, do vậy câu nói của trẻ thường ngắn và rõ ràng, mạch lạc…

+ Tính địa phương trong ngơn ngữ: Nói ngọng, nói lắp, nói mất dấu…nền văn hóa địa phương, cộng đồng thể hiện rõ trong ngơn ngữ trẻ.

+ Tính cá nhân đã bộc lộ rõ qua các sắc thái ngôn ngữ khác nhau của trẻ đặc biệt ở chức năng ngôn ngữ biểu cảm.

1.3.2. Hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non * Mục tiêu giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non * Mục tiêu giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Theo chương trình giáo dục mầm non nêu rõ mục tiêu giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non như sau (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009):

Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.

Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…)

Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày. Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.

Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.

Có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết.

* Nội dung giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Theo chương trình giáo dục mầm non nêu rõ nội dung giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non như sau (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009):

- Nghe:

Nghe các từ chỉ người, sự vật hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã vĩnh châu, tỉnh sóc trăng​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)