Xác định đúng loại hình các trường THPTDL ở Đồng Nai hiên nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 101 - 104)

THPTDL Ở ĐỒNG NAI.

4.1.1 Xác định đúng loại hình các trường THPTDL ở Đồng Nai hiên nay.

hiên nay.

Từ thực trạng hoạt động của các trường THPTDL ở Đồng Nai hiện nay, các Hiệu trưởng khá lúng túng khi có nơi thì trường thuộc sở hữu UBND Huyện (Trường THPTDL Văn Hiến); nơi khác thì chưa xác định rõ trường thuộc sở hữu nào, của ai (Trường THPTDL Ngọc Lâm); phần lớn các trường còn lại đều thuộc về một cá nhân hay một số cá nhân bỏ vốn đầu tư rồi mượn một đơn vị đứng tên mở trường trên danh nghĩa cho hợp lệ ( 8 trên tổng số lo trường cịn lại). Nếu căn cứ theo quy chế thì khơng có trường nào thuộc hệ dân lập theo đúng nghĩa nhưng lại phải hoạt động theo đúng quy chế của trường dân lập.

Việc xác định cho đúng loại hình trường cho từng trường trong hệ thống các trường THPTDL ở Đồng Nai hiện nay là cơ sở để Hiệu trưởng có thể thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo đúng quy chế.

Với các trường do một cá nhân hay một số cá nhân bỏ vốn đầu tư như phần lớn các trường THPTDL ở Đồng Nai hiện nạy ( Gồm các trường THPTDL Nguyễn Khun, Lê Quy Đơn, Đức Trí, Bùi Thị Xn ở TP. Biên Hoá; các trường THPTDLTrần Quốc Tuấn, Văn Lang ở H. Thống Nhất; trường THPTDL Nguyễn Huệ ở H. Long Khánh; trường THPTDL Hồng Bàng ở H. Xuân Lộc ) thực chất là trường tư thục, cần hoạt động theo Quy chế đặc thù của trường THPT tư thục. Loại hình trường này khác với trường THPTDL là ở trường THPT tư thục khơng nhất thiết phải có HĐQT; và Hiệu trưởng thay vì

phải chịu trách nhiệm trước HĐQT mượn danh nghĩa (trong đó có cả những người đại diện cho đơn vị đứng tên mở trường trên danh nghĩa) thì chỉ chịu trách nhiệm trước HĐQT gồm những người thực sự bỏ vốn đầu tư hoặc trước cá nhân xây dựng trường. "Đồng tiền liền khúc ruột", những người này một khi đã bỏ vốn ra đầu tư xây dựng trường thì nhất định phải làm mọi cách cho nhà trường đó tồn tại và phát triển; đồng thời nhà trường sẽ bớt được việc chi phí một khoản tiền khơng nhỏ để chi bồi dưỡng cho đơn vị mượn danh nghĩa, dùng số tiền đó để bổ sung vào các hoạt động của trường.

Với trường THPTDL Văn Hiến, do ƯBND Huyện Long Khánh, một đơn vị hành chính của Nhà nước, đầu tư CSVC ban đầu và khi thành lập, Hiệu trưởng nguyên đang là GV trường THPTCL, trong biên chế nhà nước được Ngành GD-ĐT điều động, bổ nhiệm. Theo Quy chế, trường này thực chất là trường bán cơng. Do trường hình thành từ rất sớm (năm 1989), trước khi Quy chế trường phổ thông dân lập năm 1991 được ban hành nên vẫn duy trì là trường dân lập cho đến nay. Là trường bán công nhưng hoạt động theo quy chế của trường dân lập thì với nhà trường có thể có nhiều thuận lợi, nhất là về mặt kinh tế, như có được nguồn thu dồi dào từ tiền đóng học phí của dân lập được phép thu cao hơn trường bán công gấp 1,7 lần trong khi khơng phải chi phí cho việc đầu tư CSVC ban đầu; cơ chế trường dân lập theo kinh nghiệm quản lý của nhiều Hiệu trưởng là có thống hơn so với trường bán cơng... nhưng xét ở góc độ khác sẽ là bất hợp lý khi trường thuộc sở hữu Nhà nước lại thu học phí theo khung của trường dân lập, gây khơng ít khó khăn cho những HS có hồn cảnh khó khăn; và là sự thiếu cơng bằng trong tương quan với các trường bán công, dân lập khác ở Đồng Nai. Với trường này, do nằm ở khu vực kinh tế phát triển của Tỉnh nên Nhà nước đã đến lúc có thể thu hồi vốn đầu tư ban đầu, giao cho tư nhân tiếp tục bỏ vốn đầu tư để chuyển sang loại hình trường THPT tư thục cho đúng Quy chế.

