Nâng cao nhận thức của CBQLvà GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã vĩnh châu, tỉnh sóc trăng​ (Trang 104)

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở

3.2.1. Nâng cao nhận thức của CBQLvà GV

của thị xã như sau:

3.2.1. Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về hoạt động giáo dục ngôn ngữ ngữ

* Mục tiêu của biện pháp

Giúp CBQL và GV hiểu được ngơn ngữ có vai trị đặc biệt trong sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ trong đó có sự phát triển tình cảm xã hội.

Giúp CBQL nắm rõ hơn các mục tiêu, nội dung giáo dục ngơn ngữ của trường mình cịn những mặt nào yếu cần phải rèn luyện thêm để đạt được kết quả như mong đợi.

GV nắm rõ phần mục tiêu và nội dung cần đạt được đối với trẻ của lớp mình, chú ý thêm những hạn chế mà trẻ lớp mình cịn gặp phải từ đó tìm mọi biện pháp để giúp trẻ khắc phục những hạn chế trên nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện.

Giúp GV nhiệt tình, say mê dạy học nhằm giúp trẻ phát triển tất cả các mặt mục tiêu đặc biệt là mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.

* Nội dung và cách thức thực hiện

- Đối với Hiệu trưởng:

Hiệu trưởng cần tổ chức chỉ đạo nghiên cứu đầy đủ các văn bản chỉ thị, những quy định hướng dẫn của cơ quan quản lí cấp trên, tích cực tham gia các lớp tập huấn của sở Giáo dục và Đào tạo cùng với Phòng Giáo dục và Đào tạo về vấn đề quản lí, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Từ cơ sở đó vận dụng có hiệu quả vào cơng tác quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

Không ngừng học tập tu dưỡng về chun mơn nghiệp vụ, về lý luận chính trị, quản lí giáo dục để có đủ kiến thức điều hành cơ quan trong giai đoạn đổi mới về giáo dục.

Tham quan học hỏi các trường tiên tiến từ đó rút kinh nghiệm và áp dụng có hiệu quả vào công tác quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo của trường mình.

Hiệu trưởng phải nhận thức rõ vấn đề trong quản lí hoạt động dạy học đặc biệt là giáo dục ngôn ngữ, phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ

quản lí, chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động thực tiễn và không ngừng học tập trong xã hội nhằm đáp ứng đổi mới sự nghiệp giáo dục mầm non.

Lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo phải phù hợp với nhà trường và triển khai đến tập thể giáo viên đặc biệt quan tâm đến các nội dung và mục tiêu về hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở từng độ tuổi, hiệu trưởng cần phân công GV phụ trách triển khai nội dung về ngôn ngữ của từng độ tuổi qua đó giúp GV nghiên cứu sâu hơn và nắm rõ hơn.

Thông qua cuộc họp tổ chuyên môn, tổ trưởng nhắc lại những nội dung và mục tiêu hoạt động giáo dục ngôn ngữ của tổ đang phụ trách, giải thích những vướng mắc mà tổ viên đang gặp phải, nhấn mạnh những nội dung và mục tiêu mà tổ chưa đạt được hoặc đạt chưa cao cần khắc phục trong thời gian tới.

Tổ chức hội thi giáo viên giỏi cần đưa ra thêm những câu hỏi xoay quanh về nội dung và mục tiêu giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo câu hỏi đưa ra cần có vài thay đổi nhỏ đây là những câu hỏi dạng khó mục đích để kiểm tra khả năng nắm kiến thức của giáo viên ở mức độ nào và qua đó biết những yếu kém sai sót của GV để làm căn cứ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn trong thời gian tới.

Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động dạy của GV các lớp ,nhắc nhở tổ trưởng chuyên môn cần dự giờ nhiều đối với những GV chuyên mơn cịn yếu về lĩnh vực ngơn ngữ. Đặc biệt quan tâm đến giọng đọc của GV chú ý đến giọng điệu nhiệp điệu và vần điệu của bài thơ.

