Vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng trong trường THPTDL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 30 - 32)

THPTDL.

Theo Quy chế, trong trường dân lập nói chung, trường THPTDL nói riêng nhất thiết phải có Hội đồng quản trị. Hội đồng này chính "là tổ chức đại diện quyền sở hữu của nhà trường, có trách nhiệm và quyền tự chủ quyết định những vấn đề quan trọng về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự và tài chính, tài sản của trường" [32] ; nên Hiệu trưởng trường THPTDL ngoài việc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp còn phải chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quy định, quy chế về GD-ĐT. Do vậy, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều lệ trường trung học, Hiệu trưởng trường THPTDL cịn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau : + Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT.

+ Kiến nghị biện pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiếu giáo dục, phát triển trường và các biện pháp bảo đảm chất lượng, hiệu quả GD-ĐT, hoạt động khố học - cơng nghệ, trình HĐQT phê duyệt.

+ Đề xuất danh sách giáo viên và là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng tuyển dụng giáo viên; thực hiện các quy định của Nhà nước đối với trường dân lập về lao động - tiền lương, tiền cơng, bảo hiểm, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, khen thưởng, kỷ luật.

+ Lập dự toán và quyết tốn ngân sách hàng năm, trình HĐQT phê duyệt. Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính đã được HĐQT phê duyệt. Báo cáo định

kỳ về tài chính và các hoạt động của nhà trường theo quy định với HĐQT, các cấp quản lý có liên quan.

+ Bảo đảm trật tự an ninh và môi trường sạch, đẹp, an toàn trong nhà trường.

+ Được tham dự các cuộc họp của HĐQT (nếu không phải là thành viên) nhưng khơng có quyền biểu quyết. Trong trường hợp cần thiết, hiệu trưởng có quyền bảo lưu ý kiến khơng nhất trí với quyết định của HĐQT và báo cáo lên cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp. + Có thể được đề cử đồng thời là Chủ tịch HĐQT nếu có đủ các tiêu chuẩn quy định đối với Chủ tịch HĐQT.

Thực tiễn đã chứng minh rằng không phải bất cứ Hiệu trưởng nào thành công trong công tác quản lý trường công lập cũng thành công trong công tác quản lý trường dân lập. Điều này cho thấy : để quản lý trường ngồi cơng lập nói chung, trường THPTDL nói riêng, Hiệu trưởng phải là người ngoài việc nắm vững nghiệp vụ quản lý trường học cịn phải có vốn hiểu biết nhất định về những đặc thù của loại hình trường dân lập, phải biết linh hoạt, năng động, sáng tạo , có phương pháp , nghệ thuật giáo dục, nghệ thuật quản lý... bởi vì việc tích lũy, đúc kết kinh nghiệm của loại hình trường này chưa nhiều, trong việc thực hiện quy chế trường dân lập còn nhiều bất cập do tuổi đời của nó cịn rất trẻ và nhất là

Hiệu trưởng ở các trường này phải thực hiện một trách nhiệm hết sức nặng nề, khó khăn so với trường công lập là nhận đầu vào thấp cả về hạnh kiểm và học lực nhưng yêu cầu của đầu ra phải cao theo chuẩn chung, tương đương như trường công lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)