2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Tiến hành khảo sát để nắm được thực trạng việc quản lí hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo giúp trẻ phát triển toàn diện.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát 2 nhóm đối tượng: CBQL gồm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn khối mẫu giáo (34 người) và giáo viên dạy các lớp mẫu giáo (63 người) ở 6 trường mầm non thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
2.2.3. Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các
trường mầm non tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
2.2.4. Công cụ khảo sát
Đề tài đã xây dựng 02 mẫu phiếu hỏi làm cơng cụ chính cho việc khảo sát: Mẫu 1: Phiếu khảo sát về thực trạng hoạt động và quản lí hoạt động giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng dành cho CBQL ở các trường mầm non trong địa bàn thị xã (Phụ lục 1), gồm 8 câu hỏi lớn, trong mỗi câu hỏi lớn có nhiều câu hỏi nhỏ.
Mẫu 2: Phiếu khảo sát về thực trạng hoạt động và quản lí hoạt động giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng dành cho giáo viên ở các trường mầm non trong địa bàn thị xã (Phụ lục 2), gồm 13 câu hỏi lớn, trong mỗi câu hỏi lớn có nhiều câu hỏi nhỏ.
2.2.5. Phương pháp khảo sát
Dùng hệ thống câu hỏi để thăm dị ý kiến của cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên dạy ở các lớp mẫu giáo ở 6/11 trường mầm non trong địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Khảo sát mức độ thực hiện việc quản lí hoạt động giáo dục ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non trong địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
2.2.6. Quy ước, cách thức xử lý dữ liệu
Kết quả khảo sát được xử lý trên phần mềm SPSS 20.0 (Statistical Package For The Social Seienees) để xử lý số liệu.
Qui ước điểm trung bình (ĐTB)
- Mức 1 (có ĐTB từ 1,0 đến 1,66) ứng với mức độ: Chưa tốt, không quan trọng, không thực hiện.
- Mức 2 (có ĐTB từ 1,67 đến 2,33) ứng với mức độ: Trung bình, Bình thường, thỉnh thoảng.
- Mức 3 (có ĐTB từ 2,34 đến 3) ứng với mức độ: Làm tốt, quan trọng, thường xuyên.
Mỗi khoảng điểm được tính bằng cơng thức: (điểm tối đa trừ điểm tối thiểu)/khoảng đánh giá. (3-1)/3=0,66.