Trang bị sách hướng dẫn thực hiện chương trình, chương trình khung, tuyển tập thơ truyện theo từng độ tuổi nhằm phục vụ công tác chuyên môn cho GV

- Đối với giáo viên.

Giáo viên đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển của nhà trường đây là lực lượng nồng cốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong đó có giáo dục ngôn ngữ cho trẻ, để tăng cường nhận thức cho GV cần tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, hoặc các buổi tập huấn vài ngày, qua đó GV được nâng cao trình độ và nhận thức về các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước và quốc tế.

Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng vào các ngày hè là điều kiện để giúp GV nâng cao nhận thức qua việc viết bài thu hoạch. Công tác bồi dưỡng thường xuyên cũng được đánh giá qua kết quả kiểm tra cuối năm đây là điều kiện giúp GV nâng cao nhận thức của mình và vì mục đích nâng cao công tác của hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

Có thể nói nhà trường muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thì phải nâng cao năng lực quản lí của hiệu trưởng và nâng cao năng lực nhận thức của GV về hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ.

* Điều kiện thực hiện

Ban giám hiệu phải thường xuyên quan tâm, động viên giáo viên tự học, tự bồi dưỡng.

Có sự phân cơng rõ ràng đến những giáo viên phụ trách từng lĩnh vực triển khai đến tập thể và được sự kiểm duyệt trước của ban giám hiệu.

Bản thân giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc nấm vững các mục tiêu của chương trình học.

3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên về hoạt động giáo dục ngôn ngữ

* Mục tiêu của biện pháp

Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là một hoạt động thường xuyên, liên tục trong các nhà trường nhằm mục đích khơng ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị.

Trong tình hình hiện nay để đáp ứng theo yêu cầu đổi căn bản tồn diện giáo dục thì trước hết phải bồi dưỡng và nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ giáo viên đây là lực lượng chủ chốt trong nhà trường, có được đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, nắm vững về công tác nghiệp vụ thì chất lượng giáo dục của trường sẽ được nâng lên.

Ngoài ra trẻ em ngày nay được tiếp xúc nhiều với khoa học công nghệ cao nên đứa trẻ trở nên năng động và sáng tạo hơn trẻ có cơ hội khám phá được nhiều thứ trẻ dễ trở nên nhàm chán đối với những gì quá quen thuộc vì thế để thu hút trẻ vào

hoạt động đạt kết quả như mong đợi bản thân giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp để gây được sự chú ý của trẻ vào hoạt động của mình đặc biệt đối với hoạt động giáo dục ngôn ngữ.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chun mơn trên chuẩn để làm được điều đó thì bản thân người lãnh đạo là hiệu trưởng các trường mầm non cần chỉ đạo tốt những nội dung như: Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên học tập nâng cao trình độ chun mơn trên chuẩn, khuyến khích giáo viên tự học tập bồi dưỡng thường xuyên; Học tập thêm các lớp năng khiếu. Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề, tham gia các buổi thao giảng, hội giảng

Với mục đích phục vụ cho công tác tự nghiên cứu nhà trường cần trang bị các loại sách báo, tạp chí của ngành giáo dục vào tủ sách nhà trường để CBQLvà GV có điều kiện tham khảo nhằm bổ sung và cập nhật kiến thức văn hóa, xã hội, chun mơn.

Nhằm tăng cường bồi dưỡng chun mơn, nâng cao trình độ cho GV có hiệu quả, CBQL phải ln theo dõi thực trạng về năng lực chuyên môn của đội ngũ GV nhà trường, góp ý kiến cho GV về những mặt còn hạn chế trong chuyên môn và cuối năm tiến hành phân loại đánh giá giáo viên theo các mức độ (xuất sắc, khá, trung bình, kém) theo đúng năng lực thực tế của giáo viên đó là cơ sở để nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV và hướng dẫn GV tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với bản thân.

