1.Ý NGHĨA CỦA CẮC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.1.Ý nghĩa lý luận :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 119 - 122)

Đề tài đã góp phần giải quyết tương đối hồn chỉnh về mặt lý luận chủ trương XHHGD của Đảng và Nhà nước, lý luận về đa dạng hóa giáo dục; trong đó đi sâu vào loại hình trường THPT hệ dân lập với những đặc thù so với cá trường THPT hệ công lập và các hệ ngồi cơng lập khác như THPT hệ bán công và THPT hệ tư thục.

Đề tài cũng đã góp phần làm rõ lý luận về quản lý giáo dục, quản lý trường học; trên cơ sở đó xác định vai trị trách nhiệm của Hiệu trưởng trong công tác điều hành, quản lý các trường THPT hệ dân lập.

1.2 Ý nghĩa thực tiễn.

Những vấn đề mà đề tài nghiên cứu có thể được xem là những biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; những vấn đề khá bức xúc trong công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THPTDL ở Đồng Nai hiện nay. Kết quả nghiên cứu đã góp một phần nhỏ trong việc tìm ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Hiệu trưởng ở loại hình trường vốn cịn rất trẻ về tuổi đời, được hình thành từ chủ trương XHH của Đảng và Nhà nước. Những giải pháp đó được tóm tắt như sau :

* Một là : Hiệu trưởng phải xác định thật đúng và đầy -đả nhiệm vụ và quyền hạn của mình ương cơng tác quản lý loại hình trường THPTDL. Điều này đòi hỏi Hiệu trưởng trước hết phải nắm vững Điều lệ, Quy chế và các văn bản của Nhà nước, của ngành liên quan đến loại hình trường, đến cơng tác quản lý để từ đó, biết mình phải làm gì, được làm gì, quyền hạn mình đến đâu... trong mối quan hệ với mọi thành viên trong nhà trường hoặc có liên quan đến nhà trường. Chính việc nắm vững này sẽ giúp Hiệu trưởng khỏi lúng túng, không làm sai quy chế và nhất là cảm thấy tự tin hơn trong hành xử công việc, nhất là trong quan hệ với HĐQT. Với HĐQT, cần xác định rõ đây là quan hệ giữa người lao động (Hiệu trưởng) và người sử dụng lao động ( HĐQT). Hiệu

trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật, trước Ngành chủ quản về việc thực hiện cơng tác quản lý của mình ở trường học. Tuy thế, Hiệu trưởng cũng không để HĐQT làm thay công việc của mình và điều quan trọng là Hiệu trưởng phải, qua cơng tác quản lý,tạo được uy tín với HĐQT.

* Hai là : cần phải xác định chất lượng giáo dục là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của trường THPTDL, Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch hoạt động thật cụ thể, phù hợp và có hiệu quả cho đơn vị mình; xây dựng bộ máy hoạt động đủ mạnh để tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học - giáo dục - phong trào. Trong việc tổ chức chỉ đạo quá trình dạy - học, Hiệu trưởng cần chú ý bằng nhiều cách như hợp đồng GV thỉnh giảng, tuyển chọn GV cơ hữu, có chế độ đãi ngộ để thu hút GV... để làm sao có được một đội ngũ GV có tác phong sư phạm, có năng lực chun mơn, nhiệt tình, tận tâm để có thể làm chuyển biến chất lượng học tập ở HS. Trong giảng dạy cần chú ý dạy sát đối tượng; cần bố trí tăng tiết, tăng buổi để có thể dạy giãn chương trình, có đủ thời gian vừa giảng dạy kiến thức mới, vừa kết hợp ôn luyện, củng cố kiến thức cơ bản; GV cần hết sức kiên trì, khơng nóng vội, không cáu gắt, kết hợp dạy - dỗ -cưỡng chế để làm thế nào cho các em chịu học, từ chịu học mới dần có hứng thú, có say mê trong học tập. Hiệu trưởng phải chỉ đạo chuyên môn thường xuyên kiểm tra GV, khơng để vì tập trung cho việc học một sơ" mơn chính mà cắt xén chương trình hay khơng bố trí đầy đủ các mơn. cần tăng cường cơng tác kiểm tra bằng việc tăng số lần kiểm tra tập trung như thi tốt nghiệp một cách nghiêm túc, vừa để kiểm tra năng lực của HS cũng vừa là một trong những cơ sở đánh giá hiệu quả giảng dạy của GV, trên cơ sở đó có sự điều chỉnh trong giảng dạy và có biện pháp với những HS lười học. Với những GV giảng dạy có hiệu quả và những HS có thành tích trong học tập, Hiệu trưởng cần có chế độ khen thưởng kịp thời. Đó vừa là cách ghi nhận sự cố gắng của GV, HS; đồng thời động viên, kích thích những GV, HS khác dạy - học tốt hơn.

