Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục ngơn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã vĩnh châu, tỉnh sóc trăng​ (Trang 55)

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

* Về phía hiệu trưởng

Trình độ chun mơn nghiệp vụ: Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo dục mầm non; Có năng lực chuyên môn để

chỉ đạo các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non; Có năng lực tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên về chuyên mơn giáo dục mầm non; Có kiến thức phổ thơng về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục mầm non.

Năng lực quản lí: Hiểu biết nghiệp vụ quản lí; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; Quản lí tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; Quản lí trẻ em của nhà trường; Quản lí hoạt động ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; Quản lí tài chính, tài sản nhà trường; Quản lí hành chính và hệ thống thơng tin; Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục; Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

Phẩm chất đạo đức, lối sống :Yêu Tổ quốc Việt Nam, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường; Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lí nhà trường. Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường giáo dục; Sống trung thực, giản dị, nhân ái; Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm.

Nhận thức về vai trò phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Giúp trẻ phát triển nhận thức, thẩm mỹ, thể chất và tình cảm xã hội.

* Về phía giáo viên

Trình độ và năng lực : Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo viên mầm non; Hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ở mầm non; Có năng lực tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương; Có kiến thức về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục mầm non.

Nhận thức về vai trị phát triển ngơn ngữ cho trẻ: GV chưa nhận thức được vai trị quan trọng của ngơn ngữ trong sự phát triển của trẻ, nhiều giáo viên cho rằng ngôn ngữ là một trong năm lĩnh vực cần phát triển cho trẻ trong giai đoạn mầm non.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Về điều kiện cơ sở vật chất - đồ dùng phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Cơ sở vật chất - đồ dùng phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ như lớp phịng học, máy tính, … Là hiệu trưởng phải ln quan tâm thường xuyên kiểm tra và tăng cường bổ sung đảm bảo đủ điều kiện cho giáo viên tổ chức các hoạt động dạy của mình đây là điều kiện giúp nâng cao chất lượng của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Việc quản lí hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo của hiệu trưởng sẽ mang lại hiệu quả cao nếu trường lớp được đầu tư xây dựng đúng chuẩn, chuẩn từ phòng học đến đồ dùng. Các điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học có vai trị như vật trung gian, làm tăng hiệu quả của quá trình hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ. Trong quản lí hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, người hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo giao viên sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ công tác giảng dạy, đồng thời hiệu trưởng luôn quan tâm tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư thêm các đồ dùng còn thiếu hoặc đầu tư mới những đồ dùng đã xuống cấp trong thời gian tới.

- Về trình độ chun mơn và năng lực của giáo viên đây là điều kiện quan trọng nhất. Cơ sở vật chất, đồ dùng có được trang bị đầy đủ nhưng thiếu một đội ngũ giáo viên đủ về trình độ thì việc phát triển ngơn ngữ của trẻ mẫu giáo sẽ khơng đạt như mong muốn vì thế chất lượng đội ngũ giáo viên uyết định chất lượng quản lí hoạt động hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo của hiệu trưởng. Trong nhà trường, giáo viên là lực lượng chủ chốt để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Là một hiệu trưởng có giỏi xây dựng được bản kế hoạch tốt, nhưng người thực hiện (đội ngũ giáo viên) khơng đủ trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức chưa tốt thì kết quả thực hiện sẽ khơng cao. Người hiệu trưởng cần tham mưu với các cấp lãnh đạo điều phân cơng giáo viên có đủ trình độ chun môn và phẩm chất đạo đức tốt về đơn mình để cơng tác, đồng thời hiệu trưởng cần tạo điều kiện để

giáo viên được học tập nâng cao trình độ chun mơn của mình, bên cạnh đó Hiệu trưởng cần quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên nhằm làm cho họ toàn tâm, tồn ý, có nguyện vọng được cống hiến, gắn bó với nhà trường gắn bó với sự nghiệp giáo dục. Ln chia sẽ động viên tập thể giáo viên khi gặp khó khăn. Ngồi ra cần quan tâm đến những trẻ có hồn cảnh khó khăn để kịp thời giúp đỡ trẻ khi cần thiết.

- Sự phát triển về khả năng nhận thức của trẻ: Hiệu trưởng có giỏi, giáo viên có giỏi nhưng khả năng nhận thức của trẻ kém thì kết quả giáo dục ngơn ngữ cho trẻ cũng không đạt như mong muốn.

- Một tập thể mạnh là một tập thể đồn kết vì thế khơng có gì bằng sự đồng lịng nhất trí của tập thể, để đạt được mục tiêu của hiệu trưởng về giáo dục thì địi hỏi hiệu trưởng phải tập hợp được sức mạnh của các thành viên trong nhà trường.

