Quản lý quá trình dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 67 - 79)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPTDL Ở TỈNH ĐỒNG NAI.

2.4.3.1. Quản lý quá trình dạy học.

Thực tế cho thấy chất lượng dạy học chỉ có thể có được khi nhà trường nói chung và GV nói riêng thực hiện được một cách đầy đủ các nhiệm vụ dạy học của họ. Trong đó ,vai trị quản lý quá trình dạy học của Hiệu trưởng là rất quan trọng. Khi được hỏi ý kiến của Hiệu trưởng các trường THPTDL ở Đồng Nai về phương thức quản lý chất lượng dạy học chủ yếu nào được áp dụng trong đơn vị. Kết quả thu được là : 60% Hiệu trưởng quản lý bằng hệ thống thang điểm đánh giá chi tiết; 40% Hiệu trưởng quản lý bằng phương thức hợp

đồng trách nhiệm; khơng có Hiệu trưởng nào quản lý bằng phong trào thi đua hoặc bằng phương thức khoán chất lượng. Điều đáng chú ý là phương thức quản lý bằng hệ thống thang điểm đánh giá chi tiết thường được Hiệu trưởng sử dụng ở những trường có nhiều GV cơ hữu; và ngược lại, ở những trường sử dụng nhiều GV thỉnh giảng thì Hiệu trưởng lại thiên về dùng phương thức hợp đồng trách nhiệm là chủ yếu trong công tác quản lý quá trình dạy học ở đơn vị mình.

Với cách quản lý bằng hệ thống thang điểm đánh giá chi tiết, Hiệu trưởng chủ yếu dựa vào hướng dẫn của Thanh tra Bộ GD-ĐT về việc đánh giá các tiết dạy, vào kết quả các đợt cho HS làm bài kiểm tra tập trung, vào kết quả điểm số từng học kỳ và cuối năm học, vào tỷ lệ % TN. THPT của HS cuối cấp... Cuối năm học, điểm đánh giá này chính là cơ sở để đánh giá xếp loại GV.

Nhận xét về phương thức này, các Hiệu trưởng cho rằng đây là hình thức tổ chức quản lý tạo ra nề nếp kỷ cương dạy học, giúp GV cố gắng hồn thành cơng việc được giao trong suốt quá trình giảng dạy nếu như triển khai một cách chặt chẽ, theo dõi kiên trì, tính điểm chính xác. Tuy nhiên, khơng phải Hiệu trưởng nào cũng đạt kết quả bằng phương thức này vì nó rất tốn thời gian, cơng sức và rất khó có được thang điểm thật chính xác để đánh giá, nhất là dựa vào kết quả kiểm tra của HS; vì hầu hết HS học ở các trường THPTDL thường học yếu, điểm số thường thấp; hoặc có khi ngược lại, có GV dùng điểm số khơng phải để đánh giá trình độ HS mà là để "động viên " các em học tốt...

Với cách quản lý bằng phương thức hợp đồng trách nhiệm, Hiệu trưởng cùng GV bàn bạc, tổ chức khảo sát HS đầu năm học để xác định trình độ học tập của HS ở các bộ mơn. Trên cơ sở đó, từng GV sẽ ký hợp đồng trách nhiệm với Hiệu trưởng với chỉ tiêu mà cả 2 bên cùng thống nhất. Trong quá trình thực hiện hợp đồng trách nhiệm, GV thường xuyên báo cáo về diễn biến thực hiện, các biện pháp tiến hành... đồng thời Hiệu trưởng cũng thường xuyên kiểm tra, thông báo kết quả giảng dạy của GV và kiểm tra chất lượng việc học tập của HS thống nhất, tập trung trong toàn khối; qua đó, kịp thời góp ý, uốn nắn những thiếu sót của GV nảy sinh trong q-trình thực hiện. Phương thức này

hồn tồn khác với phương thức khốn chất lượng vốn rất nhẹ nhàng cho Hiệu trưởng nhưng khơng thật hiệu quả vì thiếu sự kiểm tra, đơn đốc mà chủ yếu dựa vào việc xem xét kết quả giảng dạy cuối năm của GV.

Nhận xét về phương thức hợp đồng trách nhiệm, các Hiệu trưởng khi được hỏi đã cho rằng phương thức này đã gợi được ý thức trách nhiệm của GV mà khơng rơi vào tình trạng gị bó, căng thẳng; GV có phần thoải mái hơn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của Hiệu trưởng khi sử dụng phương thức này là GV thường rất chặt chẽ khi chấm các bài kiểm tra của HS đầu năm học nhằm xác định trình độ ban đầu của HS làm sao cho càng thấp càng tốt để từ đó, địi hỏi chi tiêu phấn đấu khi hợp đồng trách nhiệm với Hiệu trưởng sẽ khơng cao.