sinh : Không sử dụng những người nóng nảy, khơng có trình độ, tác phong không mẫu mực ... vào công việc quản lý HS. Tốt nhất nên chọn những người đứng tuổi, có sức khỏe, trình độ tối thiểu phải trên tú tài, có kinh nghiệm trong giáo dục HS, có tinh thần trách nhiệm... Yêu cầu đội ngũ này trong xử lý HS vi phạm cần bình tĩnh, kiên quyết, nhã nhặn và nhất là không được xúc phạm HS, mọi phương cách xử lý phải mang tính giáo dục. Việc phối hợp với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường cũng cần được Hiệu trưởng quan tâm thực hiện để việc giáo dục HS có hiệu qua. Các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội nên được thực hiện theo kế hoạch,cần có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo, trong khi xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp cần chú ý đến tính giáo dục, tính thiết thực, không tổ chức tràn lan, tùy hứng nhưng cũng khơng vì tập trung tất cả cho học tập mà không thực hiện các hoạt động này.

Bốn là : Trong công tác quản lý tài chính, Hiệu trưởng phải là chủ tài khoản, phải xây dựng được bộ phận tài vụ vững về cả nghiệp vụ và phẩm chất, chỉ đạo kế tốn thực hiện sổ sách rõ ràng,thực hiện cơng khai tài chính và báo cáo định kỳ với HĐQT và Ngành chủ quản về tình hình tài chính của đơn vị. cần giáo dục cho HS ý thức về nghĩa vụ đóng học phí, có chế độ kiểm tra thường xuyên và thông qua GV chủ nhiệm và quản sinh, theo dõi, kiểm tra, đơn đốc các em đóng học phí đúng thời hạn. cần chú ý thực hiện miễn giảm đầy đủ đối với HS thuộc diện chính sách và đề ra được biện pháp vừa tận thu được học phí vừa khơng tạo ra những mặc cảm, khó khăn cho HS nghèo. Hiệu trưởng cũng cần ý thức giáo dục HS ý thức bảo quản CSVC,cùng với việc xây dựng trường sở, Hiệu trưởng đề xuất với HĐQT cần sớm xâv dựng thư viện trường học để phục vụ việc giảng dạy và học tập.

Tính khả thi của việc áp dung kết quả nghiên cứu.

Các giải pháp nêu ra trong đề tài được đặt trong mối tương quan với các điều kiện, hoàn cảnh của mỗi trường và của các trường THPTDL ở Đồng Nai. Tuy nhiên, khơng thể có một khn mẫu thống nhất áp dụng cho tất cả các trường, đòi hỏi người Hiệu trưởng trường THPTDL phải luôn nhạy bén, sáng tạo, vận dụng linh hoạt các giải pháp cải tiến công tác quản lý để đạt hiệu quả.

Các kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy việc ứng dụng vào thực tiễn là chắc chắn khả thi.

Những vấn để cần tiếp tục nghiên cứu.

Do điều kiện về khả năng và thời gian có hạn nên đề tài này mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thực trạng ở một số lĩnh vực trong công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THPTDL, ngay trong từng lĩnh vực quản lý của Hiệu trưởng, đề tài này cũng chưa thật đi sâu mà chỉ dừng lại ở một số vấn đề bức xúc đang tồn tại ở các trường THPTDL ở Đồng Nai hiện nay. Loại hình trường THPTDL cịn khá mới mẻ, còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứa mang tính chất chun sâu để có thể góp phần vào việc đề ra được những giải pháp ngày càng hồn thiện trong cơng tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT hệ dân lập nói riêng và hệ ngồi cơng lập nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 119 - 122)