Hướng dẫn GV xây dựng riêng kế hoạch bồi dưỡng về các bộ mơn mang tính nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật đọc, kể tác phẩm văn học.

Ngoài ra hiệu trưởng cần chỉ đạo thống nhất các tổ chuyên môn về các nội dung sinh hoạt tổ: báo cáo thực hiện về nội dung chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Hướng dẫn GV trong quá trình xác định nội dung và cách thức giải quyết những nội dung có vấn đề.

Cần đưa ra các biện pháp hữu hiệu để tiến hành công tác kiểm tra đột xuất, thường xuyên một cách nghiêm túc, nhằm góp ý, điều chỉnh kịp thời những hạn chế cho giáo viên.

Duy trì tổ chức dự giờ, hội giảng, dự chuyên đề nhằm học tập để bồi dưỡng tay nghề và năng lực sư phạm cho giáo viên. Qua đó góp ý về những mặt hạn chế của giáo viên qua trao đổi về nội dung, kiến thức, phương pháp giáo dục, năng lực tổ chức, quản lý một giờ dạy về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ để nâng cao trình độ cho giáo viên.

Tổ chức cho giáo viên tham gia hội thi về lĩnh vực ngơn ngữ qua đó giúp giáo viên cọ sát trao đổi về chuyên môn, về phương pháp và xử lý tình huống trong hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ một cách đạt hiệu quả rèn thêm kỹ năng diễn cảm trong truyền thụ tác phẩm.

Tổ chức hội thi làm đồ dùng với đề tài đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục ngơn ngữ.

Ví dụ: Nhà trường đưa ra đề tài làm đồ dùng bằng những nguyên vật liệu phế thải như ống hút, bọc ni lông, lon nước ngọt, vải vụng…từ những vật liệu đó GV sẽ làm ra một bộ đồ dùng phục vụ cho một tiết học về lĩnh vực ngôn ngữ học như câu chuyện dê đen nhanh trí có các nhân vật là dê đen, dê trắng, chó sói và cảnh bên dịng suối, GV dùng lon nước ngọt cắt ra thành những con vật trong câu chuyện dùng những que xiên thịt dáng vào tạo thành những rối que với vật liệu là lon nước đã bỏ đi, với cảnh trong câu chuyện GV có thể phối hợp thêm các vật liệu khác, kèm theo là phần thuyết trình, GV có thể chọn câu chuyện hay bài thơ tùy theo sở thích nhưng vẫn theo phân phối chương trình. Qua phần thi này sẽ giúp GV rèn thêm đôi tay khéo léo và biết tận dụng những nguyên vật liệu phế thải để tái chế khơng tốn chi phí nhiều và mục đích cuối cùng là giúp trẻ hứng thú với những đồ dùng mới lạ và tập trung vào hoạt động giáo dục ngôn ngữ.

CBQL thường xuyên trao đổi kinh nghiệm quản lý với các đồng nghiệp để cùng học hỏi tham khảo những việc làm tốt đạt hiệu quả nhằm làm tốt công việc được giao.

Đưa tiêu chí tự học, tự bồi dưỡng vào bảng thi đua hàng tháng của nhà trường, cuối năm tổng kết xếp loại thi đua cho từng cá nhân.

* Điều kiện thực hiện

Bản thân giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học tập, tự bồi dưỡng chuyên môn, năng khiếu.

Ban giám hiệu phải luôn thường xuyên quan tâm động viên, khuyến khích giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

Hằng năm nhà trường cần trang bị đầy đủ tài liệu học tập cho tất cả giáo viên. Quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ việc tự học, tự bồi dưỡng theo phương thức qua bộ đĩa, học qua mạng Internet và các phần mềm phục vụ cho vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.

Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên phải được tiến hành một cách công bằng và khách quan tránh sự thiên dị nể nang.

Nhà trường cần quan tâm chi hỗ trợ 1 phần kinh phí cho giáo viên trong việc học tập bồi dưỡng chuyên môn nội dung này được nhà trường thống nhất xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm.

