4.2.2.Cải tiến công tác quản lý cho phù hớp với loại hình trường THPTDL.
4.2.2.3 Quản lý tài chính và tài sản nhà trường.
Trước hết, cần xác định dù không là người bỏ vốn đầu tư xây trường nhưng Hiệu trưởng là Chủ tài khoản của trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Ngành GD-ĐT và trước HĐQT về cơng tác tài chính của trường. Là Chủ tài khoản, Hiệu trưởng cần cùng với HĐQT xây dựng, củng cố bộ phận tài vụ vững không chỉ về nghiệp vụ mà cả về phẩm chất. sổ sách kế toán phải rõ ràng, đầy đủ, việc thu chi tài chính phải minh bạch, công khai; phải thực hiện đầy đủ các cơng việc : lập dự tốn, quyết tốn để HĐQT phê duyệt; báo cáo định kỳ về tài chính với HĐQT...
Hàng năm, việc lập dự tốn thu chi phải đi đơi với việc lập kế hoạch về các hoạt động của nhà trường. Khi lập dự toán phải căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ năm học; căn cứ vào tình hình thu chi của kỳ trước, có phân tích cụ thể; căn cứ vào các chế độ chính sách hiện hành, các định mức chi được quy định cho loại hình trường THPTDL; căn cứ vào khả năng lao động, CSVC, khả năng thực hiện của nhà trường; căn cứ vào số lớp, SỐHS, SỐCBGVNV của trường...
Điều quan trọng mà Hiệu trưởng phải thực hiện trong cơng tác quản lý tài chính là đề ra được giải pháp để tận thu được học phí vì đây là nguồn thu chủ yếu, quyết định việc duy trì các hoạt động của nhà trường. Để thực hiện tốt công việc này, trước hết Hiệu trưởng bằng nhiều, hình thức như sinh hoạt dưới cờ đơi với HS, nêu các quy định về việc đóng học phí trong Đại hội PHHS hàng năm... để làm sao cho HS và cả cha mẹ HS ý thức được việc đóng học phí là nghĩa vụ bắt buộc , trừ những trường hợp được miễn giảm theo chế độ chính sách. Việc miễn giảm cho những HS có thành tích xuất sắc trong học tập, những HS có hồn cảnh q khó khăn rất nên làm để động viên, khuyến khích hoặc chia sẽ với khó khăn của HS nhưng khơng thực hiện bằng hình thức các em khỏi phải đóng học phí ( dạng miễn ) hoặc chỉ đóng phần nửa tiền còn lại ( dạng giảm 50%) ở bộ phận tài vụ. Hiệu trưởng một mặt yêu cầu các HS này vẫn phải đóng học phí như tất cả các em khác, số tiền được miễn giảm đó sẽ được thực hiện bằng hình thức cấp học bổng được nhà trường trao trước tồn
trường ( đối với những HS có thành tích cao trong học tập ) hoặc thơng qua GV chủ nhiệm trao cho HS có hồn cảnh khó khăn trước lớp. Cách làm này có thể khơng thật giản tiện nhưng sẽ có tác dụng lớn ở một số mặt sau :
+ Tạo được trong suy nghĩ HS việc đóng học phí là nghĩa vụ bắt buộc được áp dụng cho tất cả mọi HS, chỉ trừ những HS thuộc diện chế độ chính sách được miễn giảm theo quy định của Nhà nước.
+ Từ vinh dự của những HS có thành tích cao được trao học bổng trước toàn trường, một mặt thể hiện sự quan tâm và sự trân trọng của nhà trường đối với sự cố gắng học tập, rèn luyện của HS; mặt khác sẽ có sức cổ vũ, động viên những HS khác cố gắng đạt thành tích để trong thời gian tới có được vinh dự nhận học bổng này.
+ Việc trao học bổng cho HS có hồn cảnh khó khăn tại lớp cũng vừa thể hiện sự quan tâm của trường, vừa khơi dậy được ở HS trong lớp ý thức quan tâm đến những người khác có hồn cảnh khó khăn hơn mình...
Để phụ huynh có thể dễ dàng kiểm tra. việc đóng học phí và các khoản của HS, nhà trường cần in PHIÊU ĐÓNG LỆ PHÍ để cấp cho HS, trong phiếu có đầy đủ các ơ đóng học phí từng tháng và các khoản khác. Mỗi lần HS đóng học phí, bộ phận thu sẽ ghi số tiền đóng, ngày đóng, ký tên và đóng dấu vào ơ của tháng.
Với Phiếu này, nhà trường hoặc phụ huynh khi cần kiểm tra có thể thấy tình hình đóng học phí của HS đó suốt từ đầu năm học đến lúc kiểm tra.
( Xem mẫu ở phần Phụ lục 5) Ngồi ra, để có thể tận thu học phí, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa bộ phận tài vụ với GV chủ nhiệm và hệ thống quản sinh. Bộ phận tài vụ chịu trách nhiệm thu, theo dõi tình hình thu, quy định khoảng thời gian thu trong tháng ( đối với trường có quy mơ lớn ), cung cấp danh sách những HS đã quá thời gian quy định nhưng chưa đóng cho quản sinh và GV chủ nhiệm; quản sinh chịu trách nhiệm nhắc nhở, đơn đốc những HS trong số các lớp mình phụ trách; GV chủ nhiệm từng lớp cần tìm hiểu hồn cảnh từng HS, tìm hiểu ngun nhân vì sao HS chưa đóng học phí để tùy vào
từng trường hợp cụ thể, có hướng giải quyết phù hợp.( như liên hệ với PHHS, trao đối với nhà trường vế những trường hợp gia đình HS q khó khăn; xử lý những HS cố tình dây dưa khơng đóng bằng các biện pháp nhắc nhở, cho làm kiểm điểm, thông báo cho gia đình HS, hạ bậc hạnh kiểm...).
Đối với công tác quản lý tài sản nhà trường, dù không là người đầu tư vốn xây trường, không trực tiếp trang bị CSVC, thư viện, thiết bị, đồ dùng dạy học... nhưng khơng có nghĩa là việc đó chỉ để cho HĐQT lo. Hiệu trưởng phải có trách nhiệm chỉ đạo việc bảo quản CSVC, sử dụng có hiệu quả những CSVC hiện có. Trong thời gian sớm nhất có thể, Hiệu trưởng đề xuất với HĐQT tiếp tục đầu tư để hồn thiện dần CSVC, trong đó cần chú trọng việc xây dựng thư viện trường học. Cần xác định thư viện trường học là một trong những CSVC quan trọng của nhà trường, là phương tiện không thể thiếu để phục vụ việc giảng dạy và học tập. [li, tr. 15] Trong việc lập dự toán hàng năm, Hiệu trưởng cần đưa vào dự toán một khoản chi cho việc mua tài liệu tham khảo bổ sung cho thư viện. Ngoài ra, bằng những hình thức khác như phát động phong trào đóng góp sách trong HS để thành lập tủ sách tham khảo, giải trí; phối hợp, quyên góp nơi một số nhà hảo tâm, một số mạnh thường quân để lập quỹ xây dựng thư viện... Tất cả những điều trên chỉ có thể thực hiện được khi cả HĐQT và Hiệu trưởng thấy được vai trò quan trọng và sự cần thiết của CSVC nói chung, thư viện trường học nói riêng trong việc nâng cao chất lượng toàn diện cho HS.