CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPTDL Ở TỈNH ĐỒNG NAI.
3.1.1. Tổng quan về Tỉnh Đồng Nai và những định hướng phát tri ển
Đồng Nai là một tỉnh miền Đơng Nam Bộ, phía Bắc giáp Tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp Tỉnh bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây giáp các Tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đơng giáp Tỉnh Bình Thuận. Diện tích tự nhiên của Tỉnh là 5.864 km bao gồm 9 đơn vị hành chính : Thành phơ Biên Hịa và 8 huyện: Thống Nhất, Long Khánh, Xuân Lộc, Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Định Quán và Tân Phú. Trong đó 3 Huyện thuộc vùng sâu của Tỉnh : Tân Phú, Định Quán và Xuân Lộc. Dân số tính đến năm 2001 là 2.568.000 người trong đó có 94,6% là dân tộc Kinh, ngồi ra có các dân tộc : Mạ, Châu Ro, Stiêng, Chăm, Nùng, Hoá.
Đồng Nai là một trong những Tỉnh có đồng tín đồ của những tơn giáo lớn như: Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hồi giáo... Người theo đạo ở Đồng Nai chiếm đến 52% dân số của Tỉnh.
Là vùng đất "Gian lao mà anh dũng", với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động ; anh hùng bất khuất trong chiến đấu, người Đồng Nai đã cùng cả nước viết nên những trang sử vẻ vang trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc với những chiến công hiển hách như chiến thắng La Ngà trong kháng chiến chống Pháp; những chiến tích Nhà Xanh, chiến thắng sân bay Biên Hịa, Bình Giã, Tổng kho Long Bình, xuân Mậu Thân, xuân Kỷ Dậu, chiến thắng Rừng Sác ... đầy tự hào trong kháng chiến chống Mỹ.
Khơng chỉ có bề dày truyền thống, Đồng Nai cịn là vùng đất có nhiều tiềm năng. Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tạo thành tam giác động lực của vùng kinh tế trọng điểm; trong đó, Thành phố Biên Hịa của Tỉnh Đồng
Nai được xác định là "đỉnh của tam giác" vì có lực lượng và tiềm năng phát triển cơng nghiệp rất lớn.
Hiện nay, Tỉnh Đồng Nai đang nằm trong khu vực có tốc độ phát triển kinh tế khá cao, nơi có nhiều khu cơng nghiệp tập trung nhất. Chính vì thế, trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa tất cũng sẽ địi hỏi lớn hơn về sự phát triển ở các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đồng thời cũng sẽ nảy sinh những khó khăn cho chính lĩnh vực nàv. Vì thế, thực tế đã và đang đòi hỏi các hoạt động văn hóa-xã hội ở Đồng Nai khơng chỉ theo kịp đà phát triển của kinh tế mà cịn phải đón đầu để thúc đẩy những bước phát triển mới.
Do đó, mục tiêu phát triển kinh tế theo quy hoạch tổng thể của Đồng Nai là: phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng của Tỉnh để phát triển tồn diện và bền vững về kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phịng, góp phần tích cực vào việc xây dựng khu kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo động lực cho phát triển tồn vùng.
Để thực hiện mục tiêu phát triển, những định hướng chủ yếu được đề ra là : Huy động các nguồn lực địa phương, hợp tác chặt chẽ với các ngành, các địa phương khác, đẩy mạnh hợp tác đầu tư, liên doanh với nước ngồi một cách có hiệu qua để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng XHCN. Phát triển kinh tế trọng điểm với thị trường cả vùng và cả nước; chuyển dịch kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Tỉnh; tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; phát triển nhanh công nghiệp, chú trọng công nghiệp chế biến dùng nguyên liệu tại chỗ, công nghiệp hàng tiêu dùng; phát triền mạnh dịch vụ, chú trọng các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và dịch vụ du lịch; phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa trên cơ sở đổi mới kết câu hạ tầng làm cơ sở cho phát triển các lĩnh vực kinh tế- xã hội trong toàn Tỉnh; phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ thu ngân sách, tỷ lệ tích lũy đầu tư; gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; đẩy nhanh sự phát triển của các lĩnh vực văn hóa - xã hội , nhất là đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, xây dựng xã hội
văn minh, thu hẹp dần khoảng cách giữa đơ thị và nơng thơn, khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo; bảo đảm sự hài hịa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, giữa phát triển kinh tế- xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội tương xứng với phát triển kinh tế. Phải quan tâm trước hết các nhiệm vụ cấp bách như đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, xây dựng nếp sống văn minh, bảo đảm môi trường xã hội lành mạnh nhất là ở đô thị, giữ vững trật tự xã hội và an ninh chính trị; có chính sách và biện pháp để Nhà nước và nhân dân hợp lực phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội, trước hết là trong lĩnh vực giáo dục và y tế. [3, tr.494- 516]