Vai trò trách nhiệm của Hiệu trưởng trong trường học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 28 - 30)

Hiệu trưởng là người đứng đầu, được giao quyền hạn lớn và chịu trách nhiệm toàn diện trước cấp trên về hoạt động của nhà trường. Điều 49 trong "Luật giáo dục" đã nếu rõ : "Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận". [20] Nhiệm vụ của Hiệu trưởng cũng đã được quy định rõ trong điều 17 của "Điều lệ trường trung học", bao gồm :

+ Tổ chức bộ máy nhà trường.

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiệm vụ năm học.

+ Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên,nhân viên.

+ Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh.

+ Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường.

+ Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà

trường. [9]

Đối với trường THPT, hệ thống mục tiêu quản lý của Hiệu trưởng trường THPT bao gồm :

- Thực hiện kế hoạch thu nhận HS vào học theo đúng chỉ tiêu và tiêu chuẩn; đảm bảo quyền được học tập của HS.

- Đảm bảo chất lượng giáo dục tồn diện theo kế hoạch và chương trình mà Nhà nước đã quy định.

- Phát triển tập thể sư phạm : đủ và đồng bộ, nâng cao trình độ về chuyên mơn, nghiệp vụ, tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp.

- Xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt CSVC - kỹ thuật của nhà trường, phát huy hiệu quả phục vụ cho việc dạy và học và các hoạt động giáo dục khác.

- Xây dựng và hồn thiện các tổ chức chính quyền và phối hợp được với các đoàn thể quần chúng trong trường ( Cơng đồn; Đồn TNCS Hồ Chí Minh ) để thực hiện tốt nhiệm vụ GD-ĐT.

- Phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục của gia đình và xã hội để làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác văn thư, tư liệu, kế tốn, tài chính, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, Pháp luật và Luật Giáo dục.

- Thường xuyên cải tiến tổ chức quản lý trường học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và các công tác khác; đảm bảo nguyên tắc quản lý trường học.

- Đảm bảo sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, của cấp trên đối với hoạt động nhà trường; giữ vững mối quan hệ mật thiết với các tổ chức kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương và lơi cuốn các tổ chức đó tham gia vào sự nghiệp giáo dục HS; xây dựng quan hệ mật thiết với cha mẹ HS, xây dựng Hội phụ huynh HS nhằm góp phần giáo dục tồn diện cho HS.

Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu quản lý trên, đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có đầy đủ phẩm chất, năng lực của người cán bộ quản lý. Cụ thể là :

+ Có giác ngộ sâu sắc về chính trị, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; nắm vững mục tiêu và nhiệm vụ của

Ngành; luôn là tấm gương và là chỗ dựa tin cậy cho đồng nghiệp, là người thầy có uy tín với học sinh.

+ Phải là một giáo viên có kinh nghiệm, tốt nhất là một giáo viên giỏi, có uy tín về chun mơn đối với đồng nghiệp và học sinh.

+ Phải nắm vững khoá học và nghệ thuật quản lý, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm vững phương pháp giáo dục, các nguyên tắc tổ chức các quá trình giáo dục. Đặc biệt am hiểu công việc của người giáo viên. [35,tr.4-6]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)