3.2.3. Hướng dẫn giáo viên thực hiện đa dạng hoá các hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

* Mục tiêu của biện pháp

Nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ đối với giáo dục ngôn ngữ, tránh sự nhàm chán trong việc tiếp thu kiến thức theo lối mòn.

Mở ra cho GV nhiều hình thức lựa chọn trong việc truyền thụ tác phẩm văn học, phát huy khả năng sáng tạo của GV.

Giúp trẻ khắc sâu những kiến thức đã học, kiểm chứng những kiến thức đó ở thực tế cuộc sống.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Trẻ nhớ được các câu chuyện, bài thơ qua việc trẻ thường xuyên được làm quen, tìm hiểu các tác phẩm văn học. Rèn luyện khả năng nói trịn câu, nói rõ lời, trả lời mạch lạc, đọc diễn cảm và phát triển vốn từ cho trẻ, trẻ hiểu được ý nghĩa của một số từ ngữ, nội dung câu chuyện. Trẻ dễ nhớ tên các bài thơ, câu chuyện, dễ cảm

thụ được nội dung các bài thơ, câu chuyện, tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ.

- Thông qua hoạt động học:

+ Đối với hoạt động làm quen với văn học là thơ cần hướng dẫn giáo viên chuẩn bị cho hoạt động cần có: Giáo án là vấn đề then chốt, mang yếu tố quyết định vì trong giáo án đã xác định rõ kiến thức cần cung cấp của bài phù hợp với nội dung của bài, đưa ra được mục đích, yêu cầu, chuẩn bị đồ dùng, trong giáo án đã đưa ra hệ thống câu hỏi tổng quát, gợi mở, câu hỏi liên hệ, câu hỏi giúp trẻ nhớ lại tác phẩm và hệ thống câu hỏi phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi trẻ. Để thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động giáo viên cần phối hợp nhiều hình thức gây hứng thú cho trẻ, tạo sự thoải mái, nhẹ nhàng, giúp trẻ tiếp thu được lượng kiến thức theo yêu cầu đã đặt ra đối với hoạt động, giáo viên lựa chọn nhiều thủ thuật để lôi kéo trẻ vào từng hoạt động và có bước chuyển tiếp lơgic. Tiếp đến giáo viên cần xác định rõ bài thơ chuẩn bị dạy cho trẻ thuộc nhịp nào nhanh hay chậm buồn hay vui cách ngắt nhịp là mấy, lên xuống giọng đúng chổ đúng chữ. Giáo viên cần nhớ trong q trình diễn ra hoạt động, cơ chỉ là người tổ chức, gợi mở, hướng dẫn giúp trẻ tham gia vào các hoạt động tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm. Ban giám hiệu cần hướng dẫn giáo viên chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho hoạt động phải đẹp, lạ và hấp dẫn để trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô.

+ Đối với hoạt động làm quen với văn học là kể chuyện có những việc cần chuẩn bị gần giống như hoạt động làm quen với thơ đó là chuẩn bị giáo án, giáo án có đầy đủ từ kiến thức, mục đích, yêu cầu, đồ dùng và hệ thống các câu hỏi…Riêng phần truyền thụ tác phẩm giáo viên cần chuẩn bị sắp xếp giọng của từng nhân vật và người dẫn chuyện, giọng kể của giáo viên phải phù hợp với từng nhân vật và kết hợp với ánh mắt , nét mặt và điệu bộ, phương pháp linh hoạt để giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động cùng cơ, giáo viên cần chuẩn bị thêm tranh ảnh hoặc mơ hình hoặc một số dụng cụ khác nhằm mục đích thu hút trẻ vào hoạt động.

- Thông qua các hoạt động lồng ghép:

Lồng ghép vào các hoạt động học khác hoặc lồng ghép qua trị chơi, lồng ghép vào giờ đón trả trẻ hoặc lồng ghép vào giờ ngủ

- Qua các buổi tham quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã vĩnh châu, tỉnh sóc trăng​ (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)