3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở
3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy tích cực trong việc tổ chức hoạt
động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
* Mục tiêu của biện pháp
Giúp giáo viên lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy vai trò chủ động của trẻ để thu hút trẻ hứng thú tự nguyện tham gia vào các hoạt động trong đó có hoạt động giáo dục ngơn ngữ qua đó giúp trẻ phát triển vốn từ, trí tưởng tượng và khả năng diễn đạt ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục ngôn ngữ qua các phương pháp khác nhau như dùng trò chơi, thực hành, làm thí nghiệm, trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ với cô và bạn, biểu đạt những hiểu biết của mình bằng các cách khác nhau.
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non tạo điều kiện về tinh thần vật chất cho đổi mới phương pháp phát triển ngôn ngữ nhằm mang lại hiệu quả. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp hoạt động phát triển ngôn ngữ, thống nhất sử dụng các phương pháp gợi mở, thảo luận, tạo tình huống, đề xuất giải quyết, tìm cách khám phá giải quyết vấn đề. Trong quá trình dạy trẻ mẫu giáo làm quen với văn học, giáo viên ngoài việc sử dụng một số phương pháp cũ để dạy trẻ, thì cần mạnh dạn kết hợp một số phương pháp mới thu hút trẻ vào hoạt động để giúp trẻ phát
triển tốt hơn về ngơn ngữ cũng như trí tưởng tượng nhằm giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ. Đây là phương pháp giáo dục dạy học lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hứng dẫn gợi mở, giúp trẻ phát huy hết năng lực của mình
Ban giám hiệu cần hướng dẫn giáo viên trong quá trình giảng dạy trẻ nên phối hợp nhiều hình thức khác nhau để thu hút trẻ vào hoạt động gây sự hứng thú tránh sự nhàm chán như: Dạy theo nhóm nhỏ, dạy cả lớp, dạy cá nhân giúp giáo viên kiểm soát được khả năng của trẻ và có sự giúp đỡ can thiệp kịp thời khi trẻ gặp khó khăn.
Hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển một cách toàn diện. Phương pháp dạy học tích cực đang được giáo viên vận dụng vì nó mang tính hướng dẫn, gợi mở, bao qt, đánh giá trẻ, khơng làm thay trẻ và trẻ tự mình trải nghiệm rút ra kết luận là chủ yếu, đây là phương pháp tự học của trẻ có tác dụng hình thành thói quen ý thức tự học, tự tìm tịi, khám phá, trải nghiệm những hoạt động thực tế gần gũi với cuộc sống của trẻ đang diễn ra.
Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động chính là hoạt động chơi trẻ chơi mà học vì thế hãy tận dụng các trị chơi để lơi cuốn trẻ từ đó trẻ dễ hứng thú, say mê hơn khi học lĩnh vực ngôn ngữ.
Nhà trường tổ chức dự giờ chuyên đề về đổi mới phương pháp hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, tổ chức thao giảng theo từng chủ đề truyền thụ kiến thức mới, dưới nhiều hình thức như Thơ ca, đồng dao, kể chuyện sáng tạo, kể chuyện theo tranh, đóng kịch. Từ đó rút kinh nghiệm tìm ra những biện pháp tốt nhất sử dụng cho từng loại bài
Ban giám hiệu nhà trường cần xây dựng kế hoạch tổ chức các đợt thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để phục vụ các hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ.
Thường xuyên kiểm tra, dự giờ, thăm lớp, đánh giá rút kinh nghiệm, chỉ đọa hướng dẫn giáo viên soạn bài theo phương pháp dạy học tích cực, lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính chủ động và khả năng sáng tạo của trẻ, sử dụng phương pháp trò chơi trong hoạt động.
Để cho hoạt động thêm phong phú và việc dạy học khơng bị gị bó giáo viên có thể lựa chọn bài thơ, câu chuyện, đồng dao trên mạng Internet, trong sách tham khảo, tạp chí giáo dục phù hợp với từng độ tuổi, từng chủ đề để đưa vào dạy trẻ.
Từ những nội dung mình đã lựa chọn giáo viên có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để giúp trẻ tiếp cận hoạt động như: Cho trẻ kể diễn cảm, kể sáng tạo, kể chuyện theo chủ đề hay cho trẻ kể chuyện theo tranh, cho trẻ tự sắp xếp tranh và kể thành các câu chuyện khác nhau, đóng kịch, thơ chữ to có hình ảnh minh họa.
GV có thể kích thích trẻ trong việc phát triển ngôn ngữ bằng cách tổ chức cho trẻ thi kể chuyện, đọc thơ, ở mỗi câu chuyện, bài thơ, giáo viên có thể lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động phù hợp tùy vào khả năng nhận thức của trẻ nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ.
* Điều kiện thực hiện
Trong các buổi tham giảng, hội giảng ban giám hiệu nhà trường cần khuyến khích và thừa nhận khả năng sáng tạo của giáo viên, lựa chọn những giáo viên dám mạnh dạng đổi mới phương pháp dạy học tích cực, sử dụng các hình thức nhẹ nhàng, phù hợp để dạy trẻ thực hiện các tiết thao giảng cụm.
