Quá trình hình thành và phát triển trường THPTDL ở Đồng Nai 1 Hoàn c ảnh ra đời và quy mô phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 40 - 46)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPTDL Ở TỈNH ĐỒNG NAI.

3.2 Quá trình hình thành và phát triển trường THPTDL ở Đồng Nai 1 Hoàn c ảnh ra đời và quy mô phát triển.

Có thể nói Đồng Nai là một trong số ít các địa phương đi đầu về việc triển khai mơ hình giáo dục ngồi cơng lập ở bậc học phổ thơng, trong đó có mơ hình giáo dục dân lập ở bậc THPT.

Từ những năm giữa thập kỷ 80, trong các trường THPT công lập ở Đồng Nai đã xuất hiện các lớp khơng chính quy (hệ B) thu nhận số học sinh không đạt điểm chuẩn vào hệ chính quy ( cịn gọi là hệ A hay hệ quốc lập) nhưng có nhu cầu và có điều kiện học tập. số học sinh hệ B được hưởng mọi quyền lợi

như học sinh hệ A, chỉ khác là phải đóng học phí cao hơn học sinh hệ A.

Năm 1989, trường THPTDL Văn Hiến thuộc Huyện Long Khánh, trường THPTDL đầu tiên ở Đồng Nai được hình thành và chính thức đi vào hoạt động với quy mơ 8 lớp / 400 học sinh bao gồm cả cấp 2,3. Kể từ đó đến nay, trải qua hơn mười năm, tính đến thời điểm năm học 2001-2002, tồn Tỉnh đã có 10 trường THPTDL (trong đó có 2 trường gồm cả cấp 2,3) với tổng số 210 lớp/ 11.969 học sinh. Điều đáng nói là nếu ở những năm đầu thập kỷ 90 hệ thống các trường THPT bán công phát triển mạnh ( đến năm học 1996-1997 tồn tỉnh có 8 trường) thì đến năm học 2001-2002 chỉ cịn lại 7 trường THPT bán cơng ( giảm Ì trường do chuyển sang loại hình trường cơng lập); và trong hướng tới ở Đồng Nai, Ngành GD-ĐT chủ trương chỉ đi vào củng cố các trường bán cơng hiện có chứ khơng phát triển thêm [1]. Trong khi đó, với các trường THPTDL thì tình hình khác hẳn: Sau khi trường THPTDL Văn Hiến được thành lập năm 1989, mãi đến năm 1996 mới có trường THPTDL thứ hai ra đời ( THPTDL Ngọc Lâm thuộc Huyện Tân Phú ). Từ sau năm 1996, mỗi năm đều tăng từ Ì đến 2 trường (năm học 1997-1998 tăng 2 trường đều ở thành phố Biên Hòa: THPTDL Đức Trí và THPTDL Nguyễn Khuyến; năm học 1998-1999 tăng 1 trường ở TP. Biên Hòa : THPTDL Lê Quy Đôn; năm học 1999-2000 tăng 1trường ở TP. Biên Hòa : PT cấp 2,3 DL Bùi Thị Xuân; riêng trong năm học 2000-2001 tăng 4 trường : 2 trường THPTDL ở Huyện Thống Nhất ( THPTDL Trần Quốc Tuấn và THPTDL Văn Lang); Ì trường ở Huyện Long Khánh ( THPTDL Nguyễn Huệ) và Ì trường ở Huyện Xuân Lộc (THPTDL Hồng Bàng) . Dự kiến trong năm học 2002-2003 sẽ hình thành thêm 1 trường THPTDL ở Huyện Long Khánh : THPTDL Trương Vĩnh Ký. Từ thực tế trên cho thấy xu thế phát triển loại hình trường THPTDL ở Đồng Nai là đáng ghi nhận. So sánh sự phát triển về tình hình trường, lớp, học sinh bậc THPT ở Đồng Nai năm học 2001 - 2002, ta thấy như sau :

Mặc dù hệ thống các trường THPT ngồi cơng lập đã phát triển mạnh (chiếm 17 trên tổng số 42 trường, tỷ lệ 40,5% số trường THPT trong tồn Tỉnh;

ương đó trường THPTDL chiếm 23,8% và số học sinh THPTDL chiếm 17,9% số HS THPT trong toàn Tỉnh ), nhưng ta thây rõ ràng trong sư phát triển có sự mất cân đối giữa các khu vực trong Tỉnh và ngay trong từng đơn vị Huyện, Thành phố cũng có những điều bất hợp lý :

+ Huyện Xuân Lộc và Tân Phú là những huyện vùng sâu, miền núi của Tỉnh, kinh tế kém phát triển lại có trường THPTDL, thậm chí có trường xuất hiện khá sớm ( THPTDL Ngọc Lâm - 1996 ) trong khi các huyện khác như Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch có nền kinh tế tương đối phát triển thì vẫn thuần túy loại hình trường THPT công lập hoặc chỉ phát triển loại hình trường THPT công lập và bán công như H. Long Thành. Điều này dẫn đến tình trạng một số HS ở vùng sâu không thể tiếp tục theo học hết bậc THPT ở trường THPTDL vì khơng thể chịu nổi mức đóng học phí. Trường THPTDL Ngọc Lâm là một ví dụ.

( xem bảng 2 )

+ Tỷ lệ HS các trường THPTDL ở một số huyện, thành phố khơng thật sự phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Ngay như ở TP. Biên Hòa, một vùng kinh tế phát triển rất mạnh với hệ thống các khu cơng nghiệp thì nếu tính cả HS của THPT bán công và dân lập cũng chỉ chiếm tỷ lệ 50,6% (trong đó HS THPTDL chỉ chiếm 23,8% ) trong khi ở H. Long Khánh số HS THPTDL chiếm đến 54% HS THPT tồn huyện.

phát triển ở quy mơ rất nhỏ : 7 lớp/ 318 HS ( Trường THPTDL Văn Lang ); có trường chưa đạt chuẩn về số lớp theo quy chế : Trường THPTDL Đức Trí chỉ có 5 lớp/ 250 HS. Trong khi có trường lại phát triển với quy mô quá lớn như trường THPTDL Văn Hiến : 60 lớp/ 3.694 HS. ( số liệu năm học 2001-2002 ) [1]

+Tỷ lệ HS/ lớp ở các trường THPTDL nhìn chung cịn cao : Có đến 8/10 trường bình qn trên 50 HS/ lớp; trong đó có một sơ' trường biên chế trên 60 HS/ lớp như THPTDL Bùi Thị Xuân, Văn Hiến, Trần Quốc Tuấn. Tinh trạng này ngồi việc vi phạm quy chế cịn ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học khi không đảm bảo sĩ số tối đa HS / lớp theo quy định. ( Đối với bậc THPT : sĩ số tối đa không quá 45 HS / lớp).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 40 - 46)