Nhìn vào kết quả xếp loại về học lực cuối năm và nhất là kết quả thi TN. THPT của một số trường THPTDL ở Đồng Nai trong một số năm học qua, điều đáng ghi nhận là tuy đây chưa phải là những căn cứ chủ yếu và duy nhất để đánh giá chất lượng dạy-học, nhưng phải thừa nhận rằng ở phần lớn các trường này đã có tiến bộ về chất lượng dạy và học.

Nhìn vào các Bảng 9 và 10, điều dễ nhận thấy là tỷ lệ chung của HS THPTDL đỗ TN. THPT năm sau cao hơn năm trước và chênh lệch không nhiều với HS THPT trong toàn Tỉnh; đến năm học 2001 - 2002 thì các trường THPTDL đã vượt lên trước, cao hơn tỷ lệ chung tồn Tỉnh là 2,89% ; trong đó cao hơn tỷ lệ chung các trường THPTCL là 1,01% và các trường THPTBC là 9,14%. So sánh với các trường THPT thuộc hệ công lập và bán công trong cùng địa bàn khu vực trong 2 năm học 2000 - 2001 và 2001 - 2002, vượt trội vẫn là trường THPTDL Văn Hiến thuộc H. Long Khánh luôn đạt tỷ lệ cao hơn tỷ lệ chung các trường THPT trong Huyện. Các trường THPTDL Lê Quy Đơn, Nguyễn Khuyến thuộc TP. Biên Hịa và trường THPTDL Nguyễn Huệ thuộc H. Long Khánh thường có tỷ lệ TN. THPT xấp xỉ tỷ lệ chung các trường THPT trong khu vực. Kết quả này có ý nghĩa rất lớn và thật đáng trân trọng đối với các trướng THPTDL vì thường đầu vào ở các trường THPTDL rất thấp do phải "chiêu sinh vét"; Hiệu trưởng các trường này đã phải rất vất vả, linh hoạt, nhiệt tình, sáng tạo... mới có thể đem lại kết quả đáng phấn khởi trên.

Tìm hiểu về những biện pháp mà Hiệu trưởng các trường có thành tích trên đã thực hiện cho thấy kết quả là :

Biện pháp chung các trường đều thực hiện là tăng tiết, tăng buổi; chọn những GV có trình độ chun mơn và khả năng sư phạm tốt, có kinh nghiệm, có uy tín và có khả năng nghề nghiệp; chú trọng phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS; xây dựng nền nếp dạy tốt - học tốt ở đơn vị. Ngay từ khi HS mới vào học lớp đầu cấp, phần lớn các trường này đều tổ chức khảo sát chất lượng nhằm phân loại được các đối tượng HS theo từng đơn vị lớp để có biện pháp giáo dục sát với từng đối tượng; tăng ơn luyện, kiểm tra HS. Có trường tổ chức kiểm tra tập trung đến 4 học kỳ / năm học. Biện pháp miễn giảm học phí, cấp học bổng, tuyên dương trước toàn trường cho những HS xếp loại giỏi từng học kỳ, cả năm hoặc đạt HS giỏi từng bộ môn cấp Tỉnh cũng được một số trường áp dụng ( THPTDL Nguyễn Khuyến, Văn Hiến, Lê Quy Đôn ) để khơi dậy phong trào học tập ở HS.

Tìm hiểu sâu về công tác quản lý quá trình dạy học của Hiệu trưởng trường THPTDL Nguyễn Khuyến (TP. Biên Hịa), một trong những điển hình về phong trào dạy tốt - học tốt ở các trường ngồi cơng lập ở Đồng Nai, điều ghi nhận được là nhà trường đã xác định hoạt động giảng dạy là khâu quyết định để nâng cao chất lượng học tập cho HS. Vì vậy từ khâu tuyển chọn GV đến phương pháp giảng dạy, chương trình, ơn luyện - kiểm tra được nhà trường luôn quan tâm và theo sát. Chủ trương của trường THPTDL Nguyễn Khuyến khi tuyển chọn GV là mời những GV khơng cần có học vị cao mà là những người thật sự nhiệt tình, tận tâm, cảm thơng học trị và sát đối tượng, dạy học phải nắm thật vững chương trình giảng dạy và có kinh nghiệm trong việc ôn - luyện cho HS. về phương pháp dạy học, trường xác định đối tượng HS nhìn chung yếu và thường thiếu tự giác học, nên ngoài các phương pháp dạy học như nêu vấn đề, phát huy tính tích cực cho HS thì cịn cần phải thường xun thực hiện quy trình học - ơn -giảng - luyện - kiểm tra, phải ln kiên trì, qua mỗi phẫn học phải chốt ngay kiến thức cơ bản giúp các em dễ nhớ và dễ hệ thống hóa kiến thức đã học. Hiệu trưởng yêu cầu mỗi GV ( nhất là GV thỉnh