Cần mạnh dạng tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để được ủng hộ về các nguyên vật liệu nhằm phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi cho các hoạt động của trẻ đặc biệt là các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
3.2.5. Tăng cường cơng tác kiểm tra, quản lí giáo viên về hoạt động giáo dục ngôn ngữ
* Mục tiêu của biện pháp
Công tác kiểm tra là nhằm giúp cho người giáo viên phát hiện những sai lệch của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó người kiểm tra sẽ tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn giáo viên tìm cách khắc phục và thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đã đề ra Nhằm nâng cao chất lượng về quản lí chun mơn, đánh giá quá trình thực hiện của giáo viên trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhằm uốn nắn, tư vấn kịp thời. Đây cũng là điều kiện căn cứ để đánh giá viên chức cuối năm và làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn trong thời gian tới.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Để giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt thì địi hỏi người cán bộ quản lí trong trường phải quan tâm đến công tác chỉ đạo, phối hợp kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của từng giáo viên đây là nhiệm vụ cần phải được thực hiện vì thế nhà trường cần xây dựng kế hoạch kiểm tra quản lí giáo viên trong việc thực hiện quy chế chuyên môn thông qua trước tập thể được tập thể thống nhất đưa vào thực hiện.
Ngay từ đầu năm học nhà trường cần phát động phong trào thi đua dạy tốt học tốt. Để cho giáo viên các lớp phải có trách nhiệm cao trong giảng dạy nói chung và hoạt động giáo dục ngơn ngữ cho trẻ nói riêng.
Để đánh giá được chất lượng giảng dạy của giáo viên địi hỏi cơng tác kiểm tra là không thể thiếu, kiểm tra phải dựa vào kế hoạch đã xây dựng từ trước có quyết định phân cơng người đi kiểm tra người đi kiểm tra là phó hiệu trưởng, tổ trưởng và giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm và có năng lực.
Có hai hình thức kiểm tra: Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất. Công tác kiểm tra muốn mang lại hiệu quả cao cần kiểm tra đột xuất đây là dạng kiểm tra làm cho giáo viên trong tư thế luôn chuẩn bị tốt tránh sự lơ là trong hoạt động, qua kiểm tra phát hiện những sai sót và kịp thời điều chỉnh, tổ chức khắc phục những bất cập đã phát hiện trong lúc kiểm tra, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên nhằm để nâng cao hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
Kết quả kiểm tra sẽ được sơ kết ở học kỳ những mặt làm được và những mặt tồn tại được đem ra nhận xét rút kinh nghiệm, dựa vào những mặt hạn chế hiệu trưởng có thể yêu cầu tổ trưởng chun mơn của các tổ tìm ra giải pháp có hiệu quả để khắc phục, từ giải pháp đó sẽ được bàn bạc và đưa vào áp dụng ở học kỳ tiếp theo. Sau cùng tổng kết vào cuối năm học, kết thúc năm có thể nhận định lại các biện pháp mà tổ trưởng đã đưa ra có mang lại hiệu quả hay không, nếu kết quả khả quan sẽ được áp dụng vào năm tới còn kết quả chưa cao cần tổ trưởng suy nghĩ và thay đổi cho phù hợp.
* Điều kiện thực hiện
Trong phiên họp hội nghi cán bộ công chức viên chức đầu năm, qua các buổi họp chuyên môn, dự giờ, kiểm tra thường xuyên và đột xuất, hiệu trưởng cần nhận xét công tâm khen thưởng kịp thời những giáo viên đạt thành quả tốt, động viên khích lệ những mặt chưa thực hiện tốt và đưa ra những thang điểm cụ thể cho quá trình thực hiện đây là điều kiện để giúp giáo viên có sự thay đổi trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
3.2.6. Đầu tư sơ sở vật chất đồ dùng trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo trẻ mẫu giáo
* Mục tiêu của biện pháp
Đội ngũ nhà trường thấy được sự quan tâm của lãnh đạo có một vai trị quan trọng trong sự phát triển của nhà trường, việc đầu tư cơ sở vật chất đồ dùng phục vụ hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ, nó là phương tiện khơng thể thiếu và trở thành bộ phận của phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp về vai trò tầm quan trọng của CSVC và ĐD trong giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo phù hợp với tình hình phát triển ngày nay trong việc đổi mới căn bản toàn diện.
Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch về nhu cầu cần CSVC và ĐD phục vụ cho hoạt động giáo dục ngôn ngữ trong năm học, và xác định được những CSVC và ĐD nào vượt khỏi khả năng tài chính của trường và cần sự hỗ trợ từ kinh phí cấp trên, hiệu trưởng tranh thủ được sự quan tâm của lãnh đạo tham mưu xây dựng CSVC và ĐD vào các cuộc họp lãnh đạo đầu năm học cũng như những cuộc họp của phịng trình bày những khó khăn và cần được lãnh đạo quan tâm đầu tư.
