Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã vĩnh châu, tỉnh sóc trăng​ (Trang 74 - 75)

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường

2.3.5. Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngôn

ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Kết quả đánh giá mức độ sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non được ghi nhận ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Đánh giá mức độ sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non

STT Nội dung Mức độ đánh giá (%) ĐTB ĐLC TH 1 2 3 1 Hoạt động có chủ đích (hoạt động học) 0,0 0,0 100,0 3,00 0,00 1 2 Hoạt động lồng ghép 6,3 50,8 42,9 2,37 0,60 2

3 Qua các buổi tham quan 33,3 46,1 20,6 1,87 0,73 4

4 Qua lễ hội 0,0 66,7 33,3 2,33 0,48 3

ĐTB chung 2,39

Lưu ý: Các mức độ đánh giá: 1: Không thực hiện; 2: Thỉnh thoảng; 3: Thường xuyên.

Từ kết quả bảng 2.5 nhận thấy:

+ Mục 1 khảo sát nội dung “Hoạt động có chủ đích (hoạt động học)”. 100% GV điều cho rằng việc thực hiện nội dung này ở mức “Thường xun”, khơng có ý kiến đánh giá mức “Thỉnh thoảng” và “Không thực hiện”. Kết quả GV đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Thường xuyên” với ĐTB là 3,00 và ĐLC 0,00, xếp vị trí thứ 1.

+ Mục 2 khảo sát nội dung “Hoạt động lồng ghép”. Đa số GV điều cho rằng việc thực hiện nội dung này ở mức “Thường xuyên” và “Thỉnh thoảng”, cụ thể có 42,9% đánh giá mức “Thường xuyên”, 50,8% đánh giá mức “Thỉnh thoảng” và chỉ

có 6,3% ý kiến đánh giá mức “Khơng thực hiện”. Kết quả GV đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Thường xuyên” với ĐTB là 2,37 và ĐLC 0,60, xếp vị trí thứ 2.

+ Mục 3 khảo sát nội dung “Qua các buổi tham quan”. Đa số GV điều cho rằng việc thực hiện nội dung này ở mức “Thỉnh thoảng” nhưng việc đánh giá giữa các mức độ có sự chênh lệch với nhau khơng lớn, cụ thể có 20,6% đánh giá mức Thường xuyên”, 46,1% đánh giá mức “Thỉnh thoảng” và có đến 33,3% ý kiến đánh giá mức “Khơng thực hiện”. Kết quả GV đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Thỉnh thoảng” với ĐTB là 1,87 và ĐLC 0,73, xếp vị trí thấp nhất so với các nội dung được khảo sát.

+ Mục 4 khảo sát nội dung “Qua lễ hội”. Đa số GV điều cho rằng việc thực hiện nội dung này ở mức “Thường xuyên” và “Thỉnh thoảng”, cụ thể có 33,3% đánh giá mức “Thường xuyên”, 66,7% đánh giá mức “Thỉnh thoảng” và khơng có ý kiến đánh giá mức “Khơng thực hiện”. Kết quả GV đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Thỉnh thoảng” với ĐTB là 2,33 và ĐLC 0,48, xếp vị trí thứ 3. Tuy nhiên, với ĐTB 2,33 tiệm cận với mức “Thường xuyên” (có ĐTB từ 2,34 đến 3).

Nhìn chung, GV đánh giá mức độ sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non ở mức “Thường xuyên” với điểm trung bình chung ở là 2,39. Trong 4 nội dung được khảo sát có 2 nội dung được đánh giá mức “Thường xuyên” và 2 nội dung được đánh giá “Thỉnh thoảng”. Tuy nhiên, có 1 nội dung đánh giá thấp nhất có ĐTB là 1,87 đó là nội dung “Qua

các buổi tham quan”. Vì vậy, cần phải quan tâm sử dụng thường xuyên hình thức tổ

chức “Qua buổi tham quan” trong giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã vĩnh châu, tỉnh sóc trăng​ (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)