giảng ) phải soạn bộ giáo án riêng cho đối tượng HS của trường, trong đó việc cung cấp kiến thức , mở rộng kiến thức, phương pháp giảng dạy phải mang tính đặc thù dành cho HS trường dân lập. Qua mỗi chương, mỗi phần, GV sẽ cung cấp cho HS các câu hỏi, đề cương và yêu cầu HS soạn, sau đó GV sửa bài trên lớp và HS phải bám vào các câu hỏi mà học vì đây là những câu hỏi xốy sâu vào những kiến thức cơ bản nhất. Kết thúc mỗi đợt soạn và học theo đề cương, câu hỏi là những lần kiểm tra. Ngoài việc kiểm tra 15 phút và Ì tiết theo phân phối chương trình, trường cịn tổ chức thêm các đợt kiểm tra tập trung. Tổng hợp lại : khối 12 là 7 đợt / năm học ( bao gồm cả kiểm tra học kỳ); khối li là 5 đợt / năm học và khối ĨO là 4 đợt / năm học. Các lần kiểm tra tập trung đều được tổ chức như thi tốt nghiệp nhằm giúp HS, nhất là HS khối 12 làm quen với khơng khí thi cử , giúp đánh giá tương đối chính xác trình độ, năng lực của từng HS; đồng thời qua kiểm ưa, Hiệu trưởng có thể nắm bắt được trình độ, năng lực giảng dạy của GV, giúp GV điều chỉnh phương pháp ôn - luyện cho HS.

Việc tăng thời lượng học cho HS được nhà trường rất quan tâm. Đối với lớp 12, chương trình chính khóa được học bắt đầu từ tháng 7 đến hết tháng 3 năm sau (trước Ì tháng so với quy định về biên chế năm học của Bộ GD-ĐT ); tháng 4 + 5 dành cho việc ôn thi các mơn thi tốt nghiệp; ngồi ra các em còn học bán trú khác buổi ( 3 buổi / tuần cho 6 mơn : Văn, Tốn, Lý, Hố, Sinh, Anh văn). Lớp 11 học từ tháng 7 đến tháng 5 năm sau và học bán trú 2 buổi / tuần cho 6 mơn . Lớp 10 ngồi việc học đúng theo biên chế năm học còn học thêm 2 buổi bán trú / tuần cho 4 môn : Văn, Tốn, Lý, Anh văn.

Ngồi ra, trường còn áp dụng biện pháp "quản lý riêng" đối với những HS không thuộc bài, làm bài hoặc nghỉ học không lý do. Nếu HS khơng thuộc bài trong buổi học thì cuối buổi học phải ở lại để học cho đến khi thuộc bài. Nếu trong tuần khơng thuộc bài 2 lần thì ngày chủ nhật phải đến trường để học bài có sự kiểm tra, giám sát của Quản sinh và GV phụ trách.

Tuy nhiên, số lượng các trường có thành tích như THPTDL Nguyễn Khuyến khơng nhiều. Một thực tế luôn làm cho Hiệu trưởng các trường thuộc

hệ dân lập nói chung, trường THPTDL ở Đồng Nai nói riêng băn khoăn, lo lắng là phải nhận đầu vào thấp nhưng yêu cầu của đầu ra không được thấp. Chỉ riêng 2 trường THPTDL Ngọc Lâm (H. Tân Phú) và THPTDL Đức Trí (TP. Biên Hịa) là tỷ lệ cịn thấp. Trong đó, có năm học trường THPTDL Đức Trí chỉ đạt 35,03% (năm học 2000 - 2001). Dựa vào kết quả học tập ở các trường THPTDL ở Đồng

Nai các năm học 2000 - 2001 và 2001 - 2002, tỷ lệ HS yếu, kém về học lực các trường này còn cao ( năm học 2000 - 2001 là 20,03% và năm học 2001 - 2002 là

Dù việc đánh giá xếp loại học lực chưa thể có sự thống nhất, cơng bằng giữa các trường; trường này thì GV cho điểm nghiêm ngặt, trường khác thì ngược lại, GV có phần rộng tay, dễ dãi... nhưng việc số HS yếu kém còn tồn tại

