Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã vĩnh châu, tỉnh sóc trăng​ (Trang 65 - 67)

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường

2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục

ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL và GV ở các trường mầm non về tầm quan trọng của hoạt động ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo được ghi nhận ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

TT Nội dung Đối tượng P CBQL Giáo viên ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 1 Giúp trẻ phát triển nhận thức 2,59 0,50 3 2,84 0,37 1 0,006 2 Giúp trẻ phát triển thẩm mỹ 2,71 0,46 2 2,62 0,49 3 0,398 3 Giúp trẻ phát triển thể chất 2,76 0,43 1 2,63 0,49 2 0,195 4 Giúp trẻ phát triển tình cảm xã hội 2,29 0,76 4 2,17 0,75 4 0,459 ĐTB chung 2,59 2,57 Từ kết quả bảng 2.1 nhận thấy:

+ Mục 1 khảo sát nội dung “Giúp trẻ phát triển nhận thức”. Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ quan trọng của nội dung này giữa CBQL và GV (P = 0,006 < 0,05). Đối với CBQL ĐTB là 2,59 được xếp vị trí thứ 3, GV là 2,84 được xếp vị trí thứ 1. Có sự khác biệt về nhận thức giữa 2 nhóm khách thể nghiên cứu. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL là 0,50 lớn hơn ĐLC của GV là 0,37, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL. Mặt khác, ĐTB khảo sát của hai nhóm đối tượng nằm trong khoảng điểm số trung bình “từ 2,34 đến 3”. Như vậy, nội dung “Giúp trẻ phát triển nhận thức” các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Quan trọng”.

+ Mục 2 khảo sát nội dung “Giúp trẻ phát triển thẩm mỹ”. Kết quả khảo sát khơng có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ quan trọng của nội dung này

giữa CBQL và GV (P = 0,398 > 0,05). Đối với CBQL ĐTB là 2,71 được xếp vị trí thứ 2, GV là 2,62 được xếp vị trí thứ 3. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL là 0,46 nhỏ hơn ĐLC của GV là 0,49, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng giáo viên nhưng không lớn. Mặt khác, ĐTB khảo sát của hai nhóm đối tượng nằm trong khoảng điểm số trung bình “từ 2,34 đến 3”. Như vậy, nội dung “Giúp trẻ phát

triển thẩm mỹ” các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Quan trọng”.

+ Mục 3 khảo sát nội dung “Giúp trẻ phát triển thể chất”. Kết quả khảo sát khơng có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ quan trọng của nội dung này giữa CBQL và GV (P = 0,195 > 0,05). Đối với CBQL ĐTB là 2,76 được xếp vị trí thứ 1, GV là 2,63 được xếp vị trí thứ 2. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL là 0,43 nhỏ hơn ĐLC của GV là 0,49, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng giáo viên nhưng không lớn. Mặt khác, ĐTB khảo sát của hai nhóm đối tượng nằm trong khoảng điểm số trung bình “từ 2,34 đến 3”. Như vậy, nội dung “Giúp trẻ phát

triển thể chất” các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Quan trọng”.

+ Mục 4 khảo sát nội dung “Giúp trẻ phát triển tình cảm xã hội”. Kết quả

khảo sát khơng có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ quan trọng của nội dung này giữa CBQL và GV (P = 0,459 > 0,05). Đối với CBQL ĐTB là 2,29 được xếp vị trí thứ 4, GV là 2,17 được xếp vị trí thứ 4. ĐLC của CBQL là 0,76 gần bằng ĐLC của GV là 0,75. Mặt khác, ĐTB khảo sát của hai nhóm đối tượng nằm trong

khoảng điểm số trung bình “từ 1,67 đến 2,33”. Như vậy, nội dung “Giúp trẻ phát

triển tình cảm xã hội” các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Bình thường”.

Nhìn chung, đánh giá về tầm quan trọng của hoạt động ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo cả hai nhóm đối tượng CBQL và GV ở mức “Quan trọng” với điểm trung bình

chung ở đối tượng CBQL là 2,59, ở nhóm đối tượng GV là 2,57. Tuy nhiên, trong

các nội dung được khảo sát có nội dung “Giúp trẻ phát triển tình cảm xã hội” các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Bình thường”. Vì vậy, cần phải quan tâm tuyên truyền nâng cao hơn nữa nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động “Giúp trẻ phát triển tình cảm xã hội”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã vĩnh châu, tỉnh sóc trăng​ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)