Ví dụ: Vào đầu tháng 8 hằng năm lãnh đạo phòng giáo dục mời hiệu trưởng các trường họp thông qua công tác chuẩn bị cho năm học mới có những thuận lợi và khó khăn gì cần báo cáo cho lãnh đạo phòng biết đây là dịp để các trường mầm non trình bày những khó khăn về CSVC và ĐD mà trường đang gặp phải và cần được phòng quan tâm đầu tư
Ngoài được sự quan tâm của lãnh đạo Phòng GDĐT nhà trường còn được sự quan tâm của chính quyền địa phương của các xã phường, lãnh đạo các xã phường rất quan tâm đến GD đặc biệt là GDMN vì thế các cơ hiệu trưởng cần tận dụng sự quan tâm đó tham mưu xin hỗ trợ kinh phí để mua sắm thêm ĐD phục vụ cho công tác giáo dục trẻ nhất là giáo dục ngôn ngữ
Hiệu trưởng tăng cường đầu tư kinh phí mua sắm thêm từ nhiều nguồn (Ngân sách Nhà nước, ngân sách ngành giáo dục, nguồn huy động đóng góp từ hội cha mẹ học sinh …). Khi mua sắm chú ý kiểm tra xem kinh phí có đủ để mua không, trang thiết bị đồ dùng dạy học đó có thật sự cần thiết và có phù hợp với tình của trường khơng, có phù hợp với trình độ GV khơng.
Đối với các trường có phịng chức năng cần bố trí thêm đồ dùng dạy học và phân công người phụ trách giám sát việc sử dụng đồ dùng trong phòng đảm bảo không bị mất hư hao và biết sử dụng đồ dùng trong quá trình dạy trẻ, cần cho giáo viên ký tên trong việc nhận phòng và khi trả phòng người phụ trách sẽ kiểm tra và đảm bảo đồ dùng như lúc đầu, GV sẽ chịu trách nhiệm khi để trẻ làm hư đồ dùng.
Xây dựng kế hoạch GV tự làm thêm đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Muốn thu hút trẻ vào hoạt động GV cần linh hoạt sử dụng nhiều đồ dùng, đối với đồ dùng do cấp trên cấp vẫn chưa đáp ứng đủ với sự tị mị của trẻ vì thế nhà trường cần xây dựng và phát động phong trào làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục ngôn ngữ của lớp, phong trào làm đồ dùng được thống nhất tính điểm ở cuối tháng đối với từng cá nhân.
Căn cứ vào kết quả của năm học trước nhà trường lựa chọn một chuyên đề cho năm học sau, đối với chuyên đề giáo dục ngôn ngữ là một chuyên đề cần được ưu tiên lựa chọn vì ngơn ngữ phát triển sẽ giúp trẻ tiếp thu được các lĩnh vực khác vì thế nhà trường cần tổ chức chuyên đề về giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo có sử dụng ĐD cấp trên cấp và ĐD giáo viên tự làm thơng qua đó giáo viên sẽ được học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau từ khâu tổ chức đến sử dụng đồ dùng. Tổng kết chuyên đề nhà trường rút kinh nghiệm cho chuyên đề và đưa ra nhận xét những bài dạy hay có thể vận dụng và chọn khen thưởng, đây cũng là một trong những hình thức khuyến khích sự sáng tạo ham học hỏi của GV
* Điều kiện thực hiện
Được đầu tư kinh phí và cho phép sử dụng kinh phí mua sắm sửa chữa, xây dựng.
Tham gia đầy đủ các cuộc họp và dám mạnh dạng trình bày ý kiến những khó khăn của nhà trường về CSVC và ĐD trong giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
Nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động phong trào tập thể GV nhiệt tình tham gia.
Nhìn nhận những cố gắng của GV để có sự nhận xét cơng bằng khách quan giúp GV ngày một tiến bộ hơn.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trên đây là một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Các biện pháp mà đề tài đưa ra xuất phát từ thực tế quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã Vĩnh Châu trong những năm qua:
1. Nâng cao nhận thức của CBQL và GV.
2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. 3. Hướng dẫn giáo viên thực hiện đa dạng hố các hoạt động giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy tích cực trong việc tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
5. Tăng cường cơng tác kiểm tra, quản lí giáo viên.
6. Đầu tư sơ sở vật chất đồ dùng trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
Chúng hỗ trợ cho nhau tạo thành một hệ thống nhất và thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện, cùng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
Với 6 biện pháp trên có thể nói biện pháp nào cũng có ưu điểm và hạn chế
riêng. Không đề cao hay lạm dụng một biện pháp nào đó sẽ dẫn đến hiệu quản quản lí chưa tốt. Cụ thể, sự tác động ảnh hưởng như sau:
+ Biện pháp nâng cao nhận thức của CBQL và GV có ý nghĩa lớn trong quản lí hoạt động giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Biện pháp tác động vào nhận thức mang tính định hướng cơ bản, giúp CBQL và GV xác định được vai trò, nhiệm vụ cụ thể của mình. Khi phối hợp với các biện pháp cịn lại sẽ giúp cho hoạt động giáo dục ngôn ngữ đạt được kết quả như mong đợi.
+ Biện pháp hướng dẫn giáo viên thực hiện đa dạng hoá các hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo phối hợp với biện pháp tăng cường công tác kiểm