nhiều ở trường THPTDL là một thực tế hiển nhiên. Năm học 2000 - 200leo 4/10 trường có tỷ lệ HS yếu, kém về học lực trên 20% (THPTDL Nguyễn Khuyên : 37,02%; THPTDL Văn Lang : 27,44%; THPTDL Hồng Bàng : 31,34%; THPTDL Bùi Thị Xuân : 23,01% ). Đến năm học 2001 - 2002, tuy tỷ lệ này có được cải thiện nhưng số các trường có tỷ lệ HS yếu kém trên 15% cịn nhiều (THPTDL Văn Lang : 18,8%; THPTDL Hồng Bàng : 16,52%; THPTDL Văn Hiến : 16,52%; THPTDL Ngọc Lâm: 16,48%; THPTDL Bùi Thị Xuân : 22,06%). Kết quả khảo sát ở một số lớp 10 trường THPTDL Nguyễn Khuyên cho thấy : có HS trả lời là tổng 4 góc của Ì tứ giác bằng 60°; chưa khẳng định được thủ đô của nước Việt Nam là Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh; Khơng ít HS khơng biết vận dụng lý thuyết vào giải một bài toán ( tư duy toán học, khả năng tính tốn rất yếu ...). Có đến 76% HS không biết làm dàn ý bài tập làm văn; 11,36% HS không bao giờ đọc sách ngoài sách giáo khoá học tại trường...

Sau khi tổng hợp những ý kiến, những phiếu điều tra và qua khảo sát, có thể rút ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số HS yếu kém về học lực như sau :

+ Về phía học sinh :

* Do HS lười học. Thể hiện ở chỗ vào lớp không tập trung nghe giảng, không ghi chép bài, lười suy nghĩ; về nhà không học bài, làm bài tập. Kết quả điều tra HS đầu cấp ( lớp lo ) ở các trường THPTDL Nguyễn Khuyên và Ngọc Lâm : có tới 42% HS khơng có góc học tập ở nhà; 35% HS cho biết khơng được cha mẹ quản lý thời gian học tập ở nhà. Tinh trạng lười học còn thể hiện ở việc không quan tâm đến việc chuẩn bị chu đáo cho việc học : 58% HS khơng có đủ sách giáo khố; 11% HS khơng có cặp sách ( chỉ cầm vài cuốn tập, cuộn lại cho vào túi khi đến trường và từ trường về nhà ); 38% HS không đủ các loại vở ghi và đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV bộ mơn.

Khơng có phương pháp học tập đúng .Thể hiện ở việc HS thụ động trong học tập. Trong giờ học chỉ biết ngồi nghe GV giảng và ghi chép cả những điều mình chưa hiểu, ít có khả năng tự học. Tinh trạng bị hổng kiến thức cơ bản ở

lớp dưới cũng phần nào xuất phát từ nguyên nhân này.

Khơng xác định được mục đích học tập .Là ngun nhân rất quan trọng dẫn đến việc học yếu. Theo điều tra có 5,3% HS không biết học để làm gì; 6,2% HS trả lời đi học là do cha mẹ bắt buộc.

Ngồi ra cịn có những ngun nhân do sức khỏe, do những thay đổi về tâm lý, tình cảm ... cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS. + về phía nhà trường:

Hiệu trưởng nào cũng mong tuyển dụng được đội ngũ GV giỏi nhưng nhiều khi phải lâm vào tình trạng "lực bất tịng tâm". Tại các vùng nơng thơn như H.Tân Phú (Trường THPTDL Ngọc Lâm),H. Xuân Lộc (THPTDL Hồng Bàng)... tình trạng khan hiếm GV là phổ biến nên đội ngũ GV phải dạy nhiều tiết, khơng ít GV trong số đó chưa đạt chuẩn về trình độ, khơng có nghiệp vụ sư phạm. Trong khi đó đội ngũ GV thỉnh giảng vốn được xem là chủ lực ở nhiều trường THPTDL lại xem việc dạy ở trường dân lập chỉ là "kiếm thêm", thậm chí có người cịn có tư tưởng là trường họ cần mình, mình dạy chẳng qua vì tình cảm, muốn giúp đỡ họ nên việc đầu tư cho giảng dạy không nhiều, không chú ý đến đối tượng HS ở trường dân lập để có phương pháp dạy phù hợp.

Hiệu trưởng ở một số trường THPTDL bố trí số HS/ lớp q đơng. Thống kê sĩ số HS/ lớp trong năm học 2001 - 2002 tại 10 trường THPTDL ở Đồng Nai cho thấy có đến 5 trường có sĩ số thường từ 60 HS/ lớp trở lên : Khối 10 của các trường THPTDL Đức Trí, Nguyễn Huệ, Trần Quốc Tuấn đều>= 60 HS/ lớp ; Tại THPTDL Bùi Thị Xuân và THPTDL Văn Hiến : cả 3 khối lo, 11, 12 đều trên 60 HS/ lớp. Với sĩ số HS/ lớp q đơng như vậy thì chất lượng học tập khó thể đạt cao được là điều dễ hiểu.

* Việc dạy chay ( khơng có đồ dùng dạy học, khơng có đồ thí nghiệm, thiết bị, thư viện ...) vốn đang là tình trạng phổ biến ở khơng ít trường THPTDL ở Đồng Nai cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng dạy - học đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 67 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)