Trên đây là một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Các biện pháp mà đề tài đưa ra xuất phát từ thực tế quản lí hoạt động giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã Vĩnh Châu trong những năm qua:
1. Nâng cao nhận thức của CBQL và GV.
2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. 3. Hướng dẫn giáo viên thực hiện đa dạng hố các hoạt động giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy tích cực trong việc tổ chức hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
5. Tăng cường cơng tác kiểm tra, quản lí giáo viên.
6. Đầu tư sơ sở vật chất đồ dùng trong hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
Chúng hỗ trợ cho nhau tạo thành một hệ thống nhất và thúc đẩy nhau cùng hồn thiện, cùng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
Với 6 biện pháp trên có thể nói biện pháp nào cũng có ưu điểm và hạn chế
riêng. Không đề cao hay lạm dụng một biện pháp nào đó sẽ dẫn đến hiệu quản quản lí chưa tốt. Cụ thể, sự tác động ảnh hưởng như sau:
+ Biện pháp nâng cao nhận thức của CBQL và GV có ý nghĩa lớn trong quản lí hoạt động giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Biện pháp tác động vào nhận thức mang tính định hướng cơ bản, giúp CBQL và GV xác định được vai trò, nhiệm vụ cụ thể của mình. Khi phối hợp với các biện pháp còn lại sẽ giúp cho hoạt động giáo dục ngôn ngữ đạt được kết quả như mong đợi.
+ Biện pháp hướng dẫn giáo viên thực hiện đa dạng hố các hoạt động giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo phối hợp với biện pháp tăng cường cơng tác kiểm tra, quản lí giáo viên hai biện pháp này kết hợp sẽ giúp cho quản lí hoạt động giáo dục ngơn ngữ của trẻ mẫu giáo sớm đạt được mục tiêu đề ra và mang lại hiệu quả cao.
Từ đó, cho thấy rằng vấn đề quan trọng nhất là nhà quản lí phải biết linh hoạt lựa chọn, vận dụng một cách sáng tạo các biện pháp cho phù hợp với điều kiện ở từng địa phương, khả năng của GV và điều kiện riêng biệt ở mỗi nhà trường.