Riêng ở trường THPTDL Ngọc Lâm, do sự hình thành của nó khá đặc biệt: việc MTTQ Huyện đứng tên mở trường chỉ là danh nghĩa, không bỏ vốn đầu tư; một số người tham gia mở trường cũng không bỏ vốn đầu tư mà ban

đầu mượn một số phịng học của cơ sở tơn giáo ( nhà thờ ) và nguồn để đầu tư xây dựng sau này khơng do một tổ chức hoặc cá nhân nào đóng góp mà hồn tồn từ nguồn đóng góp của HS hàng năm, nên việc xác định tài sản nhà trường thuộc sở hữu Nhà nước hay tập thể đến nay cịn chưa thống nhất. Chính từ nguyên nhân này mà đến nay, mặc dù thấy tình cảnh nhà trường cịn thiếu thốn, nghèo nàn về CSVC, một số người muốn tham gia bỏ vốn đầu tư nhưng ngần ngại, băn khoăn không dám tiến hành, làm cho nhà trường đến nay dù ra đời trước nhiều trường THPTDL trong Tỉnh nhưng vẫn là trường có CSVC yếu nhất.

Việc giải quyết về loại hình trường của trường THPTDL Ngọc Lâm có thể thực hiện một trong 2 phương án sau :

* Phương án 1 : Xác định trường thuộc sở hữu của một số người tham gia mở trường, dù không trực tiếp bỏ vốn đầu tư nhưng việc mượn CSVC để mở trường vẫn được xem là một hình thức bỏ vốn đầu tư. Một khi việc xác định này được cơng nhận thì trường phải chuyến sang loại hình trường THPT tư thục và có thể kêu gọi cổ đơng bỏ vốn đầu tư thêm để trường có thể phát triển. Tuy nhiên, phương án này nếu thực hiện sẽ gặp khó khăn vì như thế HS sẽ phải đóng học phí cao trong khi trường nằm trong khu vực miền núi của Tỉnh, đời sống nhân dân tại đây cịn nhiều khó khăn và thực tế trong những năm qua, dù trường này thu học phí ở mức thấp nhất trong các trường THPTDL của Tỉnh nhưng số HS phải nghỉ học vì khơng thể đóng học phí vẫn chiếm số lượng lớn.

* Phương án 2 : Xác định trường thuộc sở hữu nhân dân địa phương (điều này khơng có trong Quy chế trường ngồi cơng lập và cũng khơng thật chính xác khi xem xét hoàn cảnh ra đời của trường, nhưng trong thực tế đang là quan niệm của Ngành GD-ĐT Tỉnh và của nhiều người). Ngành GD-ĐT cần cùng nhà trường tham gia giải quyết theo hướng sau khi ghi nhận công lao và trả công xứng đáng cho những người có cơng tham gia mở trường, chuyển nhà trường sang loại hình trường THPT bán cơng. Với loại hình trường này, Nhà nước sẽ tập trung đầu tư CSVC ban đầu một cách hoàn chỉnh và HS ở vùng này khi đóng học phí theo quy định của trường bán cơng cũng sẽ bớt khó khăn hơn.

Tóm lại, trong số 10 trường THPTDL đang tồn tại ở Đồng Nai hiện nay, để có thể hoạt động đúng theo Quy chế cho phù hợp và cũng là cơ sở để mọi thành viên từ HĐQT, Hiệu trưởng, giáo viên và cả HS có thể thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình, cần chuyển 9 trên tổng số 10 trường sang loại hình trường THPT tư thục. Riêng trường THPTDL Ngọc Lâm nên chuyển sang loại hình trường THPT bán cơng như phương án 2.

4.1.2 Sắp xếp quy hoạch hệ thống các trường THPTDL ở Đồng Nai cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh đồng nai​ (Trang 101 - 104)