Quản lý tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 98 - 101)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPTDL Ở TỈNH ĐỒNG NAI.

3.4.5.2 Quản lý tài sản.

Theo Quy chế, tài sản của trường dân lập sau khi trừ vốn góp của tổ chức, tập thể cá nhân và phần chi phí cho các hoạt động của trường kể cả phần trả lãi vốn vay, vốn góp là tài sản khơng chia thuộc sở hữu tập thể, được Nhà nước

bảo vệ theo quy định của pháp luật, không ai được chiếm đoạt. [ 32]

Một trong những thuận lợi mà các trường THPTDL ở Đồng Nai có được là CSVC trường học tương đối khá đồng đều. Các trường này không phải thuê địa điểm, phần lớn được đầu tư xây dựng mới khá khang trang, bề thế. Từ trường THPTDL Văn Hiến ban đầu với những phòng học cũ kỹ, tạm bợ sau hơn lo năm hoạt động, tích lũy từ nguồn thu học phí đã xây dựng được một ngôi trường lớn với 2 dãy nhà lầu gồm 30 phòng học mới, đảm bảo cho hoạt động dạy và học với quy mô 60 lớp hàng năm. Trường THPTDL Ngọc Lâm cũng theo cách làm của trường THPTDL Văn Hiên:, tuy đến nay chưa có ngơi trường bề thế nhưng đã ổn định được địa điểm , đất đai và tạm đủ các phịng học cho quy mơ trên 10 lớp hàng năm. Trường THPTDL Nguyễn Huệ từ chỗ lúc đầu phải học nhờ tại các trường cấp 1, cấp 2 ở địa phương, năm 2000 đã xây dựng được một cơ ngơi khang trang trong một khuôn viên rộng gồm 3 tầng với 18 phòng học.

Tất cả các trường mới thành lập những năm gần đây đã khơng cịn tình trạng mở trường rồi mới tìm địa điểm xây trường mà hầu như sau khi hoàn tất công việc xây dựng trường sớ ôn định mới tiên hành tuyến sinh. Tại TP. Biên Hòa, trường THPTDL Bùi Thị Xuân là một trong những ngôi trường đẹp và hiện đại của Tỉnh. Được xây dựng trên khuôn viên rộng 4.000mP

2

P một ngôi trường quy mơ 4 tầng với 33 phịng học kiên cố; trường cịn có 2 phịng máy với 120 máy vi tính phục vụ cho việc học tin học, có phịng Lab để dạy và học ngoại ngữ... Có thể nói, chính nhờ vào CSVC, cảnh quan, môi trường giáo dục ở các trường THPTDL ở Đồng Nai đã được cải thiện nhiều như ngày nay đã góp phần làm cho cách nhìn của người dân về trường loại hình trường dân lập khơng quá bi quan và đầy thành kiến như trước.

Tuy nhiên, nói như thế khơng có nghĩa là tất cả các trường THPTDL ở Đồng Nai đều đã thực sự an tâm về CSVC. Những gì mà các trường này có được về CSVC chỉ mới dừng lại ở việc tạo ra mơi trường cảnh quan bên ngồi; đi vào chiều sâu hoạt động của nhiều trường, điều băn khoăn là nhiều trường cịn tình trạng "dạy chay","học chay"; việc đầu tư trang thiết bị dạy học hầu

như chưa có hoặc được trang bị rất sơ sài; hệ thống thư viện trong các trường này nhìn chung cịn yếu và thiếu; khơng có phịng thí nghiệm, khơng có thư viện là hiện tượng phổ biến ở nhiều trường. Các trường THPTDL Văn Hiến, Lê Quy Đôn, Ngọc Lâm chỉ có một số rất ít đầu sách cho GV tham khảo; còn lại các trường khác như THPTDL Văn Lang, Nguyễn Khuyên, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ... thì thư viện còn nằm trong kế hoạch của trường những năm sau. Nếu tình trạng khơng được sớm khắc phục thì khó có thể nói đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Đây cũng là khó khăn cho các Hiệu trưởng trong việc điều hành các hoạt động trường học vì "khơng có bột" thì khơng thể "gột nên hồ"; trong khi việc đầu tư các trang thiết bị dạy học, thư viện... lại là công việc của HĐQT. Khi được hỏi vì sao chưa đầu tư cho trang thiết bị dạy và học ở trường, Chủ tịch HĐQT trường THPTDL Nguyễn Khuyến cho rằng : Khó có thể địi hỏi các trường dân lập hội đủ điều kiện học tập ngay như các trường cơng lập vì liên quan đến vốn đầu tư. Đã đầu tư phải có hiệu qua, không thể mạo hiểm và để thực hiện cùng một lúc tất cả bài tốn về CSVC thì khơng thể thực hiện một sớm một chiều được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)