1.4. Quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non
* Lập kế hoạch hoạt động giáo dục ngơn ngữ
Kế hoạch hóa là hoạch định các công việc cần thực hiện một cách chủ động và khoa học. Kế hoạch hóa là chức năng đầu tiên, giúp trù liệu cho việc thực hiện đạt kết quả tốt. Kế hoạch hoá là chức năng quan trọng nhất của việc lãnh đạo, soạn thảo và thông qua những quyết định quản lý quan trọng nhất. Kế hoạch hoá bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của hệ thống quản lý và bị quản lý trong đơn vị (Trần Kiểm, 2014).
Tùy theo cách tiếp cận mà ta có thể phân loại kế hoạch (Trần Kiểm, 2014): - Dựa vào yếu tố thời gian: có kế hoạch dài hạn 10, 15 năm (còn gọi là kế hoạch chiến lược), kế hoạch trung hạn 5, 7 năm và kế hoạch ngắn hạn 2, 3 năm.
- Dựa vào quy mơ quản lí có kế hoạch tổng thể, kế hoạch bộ phận
- Dựa vào nguồn lực giáo dục có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, kế hoạch quản lí tài chính, kế hoạch phát triển đội ngũ ...
- Dựa vào hoạt động giáo dục có KH dạy học, kế hoạch ngoại khóa, kế hoạch bồi dưỡng GV ...
Lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu nhưng nguồn lực đã có và sẽ khai thác. Lập kế hoạch có hai cấp: cấp vĩ mô và cấp vi mô. Tuy nhiên, sự phân định kế hoạch vĩ mơ hay vi mơ tùy theo điều kiện, hồn cảnh và theo thời gian cụ thể. Khi lập kế hoạch cần thực hiện theo các bước (Trần Kiểm, 2014):
Bước 1: Nhận thức đầy đủ về yêu cầu của công việc cần thực hiện. Bước 2: Phân tích trạng thái xuất phát của đối tượng quản lí.
Bước 3: Xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch. Đây là điều kiện làm cho kế hoạch khả thi.
Bước 4: Xây dựng sơ đồ khung cho việc lập kế hoạch
Việc lập kế hoạch tốt sẽ giúp nhà quản lí có khả năng ứng phó với sự bất định và sự thay đổi và cho phép nhà quản lí tập trung chú ý vào các mục tiêu và tìm cách tốt nhất, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức để đạt được mục tiêu và giúp nhà quản lí dễ dàng kiểm tra trong q trình thực hiện.
- Tầm quan trọng của việc lập KHHĐGD
Nó có khả năng ứng phó với sự bất định và sự thay đổi. Ta biết rằng, giáo dục, trong đó có quản lí giáo dục, thường xuyên chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong và bên ngoài. Những thay đổi về số lượng, chất lượng liên quan đến giáo viên, học sinh , những mặt tích cực, tiêu cực của xã hội; những thiên tai, bão lụt…là những biến đổi khơng lường trước. Chính những biến đổi đó tác động đến giáo dục và quản lí giáo dục, làm cho việc lập kế hoạch trở thành tất yếu. Mặt khác, nếu lập kế hoạch, nếu lập kế hoạch cho một thời gian càng dài, người cán bộ quản lí càng ít có điều kiện kiểm tra tính đúng đắn của kế hoạch. Thậm chí ngay trong tương lai gần, cũng khơng dám chắc là khơng có đột xuất xảy ra. Đó là khi nhà quản lí khơng thấy được xu thế vận động do những tác động quản lí của mình gây ra. Trong khi đó, nhà quản lí vẫn phải tìm cách tốt nhất để đạt mục tiêu. Đó là lí do cần thiết thứ nhất của việc lập kế hoạch đối với nhà quản lí.
Lập kế hoạch cho phép nhà quản lí tập trung chú ý vào các mục tiêu thực chất của việc lập kế hoạch là nhằm đạt mục tiêu của tổ chức, cũng là mục tiêu của công tác quản lí. Kế hoạch sẽ giúp nhà quản lí có cái nhìn tổng thể, tồn diện, qua đó thấy
được hoạt động tương tác giữa các bộ phận. Mặt khác, nhà quản lí qua việc lập kế hoạch có thể nhìn thấy tương lai, có thể phải điều chỉnh những quyết định trước đó, bảo đảm hướng vào mục tiêu đã định.
Lập kế hoạch cho phép lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức. Kế hoạch không cho phép hoạt động tùy tiện, tản mạn, rời rạc và cũng không chấp nhận sự quyết định vội vàng, thiếu cân nhắc.
Lập kế hoạch là tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra. Người quản lí khơng thể kiểm tra cấp dưới nếu khơng có mục tiêu xác định để đo lường. Điều này còn gây hậu quả là không xác định các trạng thái trung gian cũng như cuối cùng của đối tượng quản lí. Và đó cũng đồng nghĩa với việc quản lí khơng theo kế hoạch
- KHGD NN cho trẻ gồm những nội dung sau:
Dạy trẻ nghe được các từ chỉ mọi vật, giao tiếp, nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
Dạy trẻ nói rõ và sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi. Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện. Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.
