4.2.1Xác định trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THPTDL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 107 - 110)

THPTDL ở Đồng Nai .

4.2.1Xác định trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THPTDL. trưởng trường THPTDL.

Để thực hiện tốt cơng tác quản lý của mình, Hiệu trưởng khơng thể khơng xác định cho thật đúng và đầy đủ trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của mình được quy định trong các văn bản do Bộ GD-ĐT ban hành. Điều này nếu làm tốt sẽ khắc phục được tình trạng các Hiệu trưởng chỉ quản lý bằng kinh nghiệm cá nhân hoặc quản lý theo cách quản lý như Hiệu trưởng các trường công lập, thực hiện một cách máy móc nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ trường trung học mà khơng tính đến đặc thù của loại hình trường dân lập , khơng nắm vững nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THPTDL được quy định trong Quy chế tổ chức hoạt động của các trường ngồi cơng lập.

4.2.1.1.Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với HĐQT ở trường THPTDL

Xuất phát từ tình hình các trường THPTDL ở Đồng Nai khơng có Hiệu trưởng nào kiêm ln chức Chủ tịch HĐQT, phần lớn các trường đều do một người hay một số người không phải là Hiệu trưởng bỏ vốn đầu tư, người này thường ở vị trí Chủ tịch HĐQT và việc đơn vị đứng tên mở trường chỉ là vay mượn, hình thức phải làm cho hợp lệ; nên việc xác định mối quan hệ làm việc giữa Hiệu trưởng với HĐQT là điều cần thiết. (HĐQT nói đến ở phần này được hiểu bao gồm ln cả cá nhân bỏ vốn đầu tư ở trường khơng có HĐQT).

-Trước hết, cần xác định rõ đây là mối quan hệ giữa người sử dụng lao động ( HĐQT ) với người lao động ( Hiệu trưởng). HĐQT là ông chủ thực sự, là tổ chức đại diện quyền sở hữu của nhà trường, có trách nhiệm và quyền tự chủ quyết định những vấn đề quan trọng về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính và tài sản của trường; giám sát các hoạt động của Hiệu trưởng và có quyền đề nghị bãi miễn Hiệu trưởng. Hiệu trưởng có nhiệm vụ tổ

chức thực hiện các quyết định của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quy định, quy chế về GD-ĐT, bảo đảm chất lượng hoạt động GD-ĐT và những hoạt động khác của trường trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. [32] Một số công việc của Hiệu trưởng trong trường THPTDL trước hết mới chỉ dừng lại ở việc kiến nghị ( kiến nghị biện pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, phát triển trường và các biện pháp bảo đảm chất lượng, hiệu quả GD-ĐT, hoạt động khố học - cơng nghệ); đề xuất ( đề xuất danh sách GV ); lập dự toán và quyết toán thu chi trong đơn vị. Tất cả các công việc này trước khi Hiệu trưởng đưa vào thực hiện phải được HĐQT thông qua và phê duyệt.

Chịu trách nhiệm trước HĐQT, Hiệu trưởng còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp ( với trường THPTDL thì cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp là Sở GD-ĐT ). Đây chính là điều ràng buộc cần có và đơi khi là thước đo bản lĩnh đối với Hiệu trưởng vốn là người am hiểu, nắm vững nghiệp vụ quản lý giáo dục. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Hiệu trưởng chỉ có thể và chỉ được làm đúng những quyết định của HĐQT khi những quyết định đó khơng vi phạm pháp luật và trái với quy định của Ngành. Bởi vì trong thực tế, khơng phải bất cứ người nào bỏ vốn đầu tư xây dựng trường đều hiểu về giáo dục và nắm vững các quy định của giáo dục.

HĐQT được xác định là "ông chủ thực sự", nhưng Hiệu trưởng lại là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường, trong đó trách nhiệm chủ yếu của Hiệu trưởng là đảm bảo chất lượng giảng dạy, giáo dục HS đúng theo mục tiếu đào tạo. Điều này có nghĩa là sau khi những đề xuất, kiến nghị... của Hiệu trưởng được HĐQT phê duyệt, Hiệu trưởng căn cứ vào đó để triển khai, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình được quy định trong Điều lệ trường trung học. HĐQT không nên và không phải là người trực tiếp điều hành, quản lý, làm thay Hiệu trưởng ở một số lĩnh vực như tuyển dụng GV, làm Chủ tịch Hội đồng giáo dục, Chủ tịch Hội đồng kỷ luật., và nhất là trong lĩnh vực tài chính.

Điều quan trọng là trên cơ sở Quy chế, giữa HĐQT và Hiệu trưởng phải cùng hướng đến mục đích chung, phải cùng xác định chất lượng giáo dục là yếu tố sống còn của nhà trường để từ đó, cố gắng phát huy nội lực, tạo được sự đoàn kết, thống nhất trước hết từ HĐQT đến Hiệu trưởng mới có thể làm cho nhà trường ngày càng phát triển.

4.2.1.2.Hiệu trưởng với các mối quan hệ phối hợp khác.

Hiệu trưởng các trường THPTDL cần phải xây dựng mối quan hệ phối hợp với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường một cách đầy đủ và có chiều sâu ,có tác dụng. cần phê phán những nhận thức sai lầm đối với trường dân lập chỉ thuần túy lo chất lượng chun mơn là đủ, chỉ cần có trong tay đội ngũ GV giỏi về chuyên môn là đủ mà không quan tâm đến việc xây dựng và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, phối hợp với các lực lượng xã hội ngoài nhà trường.

Trước hết, dù là trường THPTDL cũng phải thành lập được cơ sở Đảng để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý trường học, xây dựng các đồn thể quần chúng như Cơng đồn, Đồn TNCS. Đặc biệt phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường và gia đình HS thơng qua Hội CMHS.

Cần chú ý xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa nhà trường và các lực lượng xã hội để xây dựng và phát triển trường : các cấp ủy Đảng, HĐND,UBND, các ngành chức năng thuộc UBND, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan xã hội, kinh tế... để có sự hỗ trợ cần thiết.

Ngoài ra, do đặc thù của trường THPTDL phải thường xuyên sử dụng đội ngũ GV thỉnh giảng từ các trường cơng lập nên Hiệu trưởng cũng cần có mối quan hệ tốt với các trường THPTCL cùng nằm trong khu vực, đặc biệt với Hiệu trưởng các trường này để có sự phối hợp ăn ý, tạo ra sự liên thông giữa các trường, điều đó sẽ giúp cho việc hợp đồng GV thỉnh giảng đến công tác tại trường được dễ dàng, khơng gặp khó khăn, bị động từ các trường cơng lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)