CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPTDL Ở TỈNH ĐỒNG NAI.
3.4.4 Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Là một trong ba hoạt động giáo dục giáo dục trong nhà trường, hoạt động ngoài giờ lên lớp như tên gọi, được tổ chức ngồi giờ học văn hóa trên lớp. Đây là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một các có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường, hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trong giờ học nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS.
Qua tìm hiểu ở về việc tổ chức và quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPTDL ở Đồng Nai, kết quả như sau :
Tất cả các Hiệu trưởng khi được hỏi đều trả lời việc tổ chức và quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp là cần thiết đối với việc giáo dục toàn diện HS. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động ở mỗi trường, không phải ở bất cứ trường nào cũng có những hoạt động thực sự thể hiện sự cần thiết đó. Bên cạnh một số trường có nhiều hoạt động sơi nổi, đa dạng, thiết thực như THPTDL Nguyễn
Khuyên, Ngọc Lâm, Văn Hiến... cũng cịn một số trường như THPTDL Lê Quy Đơn, Trần Quốc Tuấn, Văn Lang... ngoài việc tập trung vào nhiệm vụ dạy - học thì hoạt động ngồi giờ lên lớp khơng có gì hoặc rất nghèo nàn. Lý giải về tình hình này, Hiệu trưởng các trường đã thể hiện quan niệm và những băn khoăn của mình, tựu trung lại ở một số quan niệm sau :
+ Quan niệm 7:Thực sự xem hoạt động ngoài giờ lên lớp là quan trọng góp phần khơng nhỏ trong việc giáo dục HS, đặc biệt là HS trường dân lập lại càng phải được chú ý đẩy mạnh. Theo các Hiệu trưởng nàv thì chính hoạt động ngồi giờ lên lớp sẽ thu hút các em vào những hoạt động tích cực, gắn bó với tập thể, với trường lớp và nhờ đó, sẽ quan tâm đến việc học và có hứng thú học tập. Tiêu biểu cho quan niệm này là Hiệu trưởng trường THPTDL Nguyễn Khun. Tìm hiểu thực tế tại trường này, Bơ phận ngoại khóa kết hợp với Đồn trường hàng năm đều tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao như tổ chức cuộc thi "Vui học" giữa các lớp để củng cố kiến thức, làm báo tường - tập san, tổ chức hội diễn văn nghệ; tổ chức các giải bóng đá mini, thi đấu cầu lơng, bóng bàn... trong các dịp lễ. Tổ chức cắm trại trong dịp 26 / 3, tổ chức phát động phong trào " Hãy nói khơng với ma tuy", tun truyền về việc thực hiện luật lệ an toàn giao thông... Năm học 2001 - 2002, trường THPTDL Nguyễn Khuyến đã chi cho các hoạt động này lên đến 25.000.000 đ. Các hoạt động xã hội cũng được nhà trường quan tâm để qua đó giáo dục lịng tương thân tương ái, biết quan tâm đến những hồn cảnh khó khăn, thiếu thốn, rủi ro như : ủng hộ đồng bào bị bão lụt, vận động gây quỹ giúp bạn vượt khó, thăm hỏi cha mẹ liệt sĩ, tổ chức vui trung thu cho các em nhỏ mồ côi ở Trung tâm huấn nghệ cô nhi... .Trường THPTDL Ngọc Lâm cũng đẩy mạnh phong trào văn nghệ, thể dục thể thao và qua các phong trào này, sinh hoạt nhà trường có phần sơi nổi, các em thấy gắn bó hơn với bạn, với lớp và với trường.
+ Quan niệm 2 :Thấy được hoạt động ngoài giờ lên lớp là cần thiết, rất muốn thực hiện nhưng "Lực bất tịng tâm"; vì thiếu người thực hiện nên trước mắt chỉ tập trung vào việc tổ chức và quản lý công tác dạy - học. Đây là quan niệm của Hiệu trưởng một số trường như THPTDL Trần Quốc Tuấn, Văn
Lang,... Các trường này khơng bố trí Phó hiệu trưởng và số lượng GV cơ hữu có ít. Các hoạt động ngồi giờ lên lớp cũng chỉ tập trung ở một số hình thức hoạt động như : Tổ chức quyên góp đồng bào lũ lụt khi địa phương phát động. Quan niệm này khơng khác gì quan niệm 1, nhưng việc tổ chức các hoạt động ngồi cịn nằm trong kế hoạch của những năm tới, khi có đầy đủ điều kiện. Thực chất, Hiệu trưởng các trường này chưa thật "mặn mà" với hoạt động này.
+ Quan niệm 3 : Nói hoạt động ngồi giờ lên lớp là cần thiết nhưng đây chỉ là cách nói bài bản theo những gì đã được học về giáo dục. cần thiết thì có cần thiết nhưng chỉ dành cho các trường cơng lập vốn có mặt bằng chất lượng học tập cao, ở các trường dân lập nếu thực hiện được thì tốt nhưng khơng có cũng chẳng sao; vì đánh giá chất lượng của một trường, người ta thường hay căn cứ vào kết quả lên lớp, kết quả đậu tốt nghiệp THPT. Đây là quan niệm của một số Hiệu trưởng hoặc do có nhận thức chưa thật sự coi trọng hoạt động ngồi giờ lên lớp hoặc do cá tính khơng thích hoạt động, ngại khó... Họ thực sự khơng quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động này mà thường chỉ tập trung vào công tác dạy -học. Theo họ, làm thế nào để ngày càng giảm đi tỷ lệ HS yếu kém trong học tập và tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT ngày càng cao là được . Việc tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên lớp nếu có, chỉ làm mất thời giờ, cơng sức và nếu không khéo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS, đặc biệt là HS ở trường dân lập.
Rõ ràng là nhận thức, quan niệm về hoạt động ngoài giờ lên lớp khác nhau ở Hiệu trưởng các trường đã dẫn đến tình hình hoạt động ở mỗi trường có khác nhau. Điều này cho thấy rằng đã đến lúc cần phải có sự thống nhất trong quan niệm, trong hành động để làm thế nào ở các trường THPTDL khơng chỉ có sự chuyển biến về chất lượng học tập mà phải là chất lượng toàn diện .