Cho trẻ làm quen với cách sử dụng sách, bút, một số ký hiệu thông và chữ viết, với việc đọc sách.
- Cần đạt các tiêu chí như:
Trẻ biết trả lời trong khi cô hỏi, trẻ đọc được bài thơ cô dạy, biết lắng nghe cô kể chuyện.
Trẻ biết chào cô khi đến lớp và ra về.
Trẻ cầm được bút bằng 3 ngón và làm quen được 29 chữ cái, nhận dạng được ký hiệu của mình trên đồ dùng, biết cầm sách đúng theo chiều
- Hiệu trưởng cần thực hiện các biện pháp sau để xây dựng KHGD Nghiên cứu các văn bản có liên quan
Xác định mục tiêu hoạt động ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
Yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động ngôn ngữ theo phân phối chương trình
Quy định thống nhất mẫu kế hoạch hoạt động giáo dục ngôn ngữ
Tổ trưởng và giáo viên xây dựng kế hoạch chi tiết dựa vào kế hoạch của trường.
Kế hoạch được trình duyệt trước khi vào chương trình. Xây dựng kế hoạch phù hợp với năng lực của trẻ.
* Tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ
Chức năng tổ chức của quản lý là thiết kế cơ cấu, phương thức và quyền hạn hoạt động của các bộ phận quản lý sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Đây là chức năng phát huy vai trò, nhiệm vụ, sự vận hành và sức mạnh của tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của quản lí. Có thể nói tổ chức là một cơng cụ. Nhiệm vụ của nó càng chun sâu thì khả năng hoạt động có hiệu quả càng cao. Sản phẩm của một tổ chức chỉ tồn tại bên ngồi nó. Một tổ chức phải có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng như quy chế, quy định, nội quy ... và coi đây là điều kiện để tổ chức hoạt động có hiệu quả. Tổ chức phải có sự bình đẳng trong quan hệ (Trần Kiểm, 2014).
Một tổ chức tốt phải được xây dựng trên các nguyên tắc sau (Trần Kiểm, 2014):
+ Xác định cơ cấu của tổ chức phải gắn với mục đích, mục tiêu của hệ thống, phải gắn với nội dung cơng việc cụ thể. Vì cơ cấu tổ chức là cơng cụ để thực hiện mục tiêu của hệ thống.
+ Việc xây dựng cơ cấu tổ chức phải bảo đảm ngun tắc chun mơn hóa, cân đối và dựa vào nhiệm vụ cụ thể. Con người trong cơ cấu tổ chức phải được sắp xếp phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Phải cụ thể hóa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của từng bộ phận, từng cá nhân.
+ Xây dựng tiêu chuẩn hóa trong tổ chức giúp cho nhà quản lí và các thành viên đánh giá và tự đánh giá cơng việc của mình.
+ Cơ cấu tổ chức của một hệ thống cịn liên quan đến tầm quản lí. Tầm quản lí là giới hạn quản lí mà người quản lí có thể giám sát có hiệu quả.
Sự phát triển của quản lí đã dẫn đến việc hình thành các kiểu cơ cấu tổ chức quản lí khác nhau. Đó là: Kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến, kiểu chức năng, kiểu cơ cấu trực tuyến-chức năng; kiểu tổ chức chính thức và khơng chính thức; kiểu ma
trận. Mỗi kiểu đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Tùy theo điều kiện cụ thể, có thể lựa chọn cho phù hợp để vận hành có hiệu quả (Trần Kiểm, 2014).
- Tầm quan trọng của tổ chức HĐGD
Để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, cân xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò nhiệm vụ và vị trí cơng tác. Có thể nói, việc xây dựng các vai trò, nhiệm vụ là chức năng tổ chức quản lí. Vai trị của một bộ phận hay một cá nhân hàm ý bộ phận hay cá nhân đó hiểu rõ cơng việc mình làm nằm trong một phạm vi nào đó, nhằm mục đích hoặc mục tiêu nào, cơng việc của họ ăn khớp như thế nào với các cá nhân hoặc bộ phận khác và những thơng tin cần thiết để hồn thành cơng việc.
- Tổ chức HĐGD NN cho trẻ gồm những nội dung như: + Nội dung yêu cầu kế hoạch với tổ chuyên môn:
Căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường, căn cứ vào tình hình thực tế của tổ đặc biệt quan tâm về chất lượng giáo viên và kết quả đạt được của năm học qua để xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động.
+ Nội dung yêu cầu kế hoạch với cá nhân:
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của tổ chuyên môn; chỉ tiêu phấn đấu của tổ; căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh và kết quả đạt được của năm học trước để xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động.
Cần đạt những tiêu chí như: Kế hoạch tổ trưởng phải phù hợp với tình hình của tổ viên và đáp ứng được mục tiêu của chương trình yêu cầu, đối với kế hoạch của cá nhân phải phù hợp với tình hình thực tế của lớp đó là năng lực của trẻ khả năng tiếp thu trung của các cháu, phù hợp với độ tuổi mà giáo viên giảng dạy.