- Sự quan tâm của lãnh đạo các cấp việc quản lí của hiệu trưởng đối với hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non sẽ mang lại hiệu quả thiết thực khi được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo với những chủ trương, chính sách và đường lối đúng đắn, sự tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt của các cấp cho hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ, khuyến khích, động viên nhà trường tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.

- Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục Hiệu trưởng thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục nhằm phối hợp tích cực có hiệu quả giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội, huy động mọi lực lượng tham gia và hỗ trợ giáo dục để thực hiện được các mục tiêu giáo dục.

- Ngoài ra, cơng tác quản lí hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khác như tình hình kinh tế địa phương, phong tục tập quán, công tác tuyên truyền, sự quan tâm của phụ huynh, tình hình dân số, tỷ lệ người dân tộc… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quản lí hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm non.

Tiểu kết chương 1

Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu cho thấy được hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ, đây được coi là bước đầu chuẩn bị hành trang để trẻ bước vào một cấp học mới cấp học cao hơn đó là tiểu học. Quản lí hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo tuổi ở trường mầm non là một hệ thống các tác động sư phạm có kế hoạch, có mục đích, có phương pháp, của chủ thể quản lý trong nhà trường mầm non đến tồn bộ q

trình phát triển ngơn ngữ cho trẻ MN, nhằm phát triển tồn diện trẻ, góp phần đạt

mục tiêu GDMN đã đề ra. Trong chương này, chúng tơi đã hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường, quản lí hoạt động giáo dục. Xác định rõ vị trí, nhiệm vụ của trường mầm non, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non trong việc quản lí hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. Tìm hiểu các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ. Thực hiện tốt việc quản lý hoạt động phát triển ngơn ngữ có ý nghĩa quyết định tới việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non chuẩn bị tốt cho trẻ trong các chương trình tiếp theo ở phổ thơng.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Khái quát về thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

* Đặc điểm vị trí địa lý, dân số

Vĩnh Châu là một trong những thị xã ven biển của tỉnh Sóc Trăng. Phía Đơng và Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Bắc giáp huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề; là một thị xã nằm ven biển có 43 km chiều dài bờ biển; tổng diện tích tự nhiên 473,13 km2, dân số có 165.687 người, mật độ dân số 350 người/km2 gồm các dân tộc: Kinh chiếm 29,29%, Khmer chiếm 52,80%, Hoa chiếm 17,90% và dân tộc khác chiếm 0,01% (số liệu Niên giám thống kê năm 2014). Đơn vị hành chính có 04 phường và 06 xã, gồm: Phường 1, phường 2, phường Vĩnh Phước, phường Khánh Hòa, xã Lai Hòa, xã Vĩnh Tân, xã Vĩnh Hiệp, xã Hòa Đơng, xã Lạc Hịa, xã Vĩnh Hải với 97 ấp, khóm (Cổng thơng tin Vĩnh Châu).

* Đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

Với vị trí địa lý thuận lợi về hệ thống giao thơng đường thủy, đường bộ thông suốt đã tạo điều kiện cho việc giao lưu và phát triển nền kinh tế ven biển và là vị trí chiến lượt hết sức quan trọng trong bảo vệ quốc phòng - an ninh của tỉnh. Đây là điều kiện cho Vĩnh Châu phát triển tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch; là tiền đề hình thành các vùng sinh thái trọng điểm, với khí hậu đặc thù phát triển mạnh các nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản và các vùng phát triển nông nghiệp đặc thù nổi tiếng như: tôm sú, cá kèo, nghêu, artemia, muối, củ cải trắng, củ hành tím, tỏi... Tuy nhiên, những năm gần đây thị xã Vĩnh Châu gặp khơng ít khó khăn, tơm, hành tím thất mùa hoặc được mùa mất giá, nhiều gia đình phải rời quê đi làm ăn xa, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỉ lệ cao 32,86% (Cổng thông tin Vĩnh Châu), (Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu, 2017).

Hệ thống sơng ngịi, kênh rạch tương đối chằng chịt. Sông Mỹ Thanh là tuyến đường thủy quan trọng nối liền từ cửa biển Mỹ Thanh qua sông Vàm Lẽo đến trung tâm tỉnh Bạc Liêu. Hệ thống giao thông đường bộ tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu là đầu mối giao thông quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa, dịch vụ nối kết với vùng kinh tế phát triển ven sông Hậu và tuyến đường Tỉnh 935 (đi Sóc Trăng) đã tạo điều kiện phát triển tiềm năng, lợi thế trong việc thúc đẩy nền kinh tế giữa các vùng trong khu vực, hình thành tam giác kinh tế động lực của tỉnh Sóc Trăng (Cổng thơng tin Vĩnh Châu).

Đặc trưng văn hóa cộng đồng Vĩnh Châu là người Kinh, Khmer, Hoa sống đan xen lẫn nhau và có truyền thống đồn kết, u thương giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống. Sinh cảnh nổi bật ở Vĩnh Châu là có rất nhiều chùa chiền của đồng bào Khmer phân bố đều khắp các tuyến giồng cát với 51 cơ sở thờ tự, 21 chùa Khmer và 17 miếu thờ tự của người Hoa, trong số đó có 3 cơ sở được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa. Ngồi ra thị xã cịn có nhiều di tích lịch sử trong cơng cuộc kháng chiến của Đảng bộ và nhân dân như di tích Đồng khởi Trà Teo, di tích Giầy Lăng (xã Hịa Đơng), Chiến thắng Xẻo Me (Phường Vĩnh Phước). Cũng như truyền thống của người Khmer Nam bộ, Vĩnh Châu có rất nhiều lễ hội truyền thống trong năm mà phần lớn đều gắn với lễ nghi tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng đồng bào Khmer như lễ hội Ooc Oom Boc, Chôl Chnăm Thơ mây, lễ dâng y Cà Sa... Đặc biệt ở Vĩnh Châu có lễ hội cúng phước biển giàu tính nhân văn được tổ chức hàng năm, thu hút khoảng 15.000 lượt người đến tham dự ... (Cổng thông tin Vĩnh Châu).

Trong tương lai, thị xã Vĩnh Châu sẽ phát triển mạnh toàn diện về mọi mặt kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phịng - an ninh, xứng đáng là một đơ thị văn minh, hiện đại có tầm cỡ trong vùng và khu vực đồng bằng Sông Cửu Long (Cổng thông tin Vĩnh Châu).

2.1.2. Công tác giáo dục mầm non của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Ngành Giáo dục và Đào tạo trong năm 2017 đã thực hiện tốt các nhiệm vụ của năm học, chất lượng giáo dục đã có những bước chuyển biến tích cực; các trường bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình, dạy đủ môn, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học; tổ chức tốt các phong trào thi đua; việc tổ chức dạy học 2

buổi/ngày có phát triển và bước đầu cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức tốt về đổi mới phương pháp dạy học. Kết quả đã huy động 34.876 học sinh ra lớp ở các cấp học đạt 100,42%; được cơng nhận hồn thành phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi; hoàn thành chương trình tiểu học và THCS đạt trên 99%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,93%. Tồn Thị xã có 26/63 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 41,27% (Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu, 2017).

Công tác giáo dục mầm non của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng hiện tại rất được quan tâm xây dựng và đầu tư, qui mô trường mầm non được xây dựng 11 trường trên 10 xã phường với tổng số 192 nhóm, lớp với 6.122 trẻ nhiều trường được mở rộng xây dựng thêm để đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ, có 11/11 trường tổ chức học 2 buổi/ngày và 9/11 trường tổ chức ăn bán trú cho trẻ (Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Vĩnh Châu, 2018).

Công tác huy động trẻ ra lớp ngày càng đạt hiệu quả, năm học 2017-2018 tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến trường đạt 65,6%. Chất lượng giáo dục ngày càng được quan tâm và nâng cao (Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Vĩnh Châu, 2018).

Qua bảng khảo sát 6/11 trường trên địa bàn với 34 cán bộ quản lí và 63 giáo viên cho thấy tình hình đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên như sau:

Đội ngũ cán bộ quản lí của thị xã Vĩnh Châu đã được học tập bồi dưỡng về cơng tác quản lí, học tập bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, học tập nâng cao trình độ chun mơn trên chuẩn 100% lực lượng cán bộ quản lí trẻ nhiệt quyết, tuy nhiên với tuổi đời kinh nghiệm cơng tác quản lí cịn ít cũng gây khơng khó khăn trong cơng tác quản lí với 34 cán bộ quản lí trong đó có 19 người làm dưới 5 năm, có 14 người làm cơng tác quản lí từ 5 năm đến 10, cịn lại 01 người trên 10 năm nhìn vào với một lực lượng quá trẻ cho thấy rằng giáo dục mầm non tại thị xã Vĩnh Châu mới được đầu tư trong những năm gần đây.

Tình hình đội ngũ trước đây chưa thể đáp ứng đủ cho các trường vì thế đối với đội ngũ giáo viên trong những năm gần đây cùng với phát triển mạng lưới trường lớp thì nhu cầu giáo viên của các trường lại được nâng cao để đáp ứng nhu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã vĩnh châu, tỉnh sóc trăng​ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)