Quản lý giáo dục quản lý trường học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 25 - 28)

Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý đã xác định Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý , nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất. [28, tr. 17]

Xét về bản chất, quản lý giáo dục là hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường XHCN, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy - học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên một trạng thái mới về chất. [29, tr.31]

Nếu xem quản lý giáo dục là quản lý vĩ mơ thì quản lý trường học là quản ly vi mô, là hệ thống con của quản lý giáo dục. Có thể hiểu quản lý trường học là một chuỗi tác động hợp lý ( có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch ) mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nằm huy động lực lượng này cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến. [13, tr.16]

Thời gian qua, một trong những yếu kém của giáo dục nước ta như Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng (Khóa VIII) đã chỉ ra là : "Công tác quản lý GD-ĐT có những mặt yếu kém, bất cập"; "Cơ chế quản lý của ngành giáo dục-đào tạo chưa hợp lý" [26] nên chưa phát huy được mặt mạnh, thuận lợi, chưa tạo được sự phát triển đồng bộ và tồn diện cơng tác giáo dục. Vì vậy cần phải đổi mới công tác quản lý giáo dục. Việc đổi mới công tác quản lý giáo dục trước hết là phải nâng cao khả năng quản lý của chủ thể quản lý, phải "Xây dựng và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; đào tạo và bồi

dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng người" [4] để có thể thực hiện tốt các chức năng quản lý, tiếp cận được những yêu cầu mới của sự phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp-hóa, hiện-đại hóa^của-đấtnước, chủ thể quản lý giáo dục là nhà quản lý, tập thể các nhà quản lý hay là bộ máy quản lý giáo dục. Để có thể nâng cao hiệu quả của quản lý giáo dục, người quản lý cần hiểu rõ và có khả năng thực hiện việc đổi mới công tác quản lý giáo dục. Vì vậy, người quản lý cần phải qua lớp đào tạo về quản lý và tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện để nâng cao năng lực và phẩm chất quản lý, có kỹ năns quản lý (xác định mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra ...); có phong -cách quản lý ( phong cách của người chỉ huy, điều phối, chỉ đạo, cố vấn hay là tích hợp các phong cách này với nhau ...); có chiến lược quản lý ...

Đối tượng quản lý giáo dục là trường học, bao gồm cả các đơn vị trực thuộc trường học ( ở cơ sở ) hoặc là sự nghiệp giáo dục trên một địa bàn ( cơ quan quản lý giáo dục các cấp ). Bao gồm trong đó 4 thành tố của một hệ thống xã hội : tư tưởng ( quan điểm, đường lối, nguyên lý, chính sách, chế độ giáo dục... ); con người ( giáo viên, học sinh, cán bộ công nhân viên với các hoạt động của họ...); quá trình giáo dục ( diễn ra trong không gian và thời gian ); vật chất, tài chính (trường sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho giáo dục, ngân sách, ngân quy...). Để quản lý tốt chúng ta thường chú ý đến mối quan hệ giáo dục - xã hội của hai nhóm người trong quá trình giáo dục và quan hệ của hai nhóm người này với hồn cảnh, điều kiện của mơi trường tự nhiên và xã hội mà trong đó họ sống và làm việc. Đó có thể là quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục; giữa nhà giáo dục với nhau hoặc giữa người được giáo dục với nhau và cũng có thể là giữa họ với môi trường, phương tiện.

Quản lý giáo dục bao giờ cũng phải được định hướng tới những mục đích, mục tiêu nhất định. Người quản lý phải trả lời được câu hỏi : quản lý để làm gì ? đạt đến cái đích nào ?... để rồi từ đó mà lựa chọn nội dung, phương pháp,

phương tiện và các hình thức quản lý. Mục đích tổng qt của quản lý giáo dục trong xã hội ta hiện nay là hướng tới việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. ơ cấp độ nhân cách, quản lý giáo dục là quản lý đê thực hiện có chát lượng sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Mục đích tổng quát của quản lý giáo dục được cụ thể hóa cho từng giai đoạn, phân ra theo từng cấp tùy theo chức trách và công việc cụ thể của từng cấp. Các mục tiêu được thực hiện theo từng cấp và tạo thành một hệ thống mục tiêu phân cấp, mục tiêu của cấp dưới chủ yếu chịu sự chi phối của mục tiêu cấp trên, là bộ phận của mục tiêu cấp trên.

Để đạt được mục tiêu quản lý giáo dục cần phải thực hiện tốt các chức năng quản lý giáo dục như : Kế hoạch hóa ( lập kế hoạch hoạt động của đơn vị, phân công trách nhiệm và phổ biến kế hoạch ); tổ chức ( tổ chức triển khai kế hoạch, tổ chức nhân sự, phân công trách nhiệm); chỉ đạo (chỉ huy, điều hành, điều chỉnh, phối hợp); kiềm tra đánh giá (thanh tra, kiểm tra, theo dõi, thu thập thơng tin, phân tích, nhận định, phán đốn, quyết định). Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý đặc biệt do khách thể quản lý quy định, thơng qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện được những nhiệm vụ đề ra. Tổ hợp tất cả các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình quản lý, nội dung lao động của chủ thể quản lý và là cơ sở để phân công lao động quản lý. Trong kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cần đạt (phản ánh mục đích giáo dục) được thể hiện trong việc chọn lựa nội dung, phương pháp, phương tiện, lực lượng giáo dục và lực lượng phối hợp để đạt được hiệu quả giáo dục, kết quả của giáo dục; thể hiện được yêu cầu của mục tiếu, phản ánh được quan điểm giáo dục phù hợp trong quá trình quản lý giáo dục.

Như vậy có thể nói : Quản lý giáo dục là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, được chọn lựa về nội dung, phương pháp, phương tiện và các hình thức thực hiện ... của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhầm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt được kết quả với hiệu quả cao.

Hoạt động của nhà trường hết sức đa dạng, phức tạp. Chủ thể quản lý giáo dục là Hiệu trưởng phải định hướng trí tuệ vào tất cả các vấn đề của nhà trường, xác định được những công việc quan trọng và xung yếu theo từng thời điểm. Giáo viên vừa là chủ thể quản lý học sinh trong phạm vi trách nhiệm của mình vừa là khách thể quản lý (là đối tượng tác động của Hiệu trưởng và của lãnh đạo các tổ chức khác trong nhà trường mà người giáo viên tham gia). Học sinh vừa là đối tượng quản lý vừa là chủ thể tự quản đối với việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)