- Hiệu trưởng cần thực hiện các hoạt động sau để tổ chức HĐGD Tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên
Xây dựng nội dung, chương trình theo hướng dẫn của Phịng GD-ĐT Triển khai nhiệm vụ năm học cho giáo viên
Tổ chức các chuyên đề về hoạt động ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Tổ chức tọa đàm về đổi mới phương pháp ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Tổ chức thao giảng, dự giờ, đánh giá tiết dạy
* Chỉ đạo hoạt động giáo dục ngôn ngữ
Chức năng điều khiển, chỉ đạo thực hiện đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lí. Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lý phải điều khiển, chỉ đạo cho hệ thống hoạt động theo đúng kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Người điều khiển hệ thống phải là người có tri thức, có kĩ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định. Quyết định là cơng cụ chính để điều khiển hệ thống. Ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một phương án tối ưu trong số những phương án khác. Việc ra quyết định quyết định xuyên suốt trong q trình quản lí, từ việc lập kế hoạch, xây dựng tổ chức cho đến việc kiểm tra đánh giá (Trần Kiểm, 2014).
- Tầm quan trọng của chỉ đạo HĐGD
Thực hiện chương trình hoạt động ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo là một trong những nội dung thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của trường mầm non. Người hiệu trưởng phải nắm vững và tổ chức hướng dẫn cho giáo viên nghiên cứu để nắm vững chương trình, mục tiêu giáo dục của cấp học. Người hiệu trưởng phải quản lí giáo viên từ khâu lên kế hoạch, nghiên cứu bài giảng, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm để đảm bảo việc thực hiện dạy đúng, dạy đủ chương trình.
- Chỉ đạo HĐGD NN cho trẻ gồm những nội dung như:
Yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ do mình phụ trách theo phân phối chương trình, theo kế hoạch giáo viên đã xây dựng ngay từ đầu năm học.
Phối hợp cùng phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn thực hiện việc theo dõi nắm tình hình thực hiện hàng ngày của giáo viên. Kịp thời nắm bắt và điều chỉnh đưa ra các biện pháp nhằm quản lí tốt chương trình hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ ở các lớp mẫu giáo. Kiểm tra và duyệt hồ sơ, sổ sách: Giáo án, sổ dự giờ… để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên hàng ngày.
- Hiệu trưởng cần thực hiện các biện pháp sau để chỉ đạo HĐGD Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng phân phối chương trình.
Chỉ đạo tổ trưởng theo dõi việc thực hiện chương trình của giáo viên.
Chỉ đạo tổ trưởng tìm ra các biện pháp nhằm quản lí tốt chương trình hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ
* Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngôn ngữ
Chức năng kiểm tra là chức năng cố hữu của quản lí. Khơng có kiểm tra sẽ khơng có quản lí. Kiểm tra là chức năng xun suốt trong quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý. Kiểm tra là hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định. Kiểm tra là một quá trình thường xuyên để phát hiện sai phạm, uốn nắn, giáo dục và ngăn chặn, xử lí. Mục đích của kiểm tra là xem xét hoạt động của cá nhân và tập thể có phù hợp với nhiệm vụ hay khơng và tìm ra ưu nhược điểm, nguyên nhân. Qua kiểm tra người quản lí cũng thấy được sự phù hợp giữa thực tế, nguồn lực và thời gian, phát hiện những nhân tố mới, những vấn đề đặt ra (Trần Kiểm, 2014).
Nhà quản lí có thể kiểm tra các vấn đề như: kiểm tra kế hoạch, tài chính hay chun mơn. Các bước kiểm tra bao gồm (Trần Kiểm, 2014):
+ Xây dựng các tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn là những chỉ tiêu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ.
+ Đo đạc việc thực hiện: Số đo đầu ra, số đo hiệu quả, số đo kết quả, số đo năng suất.
+ Điều chỉnh sai lệch: nhằm làm cho toàn bộ hệ thống đạt mục tiêu đã định, qua đó nhằm điều chỉnh, uốn nắn sai lệch so với mục tiêu, kế hoạch.
- Tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá HĐGD
Kiểm tra, đánh giá là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lí nói chung và trong quản lí hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ nói riêng. Thơng qua kiểm tra, cán bộ quản lí giáo dục đánh giá được những mặt ưu điểm và hạn chế của giáo viên trong hoạt động ngôn ngữ của trẻ từ đó nhà quản lí kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng cho giáo viên một cách phù hợp và đúng hướng.
Người kiểm tra được hiệu trưởng phân cơng gồm phó trưởng, tổ trưởng chuyên môn, hoặc những giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm.
- Kiểm tra đánh giá trẻ qua các nội dung cô dạy như :
Dạy trẻ biết giao tiếp với mọi người xung quanh, tự tin mạnh dạng. Dạy trẻ đọc thơ, đồng dao, ca dao, kể chuyện
Dạy trẻ nhận biết và phát âm 29 chữ cái - Đánh giá trẻ phải đạt các tiêu chí như:
Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau( lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…).
Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày.